Công chúng tham gia ngày càng nhiều vào nội dung tờ báo.

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 34)

Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự kiện cho báo mà họ còn ghi hình, chụp ảnh và tường thuật sự kiện. Nhiều tờ báo trực tuyến hiện nay còn dành riêng những chuyên mục cho bạn đọc viết như VnExpress với chuyên mục: “Bạn đọc viết”, những lĩnh vực mà bạn đọc tham gia rất rộng, giống như hình ảnh thu nhỏ của tờ báo, với đầy đủ các phần như:

Thế giới, Văn hoá, Thể thao, Kinh doanh, Xã hội, Đời sống. Công chúng tham gia vào nội dung tờ báo của Vnexpress còn được thể hiện dưới các hình thức như: phỏng vấn trực tuyến, các survey điều tra xã hội học để thu hút công chúng tham gia vào những vấn đề thời sự do toà soạn đưa ra.

Trong thảm hoạ sóng thần ở Châu Á tháng 12/2004, nhiều khách du lịch Châu Âu đã viết nhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera. “Không điện, không nước, hệ thống thông tin bị tắc nghẽn, không thể liên lạc với thế giới bên ngoài…” (trích blog của M.Barnett) - với đa phần dân chúng ở New Orleans lúc đó, truyền hình hay Internet đều là một thứ gì rất xa xỉ. Trên lầu 10 của công ty DirectNIC, nhà quản trị mạng Michel Barnett cùng các đồng nghiệp tìm đủ mọi cách để đưa thông tin nóng nhất về tình hình bão lụt trên blog của mình tại địa chỉ: http//mgno.com. Ròng rã một tuần, New Orleans liên tục được biết đến, với những dòng tin, băng, ảnh theo từng phút, từng giờ: Thành phố trong bão lửa, kêu gọi tình nguyện viên…. Dưới mỗi mẩu tin là đường link dẫn tới hàng trăm ý kiến bình luận của độc giả. Nhờ những bloger nhiệt tình và chuyên nghiệp như thế, công chúng toàn thế giới đã được chứng kiến thảm hoạ xảy ra tại New Orleans một cách tường

tận và chi tiết, trong khi đó các tờ báo trực tuyến chỉ còn cách sử dụng lại tin bài của các bloger.

Ngày 7/7/2005 xảy ra vụ đánh bom tàu điện ngầm tại London, theo đề nghị trên trang web của BBC, chỉ sau 24 giờ đã có tới 2 vạn bài viết, 1.000 bức ảnh, 20 đoạn phim video mà quần chúng gửi về nhằm góp sức cho công cuộc điều tra.

Đối với báo chí truyền thống, việc xây dựng đội ngũ cộng tác viên cho tờ báo là một nhiệm vụ rất quan trọng, bởi lực lượng cộng tác viên là yếu tố quyết định sự đa dạng, phong phú, đổi mới về nội dung, hình thức của tờ báo, góp phần thiết thực có hiệu quả thúc đẩy tờ báo ngày càng phát triển.

Với báo trực tuyến, việc thu hút sự tham gia của công chúng vào nội dung tờ báo còn dễ dàng hơn, không phải mất thời gian gửi tem thư, hoặc gọi điện thoại qua đường dây nóng, chỉ sau một cú nhấp chuột, nội dung các bài viết của công chúng đã được gửi đến một toà soạn một cách chính xác, nhanh chóng, và lượng công chúng này không chỉ giới hạn trong tỉnh, thành phố, trong nước mà cả trên thế giới vì số lượng kiều bào Việt Nam tại các nước rất nhiều, toà soạn có thể ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của họ, sau đó có sự phản hồi nhanh chóng.

Công chúng tham gia vào nội dung tờ báo làm tờ báo thêm phần đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, nhưng tại 3 tờ báo trực tuyến địa phương: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang công chúng hầu như không tham gia vào nội dung của tờ báo trực tuyến. Công chúng không tham gia vào nội dung tờ báo vì hai lí do: chất lượng tin bài cộng tác viên không đáp ứng yêu cầu hoặc toà soạn không chú trọng đến việc thu hút sự quan tâm của công chúng vào tờ báo của mình. Bởi vậy, yếu tố công chúng ở 3 tờ báo này hầu như không được quan tâm.

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 34)