Báo Thái Nguyên Trực tuyến, Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống báo chí địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 45)

tuyến trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ của hệ thống báo chí địa phƣơng.

Cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, trong vài năm trở lại đây, Hệ thống báo chí có những khởi sắc. Tình hình hiện nay đang đặt cho chúng ta nhiều bức xúc về nhiệm vụ của báo chí đối với công cuộc đổi mới đất nước theo hướng ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội.

Khắp 64 tỉnh thành trong cả nước đều có các cơ quan ngôn luận của địa phương. Đặc biệt là sự ra đời của hệ thống báo trực tuyến của các tỉnh đã thực sự trở thành một kênh thông tin đối nội, đối ngoại quan trọng, góp phần tích cực quảng bá mảnh đất, con người địa phương và sự nghiệp đổi mới, phát triển của quê hương.

Một loại hình báo chí mới mẻ được ra đời, là điều đáng mừng cho nền báo chí Việt Nam, song cũng là thách thức đối với các nhà quản lý báo chí địa phương. Trong khi đó báo trực tuyến địa phương còn rất nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ như: Đầu tư về máy móc trang thiết bị ít do phải phụ thuộc vào ngân sách tỉnh, tư duy làm báo in vẫn áp một cách máy móc vào làm báo trực tuyến, thiếu và yếu về đội ngũ cán bộ, phóng viên được đào tạo chuyên môn làm báo trực tuyến...Làm thế nào để tăng số lượng truy cập, hấp dẫn bạn đọc,

Hấp dẫn mà vẫn đúng đường lối của Đảng, mà không dùng đến những thủ thuật giật gân...Đó là những nỗi trăn trở chung của các nhà lãnh đạo báo chí địa phương.

Để giải quyết những khó khăn đó thì cần phải nắm vững đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của tờ báo trực tuyến và mỗi địa phương. Trước khi tìm hiểu chung về đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của báo chí trực tuyến địa phương, chúng tôi xin đưa ra một khái niệm về báo chí trực tuyến địa phương như sau: Báo trực tuyến địa phương là loại hình báo chí trực tuyến sử dụng công nghệ, kỹ thuật mạng Internet để truyền tải nội dung thông tin kinh tế, chính trị, xã hội... của địa phương đó. Báo trực tuyến địa phương thực hiện nhiệm vụ tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, làm cầu nối giữa địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế.

Báo trực tuyến địa phương cũng có những mặt mạnh, mặt yếu rõ ràng so với báo trực tuyến trung ương. Mặt mạnh của báo trực tuyến địa phương là một kênh tuyên truyền thông tin đối ngoại và thông tin các sự kiện lớn trong tỉnh; là tờ báo có lợi thế trong việc quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương; giới thiệu kịp thời các chủ trương, chính sách, việc cải cách thủ tục hành chính của địa phương đến với bạn đọc để thu hút đầu tư; là một cơ sở dữ liệu đa dạng, phong phú về địa phương, về tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của địa phương...Tuy nhiên, báo trực tuyến địa phương cũng phải đối mặt với những khó khăn như: Nguồn lực ít, thông tin hạn chế, đội ngũ cán bộ, phóng viên thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ làm báo trực tuyến...Tận dụng những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, tóm lại, báo chí trực tuyến địa phương phải thoả mãn yêu cầu - đặc điểm sau:

1. Mỗi địa phương chỉ có một tờ báo trực tuyến. Do vậy về mặt chính trị, báo phải thể hiện lập trường, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam,

tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của cấp uỷ Đảng, chính quyền tại địa phương, phản ánh tâm tư nguyện vọng, phong trào hành động cách mạng của nhân dân tại địa phương đó. Cổ vũ tinh thần yêu nước vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Đọc tờ báo trực tuyến địa phương, bạn đọc phải thấy rõ đặc điểm của địa phương đó thể hiện trên trang báo. Chính yếu tố địa phương (các tin tức về địa phương) được phản ánh trên tờ báo trực tuyến tạo nên sự khác biệt giữa tờ báo trực tuyến địa phương và các tờ báo trực tuyến trung ương. Do vậy mỗi tờ báo trực tuyến địa phương cần tăng cường chọn lọc, cập nhật các tin bài địa phương với số lượng lớn trên tờ báo trực tuyến của mình. Đặc điểm của địa phương rất quan trọng đối với sự thành bại của báo chí địa phương. Người làm báo trực tuyến tại địa phương phải nắm rõ đặc điểm về địa lý, truyền thống văn hoá, dân cư, các chủ trương, chính sách quan trọng về kinh tế, xã hội của địa phương...nếu không nắm được những điều cơ bản đó, nhất định tờ báo trực tuyến sẽ đi sai đường lối tuyên truyền của địa phương. Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang là tỉnh trung du miền núi thì công tác tuyên truyền về dân tộc miền núi cần phải chú trọng hơn.

3. Xác định đối tượng bạn đọc: trước hết, những người làm báo trực tuyến địa phương phải biết phân loại bạn đọc. Vì tờ báo trực tuyến địa phương làm nhiệm vụ đối ngoại là chủ yếu, ngay cả sự ra đời của nó đã tạo cơ hội quảng bá về mảnh đất, con người, kinh tế - xã hội, văn hoá...của địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Bạn đọc khi truy cập vào tờ báo trực tuyến mong muốn có được những thông tin đầy đủ nhất về mọi mặt của tỉnh nhà, bởi vậy nên tăng cường đưa tin bài tự khai thác trong tỉnh nhà. Nhưng đồng thời, với một số lượng bạn đọc trong tỉnh cũng thường xuyên truy cập vào tờ báo trực tuyến của địa phương, họ cũng có nhu cầu được

thông tin về mọi mặt trong nước và quốc tế, bởi vậy cần cân nhắc, lựa chọn tin bài nổi bật để đưa lại - nhưng với số lượng rất hạn chế.

Đồng chí Lê Khả Phiêu - nguyên Tổng Bí thư của Đảng cộng sản Việt Nam đã từng nói: "Làm báo là làm chính trị" và "Phải đảm bảo cho báo chí đi vào lòng người; không phải ép buộc mà bằng sự thuyết phục, không phải bằng một cách mà bằng nhiều cách". Như vậy, để thấy rõ rằng báo trực tuyến địa phương cần có những cải tiến về nội dung và hình thức để thể hiện hấp dẫn bạn đọc.

2.2 Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang - đối tƣợng phản ánh chính của báo trực tuyến địa

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)