Nội dung thông tin kinh tế xã hội trên báo trực tuyến ba tỉnh miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 58)

TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN BA TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Xét về tổng thể, tờ báo trực tuyến của các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang đã có những cố gắng nhất định để tiếp cận cách làm báo hiện đại. Điều đó dễ nhận thấy ở cách trình bày giao diện khá thân thiện và bắt mắt, màu sắc khá hài hoà, cố gắng sử dụng các yếu tố của truyền thông đa phương tiện... Thông tin tương đối toàn diện, bao quát về các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát triển kinh tế địa phương, nhằm phản ánh trung thực những thành tựu kinh tế, xã hội của tỉnh nhà..

Tuy nhiên, cả 3 tờ báo trực tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang, hệ thống báo trực tuyến vẫn đang được vận hành bên cạnh báo giấy đang phát hành, nội dung thông tin chủ yếu được kết xuất từ nội dung thông tin của báo giấy đa phần chưa được biên tập lại cho phù hợp với văn phong của báo trực tuyến. Đại đa số các phóng viên báo trực tuyến đều chuyển từ báo in sang do vậy còn thiếu về chuyên môn, nghiệp vụ làm báo trực tuyến...Đó là những thách thức với việc nâng cao chất lượng nội dung, hình thức của báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc.

3.1 Nội dung thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến ba tỉnh miền núi phía Bắc núi phía Bắc

Từ tờ báo trực tuyến đầu tiên của các tỉnh miền phía Bắc, Thái Nguyên Trực tuyến chính thức hoà mạng toàn cầu tháng 3/2004 đến sự ra đời tiếp theo của báo trực tuyến Bắc Kạn, Hà Giang. Những tờ báo trực tuyến này đã có

những đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, các tờ báo trực tuyến đã chuyển tải nhanh chóng những chủ trương, đường lối chính sách về kinh tế - xã hội của tỉnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế một cách rộng rãi, góp phần đưa hình ảnh, nét đẹp văn hoá các tộc người đến với đông đảo bạn đọc...Đồng thời, những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương đều được tờ báo trực tuyến đề cập, phản ánh. Đó chính là những nhiệm vụ, kế hoạch trước mắt và cấp bách như:"Bắc Kạn - tiềm năng và triển vọng hợp tác đầu tư" (BKTT, 20/3/2006); "Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân" (BKTT,1/8/2006); "Phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở Bắc Kạn" (BKTT, 9/11/2007); "Hà Giang phát huy nội lực, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội" (HGĐT, 30/7/2006); "Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất" (TNTT, 15/10/2007)...

Đối với đồng bào miền núi, khó khăn về vật chất còn là nỗi ám ảnh triền miên. Làm sao để đồng bào có đủ "Cơm ăn, áo mặc", mới là điều quan trọng. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN) vì người nghèo, từng bước ổn định cuộc sống bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu và trở thành chương trình rộng khắp ở Bắc Kạn, Hà Giang (tỉ lệ hộ nghèo ở hai tỉnh này còn cao, chiếm trên 50%) Bởi vậy, mục tiêu XĐGN là nhiệm vụ của toàn tỉnh. Đề cập đến vấn đề chăm lo cho đồng bào vùng sâu vùng xa, tác giả Liêu Bảy đã có tin "Xoá thêm 23 nhà tạm cho hộ nghèo không thuộc đối tượng được hưởng chính sách" (BKTT, 26/12/2005). Các cấp, các ngành cùng chung tay, góp sức để từng bước xoá được đói, giảm được nghèo cho các hội viên của mình. Bài "Vai trò của Hội nông dân các cấp trong công tác xoá đói giảm nghèo" (BKĐT, 16/10/2006) cho thấy vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của Hội nông dân các cấp trong công tác XĐGN cho hội viên của mình là rất quan trọng. Cùng với Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên tìm mọi giải pháp giúp hội

viên, đoàn viên của mình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu một cách chính đáng. Đó là "Đẩy mạnh chương trình giúp phụ nữ nghèo ở Pác Nặm phát triển kinh tế" (BKĐT, 18/10/2006); "Điểm tựa cho phụ nữ vùng cao Hà Giang vươn lên" (HGĐT, 19/10/2007); "Bạch Thông: Hiệu quả từ nguồn vốn cho thanh niên vay phát triển kinh tế" (BKĐT, 17/10/2006)...

Với lợi thế về diện tích đất đồi rộng, nguồn thức ăn xanh tự nhiên và sản phẩm phụ của sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc là một trong những đề án lớn đang được hai tỉnh Bắc Kạn và Hà Giang thực hiện. Tính đến thời điểm này, đề án phát triển chăn nuôi trâu, bò giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Bắc Kạn đang được nhân dân ủng hộ và đã hình thành các chợ buôn bán gia súc. Bài "Ghi ở chợ bò Nghiên Loan" (BKĐT, 24/1/2007) là một trong những ví dụ minh chứng. Bài báo đã khẳng định lại chủ trương đúng đắn của tỉnh Bắc Kạn về phát triển chăn nuôi đại gia súc "...Đối với một tỉnh nghèo như Bắc Kạn thì trồng trọt và chăn nuôi được xác định là ngành kinh tế chủ lực. Trong đó, phát triển chăn nuôi đại gia súc không những giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát đói giảm nghèo mà còn có thể vươn lên làm giàu". Với huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đến thời điểm này đã "Thực hiện tốt chương trình trồng cỏ, phát triển chăn nuôi" (HGĐT, 2/11/2007), tác giả bài báo cũng khẳng định hiệu quả của chủ trương,

chính sách đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh nói chung và Xín Mần nói riêng, đang được đông đảo bà con nhiệt tình hưởng ứng "Việc thực hiện tốt chương trình trồng cỏ, phát triển chăn nuôi và cho vay hộ nghèo không những góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống 6,5-8%/năm, đồng thời nâng tỷ lệ hộ khá, giàu lên đáng kể".

Nếu ở Bắc Kạn, Hà Giang đang khởi động những đề án lớn về nông nghiệp nhằm tận dụng lợi thế về đồi cỏ, nguồn thức ăn dồi dào cho gia súc... thì tại thành phố Thái Nguyên, việc tuyên truyền về những dự án lớn về sản

xuất công nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thái Nguyên Trực tuyến, đó là "Công ty Gang thép Thái Nguyên: Dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 đánh dấu bước phát triển nâng cao năng lực sản xuất".(TNTT, 26/9/2007). Tiếp tục khẳng định những thành công trong ngành công nghiệp, tác giả Ngọc Sơn đưa tin "Nhà máy cán thép Lưu Xá: Giá trị tổng sản lượng vượt 17% kế hoạch" (TNTT, 18/12/2007)...

Tiếp sau chương trình 135 về phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu vùng xa, trong những năm trở lại đây, đồng bào miền núi còn cảm thấy Đảng, Nhà nước trở nên gần gũi hơn nhờ chương trình 134 về hỗ trợ cho hộ đồng dân tộc thiểu số khó khăn. Chương trình 134 không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng mà còn chứa đựng tính nhân dân sâu sắc, phát huy được bản sắc tốt đẹp của dân tộc "Lá lành đùm lá rách", góp phần đưa đời sống của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát khỏi khó khăn. Vậy thực tế, chương trình được áp dụng ở địa phương ra sao: " Sau hơn một năm thực hiện Chương trình 134 (CT 134) hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, Bắc Kạn đã có trên 3000 hộ (55,2%) thoát cảnh nhà tạm bợ tre nứa dột nát; hơn 2000 hộ (17%) được dùng nước sạch; hỗ trợ 48,6 ha (36,7%) đất sản xuất cho 678 hộ." ( BKTT, 8/6/2006) Còn ở Hà Giang, chương trình 134 được đánh giá là "Chương trình của sức mạnh từ cộng đồng" (HGTT, 17/4/2007). Ngoài ra các bài: "Chương trình 134 tại Ba Bể: Niềm vui đến với hộ nghèo" (BKTT, 22/6/2006); "Nhờ 134, người dân có nhà mới, có bể nước lại biết thêm nghề xây" (HGTT, 26/12/2007); "Đề nghị chính sách hỗ trợ già làng, trưởng bản tham gia Chương trình 134" (TNTT, 14/12/2007)...Đều là những tin, bài phản ánh thông tin về thành tựu đạt được đối với chương trình 134. Sở dĩ chương trình này mang nhiều hiệu quả thiết thực cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số là do sự đầu tư đúng chỗ và hợp lý, hơn nữa đây là chương trình "Do dân và vì dân" nhất là đối với những hộ dân

nghèo, nên xã và nhân dân được cùng tham gia, giám sát, thực hiện. Thông qua một kênh thông tin "Giám sát","Tuyên truyền" nữa là báo trực tuyến nên càng tăng động lực, thúc đẩy thành công cho chương trình.

Khi bàn về báo chí kiểu mới, Lênin cũng cho rằng nên thường xuyên "Dùng những tấm gương cụ thể, sinh động lấy trong mọi lĩnh vực để giáo dục quần chúng". Thực tiễn cách mạng và hoạt động báo chí ở nước ta và nhiều nước khác đã chứng tỏ tác dụng tích cực của mảng báo chí cách mạng khi viết về điển hình. Cùng với tờ báo in, những gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện các chính sách dân tộc và miền núi ở địa phương xuất hiện ngày một nhiều trên các trang báo trực tuyến ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Một số bài như: "Bắc Kạn: giàu lên từ con nhím" (BKTT, 21/4/2007); "Ông trưởng thôn Lũng Tao làm kinh tế giỏi" (HGTT, 20/2/2007); "Gia đình ông Phàn Giào Châu làm kinh tế giỏi", "Tẩn Phù Phúc làm giàu trên quê đá" (HGTT, 28/5/2007)....đều mang nội dung thông tin thiết thực, phản ánh kịp thời những thành tựu mà một số gia đình miền núi đã làm được. Bài phản ánh: "Sư phụ của nghề ươm, chiết, trồng cây ăn quả" (TNTT, 27/8/2007) đã khẳng định: "Đó là ông Vũ Ngọc Nhân, xóm Đá Gân, xã Đồng Liên (Phú Bình). Mỗi năm ông bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 1 vạn cây giống các loại, riêng táo là 5.000 cây. Từ nguồn này, mỗi năm cho thu nhập khoảng 30 triệu đồng". Đó là những con người bình dị, nhưng luôn sống hết mình cho sự nghiệp phát triển miền núi, vươn lên làm giàu từ chính mảnh đất mà bao đời nay họ đã sống và gắn bó cùng cái đói, cái nghèo. Báo chí lại càng không thể quên họ, những con người, những điển hình tiên tiến, những người lao động thật thà, chất phác nhưng cũng rất dũng cảm và đáng biểu dương khi họ thoát đói nghèo vì sự tiến bộ của miền núi và các dân tộc.

Thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội, những năm qua đi đôi với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, đời sống mọi mặt của nhân dân các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, của người dân các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang nói riêng, bước đầu đã được cải thiện nâng cao một cách toàn diện. Đói nghèo từng bước được thu hẹp, người già, trẻ nhỏ, người có bệnh, và người neo đơn có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc. Nhân dân các dân tộc trong tỉnh luôn luôn đề cao và phát huy nghĩa cử nhân đạo “Lá lành đùm lá rách” giúp nhau vượt qua các cơn hoạn nạn…Hệ thống giáo dục được mở rộng bảo đảm cho tất cả mọi người đều được học tập nâng cao và mở mang trí tuệ…Đời sống văn hoá, tinh thần phát triển không ngừng đem lại cho người dân nhiều giá trị mới…

Những thành tựu về đời sống xã hội của nhân dân các dân tộc miền núi đã được các tờ báo trực tuyến của các tỉnh thông tin một cách khá toàn diện và chính xác. Đó là: "Ngành y tế Bắc Kạn với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân " (BKTT, 21/12/2006), "Chợ Mới: Điển hình trong phong trào không sinh con thứ ba" (BKTT, 20/7/2006); "Điện về bản vùng cao" (HGTT, 26/11/2007), "Biểu dương già làng, trưởng bản người dân tộc thiểu số, người công giáo tiêu biểu" (TNTT, 6/11/2007), "Huyện Xín Mần đạt chuẩn quốc gia về Phổ cập Giáo dục THCS" (HGTT, 22/11/2007)...

Với Bắc Kạn, một tỉnh miền núi còn khó khăn thì việc hưởng thụ những thành quả của xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế. Tỉnh Bắc Kạn có số dân 300.000 người, trong khi đó số người đến khám chữa bệnh một năm chỉ có trên 12.000 người (trên 3%). Lí do người dân đến các dịch vụ y tế khám bệnh thấp là vì đường sá xa xôi, người dân thì ít tiền, cơ sở vật chất kỹ thuật cho khám, chữa bệnh ở bệnh viện tỉnh cũng còn khó khăn. Khắc phục điều đó đội ngũ các cán bộ y tế các cấp, các ngành trong toàn tỉnh đang từng bước vượt khó đi lên, nâng cao dần chất

lượng khám chữa bệnh nhân dân. Phản ánh nỗ lực này, tác giả Hải Đăng có bài viết ""Ngành y tế Bắc Kạn với sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân " (BKTT, 21/12/2006). Tại 8 huyện, thị trong tỉnh, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân từng bước được nâng cao. Bài "Ghi nhận công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân ở huyện Chợ Mới" (BKTT, 28/8/2007) đã phản ánh khá rõ nét điều này. Với những điều kiện thuận lợi như: "Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn hầu hết các trung tâm Y tế huyện khác trong tỉnh. Hiện trung tâm có 6 khoa, với hơn 30 y, bác sĩ, 50 giường bệnh và các loại máy móc được Bộ Y tế và Bệnh viện 108 hỗ trợ..." Nhờ đó "mạng lưới cộng tác viên y tế thôn bản đã phát tốt vai trò của mình, vận động nhân dân thường xuyên bảo đảm vệ sinh môi trường, ăn chín uống sôi, ngủ màn, tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh cho 16/16 xã, thị trấn ..." .

Thái Nguyên - thành phố núi, đang chuyển mình đi theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI đã khẳng định, tỉnh Thái Nguyên đang "Phát huy cao độ mọi nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự nghiệp đổi mới và phát triển"12

. Cùng với mục tiêu tăng trưởng nhanh về kinh tế "...công tác xã hội được quan tâm đầu tư, từng bước phù hợp với phát triển kinh tế"13 của tỉnh nhà. Đặc biệt trong những năm qua, công tác giáo dục, đào tạo của Thái Nguyên đã và đang phát triển nhanh mạnh cả về loại hình và quy mô, nâng cao dần chất lượng. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra mục tiêu: "Đổi mới, phát triển giáo dục đào tạo". Để góp phần đưa Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống, Thái Nguyên Trực tuyến đã có nhiều bài viết phản ánh về thành tựu của sự nghiệp giáo dục - đào tạo tỉnh nhà. Bài "Từ phong trào diệt giặc dốt đến sự học hôm nay" (TNTT, 22/8/2007) của tác giả

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 58)