Thứ nhất là, xu thế các báo trực tuyến copy bài của nhau, dẫn tới việc tin tức trên các báo na ná giống nhau.

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 28)

tin tức trên các báo na ná giống nhau.

9Quy chế cải chính trên báo chí (ban hành kèm theo Quyết định số 03/2007/QĐ/BVHTT, ngày 7/02/2007 của

Do phải chạy đua thông tin, chạy theo sự kiện, giảm chi phí, nên không một tờ báo trực tuyến nào không sử dụng thông tin khai thác lại. Thông tin khai thác lại chính là những thông tin đã được sử dụng trên các ấn phẩm khác, sau đó lại được các báo trực tuyến sử dụng lại và đăng tải trên trang web của báo mình.

Với những tờ báo trực tuyến là phiên bản, ấn phẩm của một tờ báo in, của các đài phát thanh, truyền hình thì những thông tin khai thác lại, trước tiên là những tác phẩm báo chí đã được đăng, phát trên chính các ấn phẩm báo chí, trên sóng phát thanh, truyền hình của các cơ quan báo chí đó, tiếp đến là những thông tin trên các ấn phẩm báo chí khác mà tờ báo trực tuyến của các cơ quan báo chí đó lấy lại. Hơn 50% tin bài của Thái Nguyên Trực tuyến, Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến khai thác là tin bài khai thác lại của báo khác. Mặc dù cả 3 tờ báo này đều ghi rất rõ nguồn đưa tin, nhưng điều này cũng đồng nghĩa với việc làm cho xu hướng "copy", "paste" của các tờ báo trực tuyến tại Việt Nam hiện nay thêm trầm trọng.

Với những tờ báo trực tuyến hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào cơ quan “mẹ” thì thông tin khai thác lại chính là những thông tin mà các tờ báo này lấy lại từ các ấn phẩm báo chí của các cơ quan báo chí khác. Khi lấy lại thông tin từ các nguồn khác, một yêu cầu bắt buộc về bản quyền đối với các báo trực tuyến là phải ghi rõ nguồn gốc thông tin, nghĩa là nếu tờ báo trực tuyến đó lấy bất cứ một thông tin nào từ một ấn phẩm báo chí khác không phải do mình tự khai thác, thì phải chú thích rõ thông tin đó lấy từ nguồn nào.

Tuy nhiên, việc rất nhiều báo trực tuyến đưa lại thông tin của nhau nhưng qua xử lý bằng những thủ thuật nghiệp vụ, hay còn gọi là “xào” bài, chế biến nó theo cách của tác giả, là rất phổ biến. Đôi khi vì “xào” lại, nhất là

chạy theo các tin “hot” nên việc “tung” lên mạng cả những tin, ảnh chưa được kiểm chứng.

Việc sử dụng quá nhiều tin bài của báo bạn, làm nảy sinh nhiều vấn đề. Trước hết đó là vấn đề bản quyền. Ít có tờ báo nào sử dụng tin bài của báo khác như một nguồn tin rồi kiểm tra thông tin qua một số nguồn khác để viết lại thành một tin riêng của mình như báo chí các nước thường làm. Những tờ báo nghiêm túc nhất thì dẫn nguồn đàng hoàng là theo báo này, báo khác và tôn trọng bản thảo, không can thiệp sửa đổi. Một số báo thì tự tiện sửa tít, biên tập, rút ngắn tin bài, bổ sung một vài thứ, minh hoạ thêm ảnh, và vẫn dẫn nguồn là theo báo khác, trường hợp này có thể chấp nhận được. Có một số trường hợp vi phạm thô bạo bản quyền. Đó là sử dụng tin bài của báo khác, nhưng chế biến thành tin bài của mình mà không hề dẫn nguồn.

So với báo in, các báo trực tuyến ở Việt Nam rất dễ dãi trong việc đăng lại tin, bài của nhau. Thống kê của “baomoi.com” trên 60 trang báo trực tuyến ở Việt Nam từ ngày 8/3/2007 đến 12/6/2007 cho thấy: tổng số bài (cả bài gốc và đăng lại) là 209.291; trong đó bài gốc bị (được) đăng là 22.739; tổng số bài đưang lại là 64.032; tỷ lệ “nhân bản” trung bình của các bài báo là 2,81 lần, bài có kỷ lục đăng lại nhiều nhất là 20 lần. Đó là chưa kể số tin bài ảnh dịch khai thác từ các báo nước ngoài. Đặc biệt việc lạm dụng hình ảnh minh hoạ của báo nước ngoài (và trong nước) là nghiêm trọng và khá phổ biến. Blog (website cá nhân) của một người nước ngoài10 đã viết: "Trên một trang báo của một tờ báo trực tuyến lớn của Việt Nam đăng hơn 10 bài về tình yêu và sinh lý, với đầu đề tiêu biểu như “dạy chàng yêu”, “mồ hôi và sinh lý”… “tất cả những bài trong trang này có một điểm chung rất là - đó là được minh hoạ bởi những tấm ảnh của người da trắng”. Và tác giả tỏ rõ sự bất bình bởi

10Theo blog của Joe Juelle – sinh viên Canada (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội),

người da trắng lại được (phải) đại diện cho văn hoá tình dục của các bài báo trực tuyến của Việt Nam.

Khi hai website tại Việt Nam(www.vietbao.vn và www.thoibao.vn) vi

phạm bản quyền nội dung của liên minh 5 tờ báo, ngay lập tức đã bị Bộ Thông tin - truyền thông đề nghị. Sơ bộ qua công cụ tìm kiếm Google, với 10 trang kết quả tìm kiếm đầu tiên trên khoảng 20 nghìn kết quả, trang vietbao.vn đã lấy ít nhất 942 tin, bài của Báo Lao động, 920 tin, bài của Thanh niên, 933 tin, bài của Tuổi trẻ…

Một tín hiệu đáng mừng, từ đầu năm 2008, lãnh đạo một số tờ báo trực tuyến hàng đầu Việt Nam như Vnexpress, VietNamnet, Dân trí...đã khởi xướng và cam kết không sử dụng tin bài của báo khác nếu không có sự thoả thuận trước. Trên thực tế hiện nay, một số tờ báo trực tuyến lớn đang nỗ lực tự làm hầu hết tin tức thời sự. Đây là một xu hướng mới rất đáng khích lệ bởi các tin tức thời sự khẳng định ưu thế về tốc độ đưa tin tạo nên uy tín của tờ báo, đưa tờ báo đến gần với công chúng hơn.

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 28)