Giải pháp thuê chỗ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet (web hosting) giới hạn về dung lượng lưu trữ nhưng thường được báo trực tuyến của các tỉnh lựa chọn do chi phí phải trả thấp.

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 87)

2, 13 Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII, tháng 1/

H.3.14: Giải pháp thuê chỗ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ Internet (web hosting) giới hạn về dung lượng lưu trữ nhưng thường được báo trực tuyến của các tỉnh lựa chọn do chi phí phải trả thấp.

lượng lưu trữ nhưng thường được báo trực tuyến của các tỉnh lựa chọn do chi phí phải trả thấp.

Nếu như báo trực tuyến nổi trội ở khả năng lưu giữ, tích hợp thông tin làm cho mỗi tờ báo trực tuyến thực sự là một kho dữ liệu phong phú, đa dạng mà các loại hình báo chí khác không thể có được21, thì việc giới hạn về dung lượng lưu trữ dẫn tới giải pháp phải xoá bỏ các tin, bài, video đã cập nhật trước đó của 2 tờ báo Bắc Kạn Trực tuyến, Hà Giang Trực tuyến sẽ làm giảm bớt sức mạnh thông tin của trang báo trực tuyến.

Thái Nguyên Trực tuyến sử dụng đường truyền của Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) và đường truyền này không được ổn định. Anh Lê Hân (Kỹ thuật viên) cho biết: "cho đến nay, bạn truy cập chủ yếu phàn nàn do không xem được một số kênh truyền hình trực tuyến, hoặc thời gian tải về rất chậm...".

* Chưa nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của báo trực tuyến

Các tờ báo trực tuyến địa phương ra đời là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên do lấy báo in là trọng, một số cơ quan báo chí chỉ coi báo trực tuyến là một ấn phẩm phụ, được lập ra để theo kịp với xu thế phát triển chung của báo chí, khuyếch trương thanh thế của tờ báo in cũng như thu hút thêm một bộ phận độc giả, đặc biệt là độc giả ở nước ngoài biết đến tờ báo in. Chính vì vậy, họ chỉ chú trọng cập nhật các thông tin từ báo in, ngoài ra có khai thác được các thông tin mới để cạnh tranh với các tờ báo trực tuyến khác hay không chưa phải là quan trọng.

Việc chưa nhận thức hết vị trí, tầm quan trọng của báo trực tuyến của báo trực tuyến nên dẫn đến việc "tổ chức bộ máy, quản lý toà soạn chưa được quan tâm đúng mức; việc bảo vệ an toàn và an ninh mạng còn bất cập; trình độ kỹ thuật, cơ sở vật chất và trang thiết bị còn hạn chế"22

. Nhận xét trên hoàn toàn chính xác. Trong khi các báo trực tuyến lớn như: Vnexpress, VietNamnet...hoạt động theo quy chế của Ban biên tập, có tài khoản và con dấu riêng, thì các báo trực tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang đều là một phòng nằm trong Ban biên tập tờ báo in. Các phòng báo trực tuyến các tỉnh này đều thiếu và yếu về nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật để hoạt động.

Tiểu kết

Cùng với các loại hình báo chí truyền thông trong tỉnh, tờ báo trực tuyến của các địa phương đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Điểm qua các bài báo thuộc về mục tiêu nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ổn định đời sống đồng bào chúng ta có thể thấy rằng, thông tin phản ánh nội dung kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi khá đa dạng và phong phú. Nội dung thông tin vừa có tác dụng tuyên truyền, vừa có tác dụng giới thiệu quảng bá rộng rãi tới đông đảo bạn đọc trong nước và quốc tế về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội giúp các chính sách dành cho

miền núi trở nên gần gũi, đạt hiệu quả cao hơn trong công tác tuyên truyền xây dựng kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh.

Tuy nhiên, do chủ trương không phát triển mạnh tờ báo trực tuyến và không định hướng phát triển trên cơ sở tận dụng những thế mạnh của báo trực tuyến địa phương, nên xét về tổng thể nội dung và hình thức thể hiện thông tin kinh tế - xã hội trên 3 tờ báo trực tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang chưa thực sự phong phú, hấp dẫn người đọc.

Về nội dung thông tin trên mặt báo còn xuất hiện nhiều tin bài có chất

lượng thấp, tốc độ đưa tin bài rất chậm, tỉ lệ khai thác lại tin bài của báo khác còn lớn (trên 50%)...

Về mặt hình thức: Chưa phong phú về thể loại, ứng dụng các hình thức

của truyền thông đa phương tiện chưa triệt để; các liên kết (link) nhằm làm phong phú tin bài chưa được sử dụng; ngôn ngữ thiết kế trang chưa thật sự hấp dẫn, màn hình cơ sở thiếu thông tin liên hệ với toà soạn (đường dây nóng, email...) để bạn đọc có thể dễ dàng liên hệ, cung cấp tin bài cho toà soạn, thanh menu chứa măng - sec và lôgô báo thiết kế dày, chiếm diện tích "đất" của trang chủ; màu sắc chưa hài hoà; mắc các lỗi về phương diện ngữ pháp...

Điều này có thể lý giải bởi những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng 3

tờ báo trực tuyến: đội ngũ phóng viên, biên tập viên thiếu kinh nghiệm về

báo trực tuyến; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốt cho việc ứng dụng, phụ thuộc ngân sách của tỉnh; chưa có "chỗ đứng" trong nhận thức của một số nhà quản lý.

KẾT LUẬN

So với lịch sử hình thành và phát triển của các loại hình báo chí khác, báo trực tuyến có tuổi đời khá non trẻ. Tuy nhiên báo trực tuyến với những đặc thù ưu việt của mình, như: nội dung khái quát cao cô đọng, thông tin thời sự cập nhật nhanh, xuất bản phi định kỳ; nổi trội nhờ khả năng tích hợp đa phương tiện; khả năng tìm kiếm, lưu giữ thông tin và là một cơ sở dữ liệu không cùng; tốc độ đưa thông tin cực nhanh... báo trực tuyến đã và đang phát triển ngày một lớn mạnh, phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay. Đồng thời trong quá trình hoạt động, báo trực tuyến dần hình thành nên những xu hướng phát triển mới mẻ, trong đó có cả những xu hướng tích cực lẫn tiêu cực: xu thế các báo trực tuyến copy bài của nhau, dẫn tới việc tin tức trên các báo na ná giống nhau; Internet đã và đang trở thành một kho tài nguyên chung mà các báo trực tuyến có thể sử dụng (từ các nguồn khác nhau); Công chúng tham gia ngày càng nhiều vào nội dung tờ báo; Xu hướng liên minh giữa các báo trực tuyến để sử dụng tin tức.

Hoà nhập với xu thế phát triển của báo chí thế giới và cả nước. Kể từ thời điểm Nhân dân - tờ báo Đảng đầu tiên cho ra đời tờ báo trực tuyến, những năm gần đây báo trực tuyến địa phương (tỉnh, thành phố) đã có bước phát triển nhanh, hầu hết 64 tờ báo Đảng bộ tỉnh, thành phố trong cả nước đã có báo trực tuyến. Báo trực tuyến địa phương ra đời đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, quy mô và chất lượng; cả về nội dung và hình thức. Ðã bám sát tôn chỉ, mục đích, định hướng của Đảng và Nhà nước, tập trung tuyên truyền đường lối chủ trương của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền cho nhiệm vụ chính trị, phản ánh hiện thực phong phú, sinh động; phản ánh kịp thời ý kiến, tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; chú trọng nêu gương “Người tốt, việc tốt”; tham gia tổng kết thực

tiễn, phổ biến kinh nghiệm về các lĩnh vực hoạt động của địa phương ; giáo dục các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc…

Tuy nhiên sự ra đời của báo trực tuyến địa phương cũng là thách thức lớn đối với các nhà quản lý báo chí ở địa phương đó. Trong khi đó báo trực tuyến địa phương còn rất nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ như: Đầu tư về máy móc trang thiết bị ít do phải phụ thuộc vào ngân sách tỉnh, tư duy làm báo in vẫn áp một cách máy móc vào làm báo trực tuyến, thiếu và yếu về đội ngũ cán bộ, phóng viên được đào tạo chuyên môn làm báo trực tuyến...Làm thế nào để phát huy triệt để các đặc thù ưu việt của báo trực tuyến nhằm tăng số lượng truy cập, hấp dẫn bạn đọc, hấp dẫn mà vẫn đúng đường lối của Đảng, mà không dùng đến những thủ thuật giật gân, không sa vào những xu hướng tiêu cực...Đó là những trăn trở chung của các nhà lãnh đạo báo chí địa phương.

Về mặt lý thuyết, có thể định nghĩa báo trực tuyến địa phương như sau:

Báo trực tuyến địa phương là loại hình báo chí trực tuyến sử dụng công nghệ, kỹ thuật mạng Internet để truyền tải nội dung thông tin kinh tế, chính trị, xã hội... của địa phương đó. Báo trực tuyến địa phương thực hiện nhiệm vụ liếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, làm cầu nối giữa địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế.

Báo trực tuyến địa phương có những yêu cầu - đặc điểm:

1. Mỗi địa phương chỉ có một tờ báo trực tuyến. Do vậy về mặt chính trị, báo phải thể hiện lập trường, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của cấp uỷ Đảng, chính quyền tại địa phương, phản ánh tâm tư nguyện vọng, phong trào hành

động cách mạng của nhân dân tại địa phương đó. Cổ vũ tinh thần yêu nước vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Đọc tờ báo trực tuyến địa phương, bạn đọc phải thấy rõ đặc điểm của địa phương đó thể hiện trên trang báo. Chính yếu tố địa phương (các tin tức về địa phương) được phản ánh trên tờ báo trực tuyến tạo nên sự khác biệt giữa tờ báo trực tuyến địa phương và các tờ báo trực tuyến trung ương. Do vậy mỗi tờ báo trực tuyến địa phương cần tăng cường chọn lọc, cập nhật các tin bài địa phương với số lượng lớn trên tờ báo trực tuyến của mình. Đặc điểm của địa phương rất quan trọng đối với sự thành bại của báo chí địa phương. Người làm báo trực tuyến tại địa phương phải nắm rõ đặc điểm về địa lý, truyền thống văn hoá, dân cư, các chủ trương, chính sách quan trọng về kinh tế, xã hội của địa phương...nếu không nắm được những điều cơ bản đó, nhất định tờ báo trực tuyến sẽ đi sai đường lối tuyên truyền của địa phương. Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang là tỉnh trung du miền núi thì công tác tuyên truyền về dân tộc miền núi cần phải chú trọng hơn.

3. Xác định đối tượng bạn đọc: trước hết, những người làm báo trực tuyến địa phương phải biết phân loại bạn đọc. Vì tờ báo trực tuyến địa phương làm nhiệm vụ đối ngoại là chủ yếu, ngay cả sự ra đời của nó đã tạo cơ hội quảng bá về mảnh đất, con người, kinh tế - xã hội, văn hoá...của địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Bạn đọc khi truy cập vào tờ báo trực tuyến mong muốn có được những thông tin đầy đủ nhất về mọi mặt của tỉnh nhà, bởi vậy nên tăng cường đưa tin bài tự khai thác trong tỉnh nhà. Nhưng đồng thời, với một số lượng bạn đọc trong tỉnh cũng thường xuyên truy cập vào tờ báo trực tuyến của địa phương, họ cũng có nhu cầu được thông tin về mọi mặt trong nước và quốc tế, bởi vậy cần cân nhắc, lựa chọn tin bài nổi bật để đưa lại - nhưng với số lượng rất hạn chế.

Như vậy, trong việc đổi mới báo chí phục vụ đổi mới đất nước, hệ thống báo Đảng địa phương miền núi, trong đó có báo trực tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang là một bộ phận quan trọng tác chiến trên vùng lãnh thổ rộng lớn, khó khăn phức tạp. Đặc biệt khi thông tin về những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương tới bạn bè trong nước và quốc tế, đã chứng minh ưu điểm không gì thay thế được của báo trực tuyến. Đây là kênh thông tin hiệu quả, thiết thực giúp Đảng, Nhà nước nói chung và Đảng bộ, nhân dân các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang nói riêng điều hành công việc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Qua thực tiễn khảo sát trong 3 năm (2005 - 2007), có thể thấy rằng: Báo trực tuyến các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang đã luôn theo sát và phản ánh khá kịp thời thành tựu phát triển kinh tế - xã hội thông qua các chủ trương, chính sách lớn của Đảng nhằm phát triển kinh tế, xã hội miền núi, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Cùng với các loại hình báo chí khác, mặc dù sự ra đời còn hết sức mới mẻ, nhưng báo trực tuyến các tỉnh đã có những nỗ lực để tiếp cận với loại hình báo chí trực tuyến. Bằng những tác phẩm báo chí giới thiệu rộng rãi những kinh nghiệm, điển hình tiên tiến, những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực kinh tế - xã hội...báo trực tuyến địa phương đã trở thành diễn đàn tin cậy của nhân dân, và là cầu nối giữa địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế. Nội dung tuyên truyền phản ánh, chỉ đạo về lĩnh vực kinh tế - xã hội miền núi của báo trực tuyến các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang khá đa dạng và phong phú, đồng thời chiếm số lượng lớn trong các lĩnh vực thông tin, tuyên truyền trên trang báo trực tuyến (60 - 80%). Song bên cạnh đó, tác dụng tuyên truyền chưa cao. Nội dung thông tin còn sơ sài, rập khuôn, thiếu tính định hướng cụ thể. Cách tiếp cận và thể hiện thông tin chưa phù hợp với loại hình báo trực tuyến. Nhiều bài viết về thành quả của các dự án, chủ trương còn trùng lặp về nội dung, ít thể hiện được tính sáng tạo của người

cầm bút, tốc độ đưa tin chậm, tỉ lệ tin bài khai thác lại từ các báo khác cao...tất cả những hạn chế trên đã làm giảm phần nào những hiệu quả thông tin tuyên truyền của mỗi tờ báo trực tuyến.

Về mặt hình thức, qua khảo sát thấy rằng, các tờ báo trực tuyến Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang đều đã cố gắng phát huy mặt mạnh của các thể loại cơ bản, mang tính chất mũi nhọn như tin, bài phản ánh. Tuy vậy, lại không chú ý làm phong phú thể loại. Để tiến xa hơn nữa, các trang báo này nên tăng cường các thể loại khác như, ghi chép, tường thuật, phóng sự thông tin về chiều sâu và độ phong phú...để khẳng định sức cuốn hút mạnh mẽ của một tờ báo Đảng.

Các yếu tố hình thức khác như truyền thông đa phương tiện có được sử dụng, nhưng mới chỉ phổ biến ở dạng: bài text có ảnh, bài có đoạn băng video mà chưa khai thác các hình thức ứng dụng truyền thông đa phương tiện khác như: phát thanh trực tuyến, phỏng vấn trực tuyến, trình diễn hình ảnh...

Ngôn ngữ thiết kế trang: Mỗi tờ báo trực tuyến đã cố gắng đưa lên trang chủ những yếu tố địa phương của mình (măng séc Hà Giang Trực tuyến sử dụng hình ảnh về đất và người Hà Giang; măng séc Bắc Kạn Trực tuyến đưa hình ảnh về vườn Quốc gia Ba Bể - di sản thiên nhiên ASEAN làm biểu tượng của báo) giao diện 3 tờ báo trực tuyến thiết kế đơn giản, dễ hiểu, dễ tìm đường vào, dễ thoát ra...nhưng việc thiết kế các chuyên mục chưa phù hợp, cách sử dụng màu sắc, cỡ chữ chưa đồng nhất, công cụ tìm kiếm chưa được xây dựng, hoặc có nhưng thường xảy ra lỗi nhận...

Phương diện ngữ pháp thể hiện cho báo trực tuyến chưa được chú ý văn phong viết chưa phù hợp với báo trực tuyến. Bài viết chưa được quan tâm về hình thức, hầu hết các bài báo đều có độ dài lớn, dung lượng trên 1.000 chữ. Chưa "mở" được nhiều cửa đi vào bài báo...

Từ những vấn đề nêu trên, tác giả xin đề ra một số giải pháp để nâng

cao chất lượng ba trang báo trực tuyến: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang.

Thứ nhất, Mỗi trang báo trực tuyến địa phương muốn đổi mới và nâng cao hiệu quả thì yếu tố quyết định trước hết là xây dựng được một đội ngũ phóng viên, biên tập viên có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)