Chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế xã hội miền núi đƣợc phản ánh trên trang báo trực tuyến địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 51)

xã hội miền núi đƣợc phản ánh trên trang báo trực tuyến địa phƣơng.

Trải qua những bước thăng trầm lịch sử - Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta cũng chỉ có một ước nguyện cao cả, đó là "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành" [24,155].

Lấy chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc làm nền tảng lý luận, Đảng và Nhà nước ta đã soi rọi vào thực tiễn hành động của mình. Trong cương lĩnh dân tộc của Lênin, gắn liền với dân tộc tự quyết là việc đấu tranh thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, Bác Hồ cũng nói "Đồng bào các dân tộc phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ nhau như anh em một nhà" [6, 7]. Kế tục những chân lý quý báu đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt vấn đề

dân tộc ở vị trí chiến lược, có tầm quan trọng sống còn đối với quốc gia, và là một nội dung lớn của cách mạng Việt Nam.

Đường lối của Đảng về vấn đề dân tộc được thể hiện rất rõ trong 3 nguyên tắc có tính xuyên suốt như sau: Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết tương trợ, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó với các dân tộc Việt Nam; tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của các dân tộc; các chính sách phát triển kinh tế xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.

Những quan điểm này đã được thể chế hoá bằng luật pháp. Hiến pháp năm 1946, năm 1980 và đặc biệt là Hiến pháp năm 1992. Vấn đề dân tộc được thể chế hoá bằng luật pháp và có tầm quan trọng sống còn với quốc gia. Cũng nhờ có đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước mà các dân tộc Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị phân biệt đối xử, trở thành chủ nhân của đất nước, gắn bó bền chặt cùng đấu tranh, lao động bảo vệ tổ quốc. Đến thời kỳ đổi mới, chính sách dân tộc của Đảng ta cũng được cụ thể hơn, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của từng vùng dân tộc thiểu số, vì để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội khu vực vùng cao, vùng các dân tộc ít người cần tập trung khai thác mọi nguồn lực trên cơ sở tiềm năng đất đai, tài nguyên, lao động và mọi nguồn vốn để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, từng bước nâng cao mức sống người dân, kết hợp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xã hội... Trên cơ sở đúng đắn về lý luận của chính sách dân tộc, Đảng, Nhà nứơc ta lấy đó làm nền tảng để xây dựng đường lối nhằm phát triển kinh tế xã hội miền núi. Các chủ trương, dự án lớn, các chương trình mục tiêu Quốc gia, chính sách hỗ trợ ưu tiên...không chỉ là nguồn lực cho sự phát triển mà còn là cơ sở để củng cố lòng tin của đồng bào các dân tộc thiểu

số với Đảng, Nhà nước, tăng cường hơn nữa sự đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Trong Đại hội đầu tiên của thời kỳ đổi mới (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI), Đảng ta đã nhận định: "Trong việc phát triển kinh tế xã hội ở những nơi có đồng bào dân tộc thiểu số cần thể hiện đầy đủ các chính sách dân tộc, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa các dân tộc trên tinh thần đoàn kết, bình đẳng giúp đỡ lẫn nhau...Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống con người" [25, 97].

Để cụ thể hoá và sâu sát hơn nữa về chủ trương, chính sách kinh tế, xã hội, ngày 27/11/1989, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 22, NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế, xã hội miền núi. Tiến trình CNH.HĐH mà mục tiêu là biến nước ta cơ bản thành nước công nghiệp có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào khu vực miền núi. Điều đó càng thúc đẩy nước ta nhanh chóng tìm ra những biện pháp thích hợp để giúp đỡ miền núi.

Song song với những chương trình lớn nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào miền núi thì Nhà nước ta còn chỉ đạo thực hiện nhiều mảng thuộc các chương trình thích hợp với nhiều vùng, địa phương. Đó là "Chương trình hỗ trợ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn", góp phần đáng kể trong việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang cũng có được sự quan tâm cụ thể của Nhà nước để tạo đà đi lên thông qua Quyết định số 960/TTg ngày 24/12/1996 về phát triển kinh tế xã hội miền núi phía Bắc.

Đặc biệt từ năm 1998 đến nay, nhân dân cả nước cùng đồng bào dân tộc miền núi phấn khởi trước Quyết định 135/TTg của Chính phủ về chuơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn ở miền núi, vùng sâu,

vùng xa. Tiếp sau chương trình 135, Chính phủ tiếp tục đưa chƣơng trình 134, Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt nhằm đẩy nhanh tiến độ xoá nghèo cho các hộ dân tộc thiểu số. Chương trình 134CP và 135CP mặc dù là 02 chương trình khác nhau nhưng cùng chung một mục đích giúp cho đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn từng bước thoát khỏi khó khăn do xuất phát điểm thấp.

Trong báo cáo tại Đại hội Đảng IX về "Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010" Đảng ta vạch ra phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế cho từng vùng. Đối với khu vực trung du và miền núi thì "Phát triển mạnh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp chế biến. Bảo vệ và phát triển cây rừng. Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư....". Có thể khẳng định rằng những chủ trương, chính sách kịp thời của nhà nước sở dĩ đi vào thực tiễn và lòng người, phát huy hiệu quả, tác dụng tích cực đối với miền núi là bởi: Khi xây dựng một chính sách dành cho miền núi, Chính phủ luôn đặt trong sự xem xét toàn diện. Không chỉ khái quát được vị trí, tiềm năng cùng những khó khăn, thử thách mà còn khẳng định được năng lực nội tại của đồng bào. Khẳng định sự cần thiết được ưu tiên và đề ra các biện pháp cụ thể, thích hợp nhằm giúp đỡ miền núi. Đi đôi với phát triển về mọi mặt trong công tác tuyên truyền, vận động.

Trên đây là những chủ trương, chính sách cơ bản và tiêu biểu nhất liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Để cho các chủ trương, chính sách này thành công và có hiệu quả trong thực tế cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp ngành - trong đó báo trực tuyến địa phương là một kênh không thể thiếu.

Nếu như trước đây bạn đọc trong nước và quốc tế chỉ có thể tiếp cận với các thông tin về địa phương thông qua việc phát ngôn của các cơ quan thông tấn trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thì với sự ra đời của tờ báo trực tuyến địa phương, những thông tin về tỉnh nhà đã đến được với đông đảo bạn đọc trong nước và thế giới.

Báo trực tuyến địa phương là loại hình báo chí trực tuyến sử dụng công nghệ, kỹ thuật mạng Internet để truyền tải nội dung thông tin kinh tế, chính trị, xã hội... của địa phương đó. Báo trực tuyến địa phương thực hiện nhiệm vụ là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương, làm cầu nối giữa địa phương với bạn bè trong nước và quốc tế.

Báo trực tuyến địa phương cũng có những mặt mạnh, mặt yếu rõ ràng so với báo trực tuyến trung ương. Mặt mạnh của báo trực tuyến địa phương là một kênh tuyên truyền thông tin đối ngoại và thông tin các sự kiện lớn trong tỉnh; là tờ báo có lợi thế trong việc quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương; giới thiệu kịp thời các chủ trương, chính sách, việc cải cách thủ tục hành chính của địa phương đến với bạn đọc để thu hút đầu tư...Tuy nhiên, báo trực tuyến địa phương cũng phải đối mặt với những khó khăn như: Nguồn lực ít, thông tin hạn chế, đội ngũ cán bộ, phóng viên thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ làm báo trực tuyến...Tận dụng những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, tóm lại, báo chí trực tuyến địa phương phải thoả mãn yêu cầu - đặc điểm:

1. Mỗi địa phương chỉ có một tờ báo trực tuyến. Do vậy về mặt chính trị, tờ báo trực tuyến địa phương phải tuyên truyền rõ nét về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phản ánh tâm tư nguyện vọng, phong trào hành động cách mạng của nhân dân tại

địa phương đó. Cổ vũ tinh thần yêu nước vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Đọc tờ báo trực tuyến địa phương, bạn đọc phải thấy rõ đặc điểm của địa phương thể hiện trên trang báo. Tin tức địa phương là yếu tố làm nên sự khác biệt giữa tờ báo trực tuyến địa phương và tờ báo trực tuyến trung ương. Bạn đọc không thể tìm kiếm được một cách đầy đủ, đa dạng và phong phú những vấn đề về địa phương nếu không truy cập vào tờ báo trực tuyến của địa phương đó. Do vậy mỗi tờ báo trực tuyến địa phương cần tăng cường chọn lọc, cập nhật các tin bài địa phương với số lượng lớn trên tờ báo trực tuyến của mình.

3. Xác định đối tượng bạn đọc: Vì tờ báo trực tuyến địa phương làm nhiệm vụ đối ngoại là chủ yếu, ngay cả sự ra đời của nó đã tạo cơ hội quảng bá về mảnh đất, con người, kinh tế - xã hội, văn hoá...của địa phương đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Bạn đọc khi truy cập vào tờ báo trực tuyến mong muốn có được những thông tin đầy đủ nhất về mọi mặt của tỉnh nhà - nên mỗi tờ báo trực tuyến địa phương phải tạo dựng được một kho thông tin lưu trữ lớn về tình hình mọi mặt của địa phương mình. Đồng thời với một số lượng bạn đọc trong tỉnh cũng thường xuyên truy cập vào tờ báo trực tuyến của địa phương, họ cũng có nhu cầu được thông tin về mọi mặt trong nước và quốc tế, bởi vậy cần cân nhắc, lựa chọn tin bài nổi bật để đưa lại - nhưng với số lượng rất hạn chế.

Tóm lại, thông tin về kinh tế - xã hội của địa phương được đăng tải trên báo trực tuyến các tỉnh đã thực sự đem lại cho bạn đọc một cái nhìn đa diện hơn về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương, mở ra những cơ hội mới về đầu tư, hợp tác...Chính điều này đã khiến cho thông tin về lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương trở thành mảng thông tin chủ công của báo

trực tuyến 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang. Cùng với những điều kiện thuận lợi về các chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm dành cho các tỉnh miền núi đã từng bước đưa các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang vươn lên phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển các phương tiện truyền thông đại chúng nói riêng, góp phần đưa tiếng nói của địa phương đến với bạn đọc trong nước và quốc tế một cách chân thực và nhanh chóng thông qua tờ báo trực tuyến địa phương.

CHƢƠNG BA:

Một phần của tài liệu Thông tin kinh tế - xã hội trên báo trực tuyến các tỉnh miền núi phía Bắc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)