Tổ chức đánh giá và đào tạo chính thức

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển chương trình đào tạo Đại học ngành Kiến trúc công trình của Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 91)

3.2.4.1. Mục đích biện pháp

Đánh giá chương trình đào tạo nhằm xem xét xem chương trình được phát triển có đạt được mục tiêu xác định hay không?

Dựa vào kết quả đánh giá để quyết định đưa chương trình vào đào tạo chính thức hoặc cần phải chỉnh sửa, hoàn thiện chương trình để sử dụng hoặc loại bỏ chương trình.

3.2.4.2. Nội dung

Tiến hành các công việc của công tác đánh giá chương trình đào tạo trên cơ sở kết quả thí điểm chương trình. Nếu chương trình được đánh giá tốt thì sẽ điều chỉnh (nếu có) và ra quyết định đưa chương trình vào đào tạo chính thức. Loại bỏ chương trình nếu nó được đánh giá là không đạt được mục tiêu xác định.

Đánh giá chương trình là một hoạt động tập thể, sự hợp tác này cần thiết trong toàn bộ quá trình đánh giá, từ lập kế hoạch đánh giá, lựa chọn công cụ và các mô hình đánh giá đến việc thực thi các giai đoạn trong quá trình đánh giá.

Trong hoạt động đánh giá chương trình đào tạo thì giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ đánh giá chuyên trách, sinh viên và nhà sử dụng sản phẩm đào tạo cần hợp tác cung cấp và xử lý thông tin về những gì cần đánh giá.

Công tác đánh giá không thể thiếu sự tham gia của đại diện đơn vị sử dụng lao động.

3.2.4.3. Các bước tiến hành

91

- Đối tượng đánh giá là chương trình đào tạo mới được phát triển. - Định ra lịch trình tiến hành các công việc

- Xác định những thông tin cần thiết cho việc đánh giá

Bƣớc 2: Thu thập và phân tích thông tin

Hội đồng đánh giá yêu cầu đơn vị quản lý chương trình cung cấp các minh chứng để đánh giá theo từng tiêu chí của các tiêu chuẩn. Từ các minh chứng, thông tin thu thập được, hội đồng đánh giá tiến hành phân loại minh chứng, thông tin cho các tiêu chuẩn, tiêu chí. Nghiên cứu các minh chứng để nhận xét theo từng yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí.

Bƣớc 3: Tổ chức đánh giá

Hội đồng đánh giá lần lượt tiến hành đánh giá chương trình theo từng tiêu chuẩn.

Bƣớc 4: Báo cáo

Hội đồng đánh giá báo cáo theo từng tiêu chuẩn và tập hợp dữ liệu chứng tỏ rằng chương trình giáo dục đạt được hay không đạt được các tiêu chuẩn đó.

Báo cáo đánh giá phải chỉ ra được các điểm mạnh và điểm yếu (nếu có) của chương trình và rằng chương trình đó có thể đào tạo ra được hay không được các kiến trúc sư có năng lực như mong muốn hay không. Báo cáo đánh giá là cơ sở cho việc quyết định có đưa chương trình giáo dục vào đào tạo chính thức hay không.

Bƣớc 5: Quyết định đƣa chƣơng trình vào đào tạo chính thức

Thông báo cho các bên liên quan (giảng viên, cán bộ quản lý, sinh viên, các đơn vị sử dụng lao động...) về kế hoạch thực hiện chương trình.

Từ khi có được chương trình đào tạo, dể bước vào giảng - dạy chính thức, các bộ môn nói chung và giảng viên phải thực hiện nhiều công việc: soạn đề cương môn học (trong đó có các thông tin về giảng viên, các môn học tiên quyết, môn học kế tiếp, mục tiêu môn học, nội dung môn học, hình thức

tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập) kế hoạch cho từng bài hoặc từng tuần dạy, chuẩn bị bộ câu hỏi dùng để đánh giá chương trình môn học, ngoài ra giáo trình, tài liệu tham khảo cũng phải được chuẩn bị trước khi công tác giảng - dạy được tiến hành. Đối với ngành Kiến trúc, trước khi bước vào môn học, việc tìm hiểu trước thông tin về môn học sẽ giúp sinh viên có một cái nhìn bao quát về toàn bộ vấn đề, giúp sinh viên chủ động, tích cực, tránh thụ động trong quá trình dạy - học.

Việc chuẩn bị về cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy - học là vô cùng quan trọng. Cơ sở vật chất không chỉ dừng lại ở lớp học, bàn ghế, các thiết bị hỗ trợ dạy - học mà còn ở năng lực phục vụ của thư viện, giáo trình, tài liệu nhất là với công tác đào tạo theo phương thức tín chỉ như hiện nay.

Tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về chương trình đào tạo mới nhằm tăng sự hiểu biết về chương trình cũng như các bên liên quan tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả nhất chương trình đó.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển chương trình đào tạo Đại học ngành Kiến trúc công trình của Đại học Kiến trúc Hà Nội đáp ứng nhu cầu xã hội (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)