0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Xây dựng và hoàn thiện ban phát triển chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (Trang 78 -78 )

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Tận dụng được tối đa sức mạnh tập thể vào trong công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình đào tạo, đảm bảo sản phẩm của công tác phát triển chương trình đào tạo là một chương trình tốt nhất.

3.2.1.2. Nội dung

Lựa chọn được đúng, đủ và tốt nhất các thành phần chủ yếu sẽ tham gia chủ vào việc phát triển chương trình đào tạo.

Để phù hợp với đặc tính kỹ thuật và nghệ thuật của lĩnh vực kiến trúc, ngoài các thành viên là các chuyên gia về máy tính, kết cấu, vật liệu... thành phần ban phát triển chương trình đào tạo không thể thiếu các kiến trúc sư đã và đang thành công trong ngành. Các kiến trúc sư nước ngoài, có kinh nghiệm nên được mời tham gia.

Làm rõ vai trò của ban phát triển chương trình đào tạo cũng như trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên khi tham gia ban phát triển chương trình đào tạo.

3.2.1.3. Các bước tiến hành

Bước 1: Xác định các thành phần chính yếu sẽ tham gia vào Ban phát triển chương trình đào tạo.

Bước 2: Dựa trên sự đề xuất của các cá nhân, đơn vị liên quan để lựa chọn những thành viên có năng lực sẽ tham gia vào Ban.

Bước 3: Cùng với việc giao nhiệm vụ cho các bên tham gia, cần đảm bảo cho họ những quyền lợi nhất định.

Bước 4: Cử một số thành viên nhất định tham dự các khoá tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nếu cần.

Bước 5: Thống nhất giữa các bên tham gia về cách thức, thời gian tiến hành công việc.

Bước 6: Phân công nhiệm vụ cho mỗi một hoặc một nhóm thành viên. Do ngành Kiến trúc là ngành kỹ thuật có xu hướng nghệ thuật nên việc lựa chọn các thành viên vào ban phát triển chương trình đào tạo của ngành đòi hỏi phải có sự dung hoà về hai mảng khối kỹ thuật và nghệ thuật.

79

đang phát triển mạnh như xây dựng công trình ngầm, xây dựng nhà cao tầng...Có thể tham khảo ý kiến hoặc mời một số chuyên gia uy tín ngoài nước tham gia để học hỏi kinh nghiệm, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa Kiến trúc sư tốt nghiệp trong nước và ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (Trang 78 -78 )

×