0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (Trang 76 -76 )

3.1.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục đại học

”Mục tiêu đào tạo của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” [45, tr.29].

Có thể hiểu mục tiêu đào tạo là sự cụ thể hoá những gì một sinh viên tốt nghiệp có khả năng thực hiện được sau khi hoàn tất một chương trình đào tạo

3.1.1.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo

Để đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học, cần phải chọn lọc các nội dung kiến thức có dạy và học, các kiến thức đó ở bậc năng lực cao. Nội dung chương trình giáo dục bậc đại học cần đảm bảo tính khoa học, tính cập nhất và tính khả thi. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận quá trình thì giáo dục ở bậc đại học chỉ là giáo dục ban đầu, người học không chỉ dừng lại ở đó mà còn phải tiếp tục nghiên cứu và học suốt đời. Bởi vậy, trường đại học cần dạy cho sinh viên phương pháp tiếp thu kiến thức, tức là đào tạo cho họ năng lực nhận thức, kỹ năng thực hành cơ bản, nămg lực tư duy.

3.1.1.3. Đảm bảo hiệu quả và hiệu suất đào tạo

Để đảm bảo hiệu quả đào tạo, chương trình cần được thiết kế xây dựng đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chương trình được xây dựng bao gồm các môn học hoặc module có tính kế thừa cao. Kế thừa chương trình đào tạo trước đó đồng thời đảm bảo cho sự kế thừa, làm cơ sở cho chương trình học tiếp theo. Làm được điều đó, chương trình sẽ có tính liên thông cao, tránh trùng lặp.

- Cấu trúc môn học chứa hàm lượng kiến thức cao.

- Các môn học khó hoặc khó tự tìm hiểu đối với sinh viên thì phải đưa vào chương trình chính thức với thời lượng cao. Các môn học dễ hoặc sinh viên có khả năng tự nghiên cứu thì có thể giảm thời lượng.

- Cần tăng số lượng các môn học tự chọn có hướng dẫn hoặc chọn tuỳ ý nhằm giúp sinh viên có thể lựa chọn ngành học và môn học, nội dung kiến thức phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích của họ đồng thời tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo của thị trường thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

3.1.1.4. Đảm bảo tính sư phạm

Tính sư phạm của chương trình giáo dục được thể hiện qua các yêu cầu sau:

- Việc phân bổ thời lượng cũng như khối lượng nội dung kiến thức, tỷ lệ giữa các khối kiến thức trong chương trình đào tạo phải đảm bảo tính khả thi cao.

- Trong từng khối kiến thức cũng cần đảm bảo sự phù hợp của từng phần kiến thức.

- Các môn học trong từng khối kiến thức cần tích hợp các nội dung giáo dục giá trị về tự nhiên, xã hội nhân văn, các nội dung rèn luyện kỹ năng phát triển cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp...[32]

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (Trang 76 -76 )

×