0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (Trang 72 -72 )

Kiến trúc công trình

Nhìn chung Nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của chương trình đào tạo đối với việc thực hiện sứ mạng của mình cũng như đòi hỏi phải phát triển chương trình đào tạo trong suốt tiến trình đào tạo phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, sự thay đổi trong nhu cầu xã hội.

Tuy nhiên việc đánh giá, phát triển chương trình chưa được làm thường xuyên mà thường gắn với một quãng thời gian khá dài hoặc là với một sự kiện lớn như sự thay đổi từ học chế đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ. (Trường bắt đầu chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ từ năm 2008).

Thành phần tham gia phát triển chương trình đào tạo chưa bao gồm các đơn vị sử dụng, các chuyên gia từ nước ngoài.

2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý phát triển chƣơng trình đào tạo ngành Kiến trúc công trình của Đại học Kiến trúc Hà Nội

2.5.1. Điểm mạnh

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhận thức rất rõ về vai trò của chương trình giáo dục trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của mình.

Trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc và kịp thời của cơ quan chủ quản là Bộ Xây dựng và cơ quản lý Nhà nước về chuyên môn là Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo nói chung cũng như ngành Kiến trúc công trình của Đại học Kiên trúc Hà Nội hiện nay do phòng Đào tạo chủ trì. Đây là đơn vị tham mưu cho hiệu trưởng trong lĩnh vực quản lý phát triển chương trình như ra quyết định thành lập hội đồng phát triển chương trình. Là đầu mối giúp việc hội đồng trong việc thực thi các công việc cụ thể trong công tác phát triển như : cung cấp báo cáo đánh giá chương trình hiện tại, gửi, nhận phiếu điều tra khảo sát, xử lý số liệu...Tổng hợp ý kiến của

các chuyên gia ; Tổ chức các hội thảo, các cuộc họp, tiếp nhận ý kiến đóng góp cho chương trình.

Trường có đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, có uy tín trong ngành và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đào tạo. Về cơ sở vật chất: Trường có các phòng thí nghiệm tương đối hiện đại, có cán bộ hướng dẫn, phân tích, xử lý dữ liệu chuyên nghiệp. Ngoài ra, Nhà trường còn có mối quan hệ hợp tác và phát triển với nhiều trường đại học lớn ở trong và ngoài khu vực.

Trường còn có quan hệ chặt chẽ với các cựu sinh viên mà họ hiện đang tham gia vào các thành phần kinh tế xã hội, quan hệ tốt với nhiều đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp của Trường.

2.5.2. Điểm yếu

Ngoài những thế mạnh nêu trên, công tác quản lý phát triển chương trình đào tạo của Trường cũng còn nhiều tồn tại và hạn chế. Đối chiếu với Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Chương trình giáo dục của Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số: 65 /2007/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), có thể thấy một số tồn tại trong quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Kiến trúc công trình của Trường là :

- Việc lấy các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hoặc cả nước còn chưa được thực hiện một cách bài bản và thường xuyên.

- Chương trình đào tạo chưa được đánh giá định kỳ và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

- Người học là học sinh tốt nghiệp các trường trung học phổ thông trên tất cả các vùng, miền trên tổ quốc đã tham gia kỳ thi tuyển sinh khối V đại

73

lệch, đặc biệt là môn ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) nên việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình gặp rất nhiều khó khăn. Việc sử dụng các tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài cũng trở nên khó khăn với một lượng lớn sinh viên. Đây là một yếu tố làm ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của chương trình.

- Vì quy chế đào tạo hiện hành là quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Theo đó, đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Tuy nhiên, thư viện của Trường hiện tại chưa đủ năng lực và tài liệu tham khảo phục vụ đầy đủ cho sinh viên trong những giờ tự học.

- Chưa lựa chọn được một cách thông minh và hiệu quả các thành viên của Ban phát triển chương trình đào tạo, do vậy chưa phát huy được sức mạnh tập thể trong công tác phát triển chương trình đào tạo.

- Chưa xây dựng quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo thống nhất nên công tác phát triển chương trình đào tạo chưa được thực hiện một cách bài bản, chuyên nghiệp.

- Chương trình đào tạo được phát triển không được thí điểm trước khi tiến hành đào tạo chính thức, do vậy không lường hết được những khó khăn, những rào cản đối với việc thực thi chương trình, làm giảm hiệu quả của chương trình.

- Chưa tổ chức đánh giá một cách toàn diện về chương trình mới trước khi đưa nó vào sử dụng chính thức.

- Chưa chú trọng công tác bồi dưỡng về chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm đối với cán bộ giảng dạy trước khi thực hiện chương trình đào tạo mới. Các cán bộ quản lý cũng ít được tham dự những khoá học về công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình đào tạo, họ làm việc chủ yếu dựa

trên những kinh nghiệm do bản thân tự tích luỹ.

Có thể nói nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do Trường chưa có sự quan tâm thích đáng đến công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình đào tạo. Mặt khác nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phát triển chương trình còn khá eo hẹp, chưa khuyến khích được sự tham gia của cán bộ quản lý và đặc biệt là các chuyên gia lớn trong ngành.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 đã đưa ra một bức tranh khái quát về Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Tại đây, tác giả cũng đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển và quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Kiến trúc công trình của Trường, đồng thời có những nhận định, đánh giá về những điểm mạnh và nêu ra những tồn tại trong chương trình, công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình.

Những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đó là cơ sở để tác giả đề ra những biện pháp quản lý phát triển chương trình đào tạo ngành Kiến trúc công trình đáp ứng nhu cầu xã hội.

75

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH

CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo

3.1.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục đại học

”Mục tiêu đào tạo của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ được đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo” [45, tr.29].

Có thể hiểu mục tiêu đào tạo là sự cụ thể hoá những gì một sinh viên tốt nghiệp có khả năng thực hiện được sau khi hoàn tất một chương trình đào tạo

3.1.1.2. Đảm bảo chất lượng đào tạo

Để đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học, cần phải chọn lọc các nội dung kiến thức có dạy và học, các kiến thức đó ở bậc năng lực cao. Nội dung chương trình giáo dục bậc đại học cần đảm bảo tính khoa học, tính cập nhất và tính khả thi. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận quá trình thì giáo dục ở bậc đại học chỉ là giáo dục ban đầu, người học không chỉ dừng lại ở đó mà còn phải tiếp tục nghiên cứu và học suốt đời. Bởi vậy, trường đại học cần dạy cho sinh viên phương pháp tiếp thu kiến thức, tức là đào tạo cho họ năng lực nhận thức, kỹ năng thực hành cơ bản, nămg lực tư duy.

3.1.1.3. Đảm bảo hiệu quả và hiệu suất đào tạo

Để đảm bảo hiệu quả đào tạo, chương trình cần được thiết kế xây dựng đáp ứng các yêu cầu sau:

- Chương trình được xây dựng bao gồm các môn học hoặc module có tính kế thừa cao. Kế thừa chương trình đào tạo trước đó đồng thời đảm bảo cho sự kế thừa, làm cơ sở cho chương trình học tiếp theo. Làm được điều đó, chương trình sẽ có tính liên thông cao, tránh trùng lặp.

- Cấu trúc môn học chứa hàm lượng kiến thức cao.

- Các môn học khó hoặc khó tự tìm hiểu đối với sinh viên thì phải đưa vào chương trình chính thức với thời lượng cao. Các môn học dễ hoặc sinh viên có khả năng tự nghiên cứu thì có thể giảm thời lượng.

- Cần tăng số lượng các môn học tự chọn có hướng dẫn hoặc chọn tuỳ ý nhằm giúp sinh viên có thể lựa chọn ngành học và môn học, nội dung kiến thức phù hợp với năng lực, sở trường, sở thích của họ đồng thời tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo của thị trường thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

3.1.1.4. Đảm bảo tính sư phạm

Tính sư phạm của chương trình giáo dục được thể hiện qua các yêu cầu sau:

- Việc phân bổ thời lượng cũng như khối lượng nội dung kiến thức, tỷ lệ giữa các khối kiến thức trong chương trình đào tạo phải đảm bảo tính khả thi cao.

- Trong từng khối kiến thức cũng cần đảm bảo sự phù hợp của từng phần kiến thức.

- Các môn học trong từng khối kiến thức cần tích hợp các nội dung giáo dục giá trị về tự nhiên, xã hội nhân văn, các nội dung rèn luyện kỹ năng phát triển cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp...[32]

3.1.2. Hệ mục tiêu trong giáo dục đại học

Hệ mục tiêu của khoá đào tạo bậc đại học là cơ sở cho việc thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo.

77

- Rèn luyện các kỹ năng tư duy bậc cao - Rèn luyện các kỹ năng nhận thức cơ bản

- Rèn luyện kiến thức, kỹ năng về ngành học cụ thể

- Rèn luyện các giá trị về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên.

- Chuẩn bị các kỹ năng nghề nghiệp.

- Rèn luyện các kỹ năng phát triển cá nhân.. [32]

3.1.3. Chuẩn đầu ra của ngành đào tạo đại học

Chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình đó; là những chỉ bảo về phẩm chất, kiến thức, kỹ năng/kỹ xảo, tính cách/hành vi và khả năng/năng lực hay tổng quát hơn là các ”kỹ năng cứng” và ”kỹ năng mềm” của sản phẩm đào tạo - người học có được sau khi kết thúc chương trình đào tạo.

Tuyên bố chuẩn đầu ra cho một chương trình giáo dục đào tạo của cơ sở giáo dục đào tạo cũng như của ngành giáo dục đào tạo trước hết là đối với chính người học, sau là đối với xã hội và những người thụ hưởng sản phẩm đào tạo của nhà trường.

Chuẩn đầu ra được phát biểu dựa trên căn cứ sứ mạng của nhà trường, mục tiêu giáo dục đào tạo của chương trình, của ngành đào tạo, yêu cầu phẩm chất nguồn nhân lực của nền kinh tế - xã hội và của thị trường lao động.

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển chƣơng trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình của Đại học Kiến trúc Hà Nội

3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện ban phát triển chương trình đào tạo

3.2.1.1. Mục đích biện pháp

Tận dụng được tối đa sức mạnh tập thể vào trong công tác phát triển và quản lý phát triển chương trình đào tạo, đảm bảo sản phẩm của công tác phát triển chương trình đào tạo là một chương trình tốt nhất.

3.2.1.2. Nội dung

Lựa chọn được đúng, đủ và tốt nhất các thành phần chủ yếu sẽ tham gia chủ vào việc phát triển chương trình đào tạo.

Để phù hợp với đặc tính kỹ thuật và nghệ thuật của lĩnh vực kiến trúc, ngoài các thành viên là các chuyên gia về máy tính, kết cấu, vật liệu... thành phần ban phát triển chương trình đào tạo không thể thiếu các kiến trúc sư đã và đang thành công trong ngành. Các kiến trúc sư nước ngoài, có kinh nghiệm nên được mời tham gia.

Làm rõ vai trò của ban phát triển chương trình đào tạo cũng như trách nhiệm và quyền lợi của các thành viên khi tham gia ban phát triển chương trình đào tạo.

3.2.1.3. Các bước tiến hành

Bước 1: Xác định các thành phần chính yếu sẽ tham gia vào Ban phát triển chương trình đào tạo.

Bước 2: Dựa trên sự đề xuất của các cá nhân, đơn vị liên quan để lựa chọn những thành viên có năng lực sẽ tham gia vào Ban.

Bước 3: Cùng với việc giao nhiệm vụ cho các bên tham gia, cần đảm bảo cho họ những quyền lợi nhất định.

Bước 4: Cử một số thành viên nhất định tham dự các khoá tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nếu cần.

Bước 5: Thống nhất giữa các bên tham gia về cách thức, thời gian tiến hành công việc.

Bước 6: Phân công nhiệm vụ cho mỗi một hoặc một nhóm thành viên. Do ngành Kiến trúc là ngành kỹ thuật có xu hướng nghệ thuật nên việc lựa chọn các thành viên vào ban phát triển chương trình đào tạo của ngành đòi hỏi phải có sự dung hoà về hai mảng khối kỹ thuật và nghệ thuật.

79

đang phát triển mạnh như xây dựng công trình ngầm, xây dựng nhà cao tầng...Có thể tham khảo ý kiến hoặc mời một số chuyên gia uy tín ngoài nước tham gia để học hỏi kinh nghiệm, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa Kiến trúc sư tốt nghiệp trong nước và ở nước ngoài.

3.2.2. Xây dựng quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình ngành Kiến trúc công trình

3.2.2.1. Mục đích biện pháp

Đảm bảo cho công tác phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình được thực hiện theo đúng các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục cũng như các quy định của Trường và đặc thù của ngành Kiến trúc.

Các bước thực hiện phát triển chương trình diễn ra đúng trình tự, thống nhất về nội dung, hình thức và đảm bảo kế hoạch về thời gian.

3.2.2.2. Nội dung

Căn cứ vào nguyên tắc phát triển chương trình đào tạo và các mô hình phát triển đã được phân tích trong chương 1, căn cứ vào đặc điểm, xu thế phát triển của xã hội cũng như của lĩnh vực Kiến trúc, luận văn đề xuất quy trình quản lý phát triển chương trình đào tạo đại học ngành Kiến trúc công trình ở Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội như sau

Phòng Đào tạo, Khoa HĐKH Nhà trƣờng

Chuẩn bị

- Phân tích nhu cầu

- Xác định đối tượng học tập - Các kết quả đánh giá CTGD (điều chỉnh CTGD) -Thành lập HĐKH Khoa Kiến trúc HĐKH&ĐT Nhà trƣờng HĐKHĐT Khoa KT - Xác địch MĐ, mục


Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (Trang 72 -72 )

×