0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Công tác quản lý Phát triển Chương trình đào tạo ngành Kiến trúc

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (Trang 67 -67 )

công trình trong những năm gần đây

Đảng uỷ, Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nhận thức rõ «chất lượng đào tạo bắt đầu từ việc thiết kế một chương trình giáo dục » và phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng chương trình đào tạo ; chương trình đào tạo là một thực thể không phải được thiết kế một lần và dùng cho mãi mãi mà nó phải được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tùy theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ đồng thời cũng là theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động. Do vậy công tác phát triển chương trình luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà trường.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì việc xây dựng và ban hành Chương trình khung đào tạo đại học bao gồm cơ cấu, nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bố thời lượng giữa kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập. Trên cơ sở Chương trình khung đã được Bộ ban hành đó, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nói riêng và các Trường Đại học nói chung tiến hành Phát

67

mình. Nhờ việc sử dụng Chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo mà Chương trình đào tạo của Đại học Kiến trúc cũng như các Trường Đại học khác đảm bảo được tính chuẩn mực, thể hiện sự thống nhất trong đa dạng, có tính kế thừa và liên thông, thúc đẩy quá trình hội nhập tạo điều kiện cho việc công nhận văn bằng giữa nước ta và các nước khác. Mặc dù có những thuận lợi như đã nêu trên, thực tế hiện nay, công tác Xây dựng và Phát triển Chương trình đào tạo tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội gặp phải không ít khó khăn như nguồn tài chính eo hẹp, nhận thức chưa thống nhất của một số giảng viên về tầm quan trọng của việc đổi mới Chương trình, tâm lý muốn ổn định chương trình của những người quản lý nên công tác Phát triển Chương trình đào tạo chưa được trú trọng và khi làm thì chưa được bài bản mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm.

Công tác phát triển chương trình đào tạo ngành Kiến trúc công trình tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội có thể tóm tắt như sau:

Bước 1: Thành lập Hội đồng phát triển chương trình. Hội đồng bao gồm một hoặc một số thành viên trong Ban giám hiệu; Trưởng hoặc phó phòng Đào tạo; lãnh đạo Khoa Kiến trúc; một số giảng viên có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan;

Hội đồng phát triển chương trình tiến hành phân tích nhu cầu. Phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá chương trình đang thực hiện nhằm tìm ra sự thay đổi về nhu cầu hiện tai so với nhu cầu trong lần xây dựng, phát triển chương trình đào tạo trước đó. Nhu cầu ở đây bao gồm nhu cầu xã hội đối với sinh viên tốt nghiệp của Trường ; những ưu tiên và thế mạnh của Nhà trường ở thời điểm hiện tại và sắp tới. Nhìn nhận lại những mặt hạn chế, những rào cản, những bất cập của chương trình đang thực hiện.

Hội đồng phát triển chương trình tiến hành khảo sát về nhu cầu sử dụng. Phụ lục 1 - Phiếu khảo sát nhu cầu sử dụng Kiến trúc sư tốt nghiệp đại học Kiến trúc Hà Nội.

Bước 2 : Từ việc nắm bắt được nhu cầu, hội đồng phát triển chương trình xác định mục đích và mục tiêu, xác định chuẩn đầu ra của ngành đào tạo.

Chuẩn đầu ra của ngành kiến trúc ở thời điểm hiện tại như sau : - Thời gian đào tạo: 5 năm

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung - Bằng cấp: Kiến trúc sư

- Yêu cầu về kiến thức chuyên môn:

 Có kiến thức về Kiến trúc và các lĩnh vực liên quan như Quy hoạch, Thiết kế đô thị, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Kỹ thuật Hạ tầng đô thị.

 Có kiến thức cơ bản về lý luận, sáng tác và bảo tồn di sản kiến trúc, có kiến thức chuyên môn về kiến trúc công trình để ứng dụng vào công tác thiết kế kiến trúc.

 Có kiến thức cơ bản về hệ thống Pháp luật trong lĩnh vực Xây dựng và Kiến trúc, để vận dụng tham gia triển khai các dự án Xây dựng.

- Năng lực nghề nghiệp:

 Có khả năng vận dụng kiến thức vào công tác quy hoạch, thiết kế kiến trúc, quy hoạch đô thị,quản lý xây dựng, giám sát thi công công trình xây dựng.

 Có khả năng nhận thức những vấn đề đương đại có liên quan, có năng lực phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hoḠxã hội và môi trường để định hướng sáng tác và thiết kế các công trình kiến trúc.

 Có năng lực tiếp cận và vận dụng các công nghệ xây dựng,các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn trong thiết kế các công trình

69

 Có năng lực thể hiện hồ sơ thiết kế kiến trúc các công trình. Bước 3 : Sau khi đã phân tích nhu cầu, xác định mục đích, mục tiêu đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra, hội đồng phát triển chương trình tiến hành thiết kế chương trình. Công việc này đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác của cả tập thể, đặc biệt là các nhà chuyên gia trong ngành. Môn học nào được giữ nguyên, môn nào được điều chỉnh, thay thế... Trình tự tiến hành các môn học cũng được xem xét. Mỗi môn học được xem như một khoa học nên việc tổ chức nội dung môn cũng phải tuân theo những tiêu chí cơ bản như là phải giới thiệu được đối tượng nghiên cứu của ngành học thông qua các phạm trù, khái niệm, thuật ngữ đặc trưng; giới thiệu được phương pháp nghiên cứu đặc trưng; nêu được thành tựu cơ bản, ứng dụng của nó trong đời sống; nêu được các vấn đề mà khoa học đó đang nghiên cứu, tìm lời giải. Việc sắp xếp nội dung môn học phải theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp và các môn học cũng phải được sắp xếp theo hệ thống nhất định.

Căn cứ vào nội dung chương trình, hội đồng xác định các hình thức tổ chức dạy - học phù hợp, các phương tiện hỗ trợ dạy - học được lựa chọn.

Lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá.

Bước 4 : Tổ chức hội thảo về chương trình trong đó có đại diện những cơ quan, đơn vị sử dụng sinh viên tốt nghiệp tham gia. Hội đồng Khoa học và Đào tạo cấp khoa họp thảo luận và góp ý cho chương trình ;

Bước 5 : Tổ chức hoàn chỉnh chương trình ;

Bước 6 : Thông qua Hội đồng khoa học và đào tạo cấp trường ;

Tổ chức hoàn chỉnh chương trình theo yêu cầu của hội đồng khoa học và đào tạo ;

Xây dựng, đánh giá thẩm định và ban hành các đề cương môn học

Ban hành Chương trình (chưa có đề cương môn học) và giao nhiệm vụ tổ chức đào tạo

Thành lập Hội đồng và tổ chức đánh giá thẩm định cấp Trường

Thành lập Hội đồng và tổ chức đánh giá thẩm định cấp Khoa

Tổ chức hội thảo góp ý cho Chương trình

Tổ chức thiết kế sơ bộ chương trình

Tổ chức phân tích nhu cầu, xác định mục đích, xây dựng chuẩn đầu ra

Thành lập tổ chuyên gia biên soạn chương trình. Tổ chức biên soạn Chương trình

Sơ đồ 2.2. Các bƣớc Quản lý xây dựng và đánh giá chƣơng trình Đào tạo ngành Kiến trúc công trình tại Trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội

71

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CỦA ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI (Trang 67 -67 )

×