Kỹ thuật PCR đa mồi cũng dựa trên nguyên lý của PCR đơn mồi, nhƣng nó có ít nhất từ 02 cặp mồi trở lên đƣợc khuếch đại trong một ống nghiệm PCR. Tuy nhiên, PCR đa mồi cũng có những đặc điểm riêng mà khi chúng ta thực hiện cần phải chú ý từ khâu thiết kế mồi nhƣ nhiệt độ gắn mồi tƣơng tự nhau, kích thƣớc sản phẩm khác nhau, và các thành phần khác của hỗn hợp PCR có thể cũng phải tăng lên [28], [37]. Ngƣời ta có thể khuếch đại một phản ứng với 5-6 cặp mồi với PCR loại thông thƣờng hay methyl hóa với các enzym đặc biệt hơn.
Ngày nay, PCR đa mồi đang đƣợc sử dụng ngày một phổ biến vì kỹ thuật này có nhiều ƣu điểm gồm: tiết kiệm đƣợc thời gian, kinh phí, mẫu nghiên cứu, đặc biệt trong những trƣờng hợp mẫu hiếm hoặc quá nhỏ. Ngoài ra, nó còn hạn chế những nhƣợc điểm khác của PCR nhƣ nhiễm ADN không mong muốn [37].
Trong công trình này, phản ứng PCR đa mồi chỉ có 02 cặp mồi là gen nội chuẩn B2M và IL-2 hoặc TNFα. Để tránh sự khuếch đại nhiều băng không đặc hiệu, ngƣời ta tạo ra các enzym taq polymerase chỉ đồng loạt đƣợc giải phóng để hoạt động khi ở nhiệt độ cao, trong công trình này chúng tôi sử dụng enzym Amplitaq Gold (ABI, USA). Có nghĩa là ở nhiệt độ thƣờng các emzym này không hoạt động. Do đó, các cặp mồi sẽ đƣợc khuếch đại đồng thời và tránh đƣợc sự gắn mồi không đặc hiệu và tạo ra nhiều sản phẩm không mong muốn. Kết quả cho thấy không có băng không đặc hiệu (Hình 3.2 A và 3.2 B).
Hình 3.2. Hình ảnh PCR đa mồi của cặp gen nội chuẩn. (A) Các băng được khuếch đại mARN của gen B2M và IL-2; (B) B2M và TNFα. Marker: 0.5µg ADN
thang chuẩn dải thấp (low range DNA marker -Fermentas).
Với kết quả này, PCR đa mồi sẽ đƣợc dùng để xác định sự biểu lộ gen IL-2 và TNFα ở các mẫu nuôi cấy lympho bào của ngƣời bình thƣờng và bệnh nhân ung thƣ vòm.