Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự hài lòng của sinhviên đối với bài giảng của

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau. ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (Trang 33)

7. Khung lý thuyết

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự hài lòng của sinhviên đối với bài giảng của

của giảng viên

Trong một bài viết nghiên cứu về hoạt động giảng dạy ở các trường đại học, McKeachie (1990) cho rằng hiệu quả giảng dạy phụ thuộc vào các đặc điểm của sinh viên do đó đặc điểm sinh viên có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá giảng viên [8,1]. Như vậy, nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên. Sau đây là phần tổng hợp một số nghiên cứu trước đây về tác

động của các yếu đặc điểm cá nhân người học đến kết quả đánh giá giảng viên:

Đặc điểm nhân khẩu, xã hội của sinh viên

Trong luận văn Thạc sĩ của mình, Nga (2009) đưa ra một số yếu tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm xã hội của sinh viên có ảnh hưởng đến việc đánh giá của họ về hoạt động giảng dạy của giảng viên [8].

Tuổi của người học

Nga (2009) đưa ra nhận định sự khác biệt về tuổi của sinh viên tác động không đáng kể đến kết quả lấy ý kiến của sinh viên, Lally và Myhill (1994) cũng có kết quả tương tự [1,8]

Nơi cư trú trước khi vào đại học

Kết quả nghiên cứu của Nga (2009) cho rằng nơi cư trú của sinh viên trước khi vào đại học không tác động đến kết quả lấy ý kiến của sinh viên [8]

Giới tính người học

Trong các nghiên cứu về đặc điểm cá nhân sinh viên tác động đến kết quả đánh giá giảng viên thì có thể nói vấn đề giới tính sinh viên được đề cập đến nhiều hơn cả. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về vấn đề này rất khác nhau.

Theo nghiên cứu của mình, Tatro (1995) khi yêu cầu cả sinh viên đại học và sau đại học đánh giá giảng viên thì ông phát hiện thấy sinh viên nữ có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nam. Hancock (1992) thực hiện nghiên cứu lớn tại 05 trường cao đẳng trong cùng một trường đại học, nghiên cứu này cho thấy bằng chứng rằng các sinh viên nữ đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nam trên hầu hết các khía cạnh về hiệu quả giảng dạy (trừ trường cao đẳng sư phạm) [1].

Lally và Myhill (1994) đã đưa ra nhận xét là sự khác biệt giới tính của sinh viên tác động không đáng kể đến kết quả lấy ý kiến của sinh viên và nghiên cứu của Nga (2009) cho kết quả tương tự, theo cô thì yếu tố giới chỉ ảnh hưởng một phần đến chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng

viên nhưng không ảnh hưởng đến phương pháp sư phạm và mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên [1,3].

Tuy nhiên, các nghiên cứu của Aleamoni và Thomas (1980); Amin (1994); Doyle và Ưhitely (1974); Dukes và Victoria (1989); Feldman (1993); Fernandez và Mateo (1997); Freman (1994); Goodhantz (1948); Goodwin và Stevens (1993); Isaacson và các cộng sự (1964); Ludwig và Meacham (1997); O‟Reilly (1987); Petchers và Chơ (1988); Wheeles và Potorti (1989); Winocur, Schoen và Sirowatka (1989) lại cho kết quả không có sự khác biệt giữa kết quả đánh giá giảng viên do sinh viên nam và nữ thực hiện[13,1]

Ngành học của người học

Theo Nga (2009) thì yếu tố ngành học của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm và mức độ dân chủ của giảng viên với sinh viên, nhưng không ảnh hưởng đến kiến thức của giảng viên.

Mức độ trưởng thành và năm học của người học

Aleamoni và Hexner (1998) đã tổng hợp 18 kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 1942-1989, các nghiên cứu này cho thấy kết quả đánh giá cao của sinh viên tỷ lệ thuận với năm học của sinh viên, có nghĩa là sinh viên có năm học càng lớn thì có xu hướng đưa ra kết quả đánh giá giảng viên càng cao. Các nghiên cứu của Donaldson, Flannery và Ros-Gordon (1993); Cornan (1991); Goldberg và Callahan (1991); Moritsch và Suter (1988) cũng xác nhận sự khác biệt trong kết quả đánh giá giảng viên theo các năm học [1].

Lally và Myhill (1994) lại đưa ra nhận xét là sự khác biệt về “thâm niên” của sinh viên tác động không đáng kể đến kết quả lấy ý kiến sinh viên [3]. Theo Nga (2009) thì yếu tố năm học của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về phương pháp sư phạm và kiến thức của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng đến mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên [8].

Aleamoni và Hexner (1998) cũng tổng hợp 8 kết quả nghiên cứu và các kết quả này không thấy mối quan hệ đáng kể giữa năm học của sinh viên và kết quả đánh giá của giảng viên [1].

Điểm trung bình chung của người học

Một trong những kết quả trong luận văn của Nga (2009) cho thấy kết quả điểm trung bình chung của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá về hoạt động giảng dạy của giảng viên [8].

Mức độ tham gia lớp học

Theo Nga (2009) thì yếu tố mức độ tham gia trên lớp của sinh viên có ảnh hưởng đến chỉ số đánh giá phương pháp sư phạm của giảng viên, đến kiến thức của giảng viên, nhưng không ảnh hưởng mức độ dân chủ giữa giảng viên và sinh viên.

Ngoài ra, các yếu tố từ phía giảng viên cũng liên quan nhiều đến sự hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên như sự hiểu biết rộng, sự hiểu biết về sinh viên, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực soạn bài giảng, năng lực dạy học trên lớp, năng lực tổ chức, năng lực truyền đạt, giao tiếp, năng lực sư phạm….

Sự khác biệt giữa điểm nhận được và điểm kỳ vọng

Tác động của khác biệt giữa điểm nhận được và điểm kỳ vọng với kết quả đánh giá giảng viên cũng đang là một vấn đề gây tranh cãi.

Alemoni (1998) đã tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu trong giai đoạn 1924-1998 thì có 24 nghiên cứu đã có kết quả không có mối liên hệ giữa sự khác biệt của điểm nhận được và điểm mong đợi với kết quả đánh giá giảng viên (Aleamoni và Hển 1980; Baird 1987; Gigliotti và Buchtel 1990). Nhưng cũng trong bài viết này, Alemoni (1998) cũng tổng hợp được 37 nghiên cứu cho kết quả có tương quan thuận giữa sự khác biệt của điểm nhận được và điểm mong đợi với kết quả đánh giá giảng viên (Aleamoni và Hexner 1980; Blunt 1991; Cohen 1989; Goldberg và Callahan 1991; Nimmer và Stone 1991, Rodabaugh và Kravitz 1994; Trick 1993; Wilson 1998) – tuy nhiên mối liên hệ này tương đối yếu [22,8]. Ở Việt Nam, trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Hoài Bảo (2010) cũng đã đưa ra nhận định rằng sự khác biệt giữa kỳ vọng và điểm thực của sinh viên có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá giảng

viên [1]. Những phát hiện này khẳng định “ giả thuyết khoan hồng” rằng sinh viên khen thưởng những giảng viên cho điểm dễ dãi (Mash 1987) [8].

Tiểu kết:

Lấy ý kiến phản hồi từ SV về hoạt động giảng dạy của GV từ lâu đã trở thành quy định bắt buộc tại nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên tại Việt Nam chỉ được thực hiện trong những năm gần đây.

Việc tổng quan các nghiên cứu cho thấy những nghiên cứu về việc lấy ý kiến phản hồi từ SV về hoạt động giảng dạy của GV được thực hiện cả trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định rằng ý kiến phản hồi của SV là có giá trị và là một nguồn thông tin hết sức bổ ích và cần thiết cho việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của SV trong việc đánh giá GV có kết quả khác biệt hoặc trái ngược nhau. Một số nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ có xu hướng đánh giá giảng viên cao hơn sinh viên nam. Có nghiên cứu lại cho thấy yếu tố giới chỉ ảnh hưởng một phần, lại có những nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt trong kết quả đánh giá giảng viên của sinh viên nam và nữ. Trên đây chỉ là một ví dụ điển hình cho sự khác biệt trong các kết quả nghiên cứu ở cùng một vấn đề. Do đó, với phạm vi tài liệu của mình, tôi thấy rằng các nghiên cứu chưa làm rõ về mức độ hài lòng của sinh viên về bài giảng của GV. Vì thế, cần thiết phải thực hiện đề tàiKhảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về bài giảng của giảng viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau”.

Chƣơng 2. QUY TRÌNH VÀ THIẾT KẾ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên đối với bài giảng của giảng viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau. ThS. Đo lường và Đánh giá trong giáo dục (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)