7. Khung lý thuyết
3.1. Sự hài lòng của sinhviên về bài giảng của giảng viên
Kết quả đánh giá chung của sinh viên về sự hài lòng của họ theo bảng 3.1 (phụ lục 3)cho thấy sinh viên có sự hài lòng cao đối với bài giảng của giảng viên (3.89). Theo mức độ hài lòng ở cả 5 item trong bảng 3.1 thì mẫu được phân bố chủ yếu ở các mức 3,4 và 5, trong đó mức 4 của sự hài lòng chung có sự phân bố của mẫu ở mức lớn nhất (197 sinh viên chiếm 61.9%).
3.2. Sƣ̣ hài lòng của sinh viên đối với nô ̣i dung bài giảng của giảng viên Theo mức độ hài lòng ở cả 5 item trong bảng 3.2 (phụ lục 3) thì mẫu được phân bố chủ yếu ở các mức 3,4,5, trong đó mức 4 của sự hài lòng về bài giảng được trình bày hệ thống có sự phân bố của mẫu ở mức lớn nhất (178 sinh viên). Nếu nhìn ở mức độ đánh giá bình quân thì có thể nói mức độ hài lòng của sinh viên về việc giảng viên có liên hệ bài giảng với thực tế đạt mức cao nhất 4.34. Tổng hợp chung điểm bình quân của 5 item ở mức 4.06 với thang đo Likert 5 mức độ (mức 3 được coi là mức chuyển tiếp từ trạng thái không hài lòng sang trạng thái hài lòng) thì rõ ràng mức độ hài lòng về nội dung bài giảng ở mức tương đối cao. Điều đáng quan tâm vẫn còn tỉ lệ đáng kể SV trong mẫu điều tra không hài lòng và rất không hài lòng về bài giảng
tạo hứng thú h ọc tập cho người học (32 sinh viên chiếm 10%), những vấn đề trọng yếu trong bài giảng được nhấn mạnh một cách rõ ràng (7 sinh viên chiếm 2.2%), GV có liên hệ bài giảng với thực tế (28 sinh viên chiếm 8.8%).
Kết quả phỏng vấn sâu cũng khẳng định lại các dữ liệu định lượng
Hộp 3.1. Nhận xét của sinh viên về nội dung bài giảng
Hộp 3.2. Ý kiến của GV về nội dung bài giảng
Đa số các bài giảng đều được Thầy/Cô dùng Powerpoint để giảng nên hầu như chúng em chỉ ghi chú vào các slide bài giảng mà Thầy/Cô phát cho chúng em. Vì thế những phần trọng tậm của bài chúng em đều nắm, chỉ cần bổ sung những ví dụ thực tế mà thôi. Bên cạnh đó cũng không tránh khỏi một số bạn không tập trung nghe giảng, nhất là các bạn ở cuối lớp. Đối với những môn lý thuyết nhiều để không gây buồn ngủ cho học trò, Thầy/Cô thỉnh thoảng cũng sử dụng những ví dụ gây cười cho chúng em làm cho không khí lớp học đang yên lặng bỗng sôi động hẳn lên. Theo em và một số bạn trong lớp thì GV có giảng bài cuốn hút như thế nào đi nữa thì khi bắt đầu một bài giảng mới thì Thầy/Cô phải nói rõ mục tiêu của bài để chúng em thấy được sự cần thiết và ứng dụng của bài giảng. Chỉ có một số giảng viên nói về phần này. (PVS, Ph, nam sinh viên năm 3, ngành kế toán)
“ Mình soạn bài bằng powerpoint, ở buổi học đầu tiên mình giới thiệu sơ lược về môn học, các yêu cầu về bài kiểm tra cũng như cách cho điểm trong quá trình học tại lớp. Nội dung bài giảng thì mình phát trước các slide bài giảng trong buổi học hôm đó và cuối buổi học thì mình phát tiếp phần bài giảng của buổi sau để các em có thể chuẩn bị trước ở nhà.” (GV ngành KT)
Tóm lại, kết quả phân tích cho thấy, về nội dung bài giảng sinh viên hài lòng ở mức cao (4.06).
3.3. Sƣ̣ hài lòng của sinh viên đối với phƣơng pháp giảng da ̣y của giảng viên
Trong 6 yếu tố ở Bảng 3.3 (phụ lục 3) cho thấy mức hài lòng của sinh viên trong mẫu điều tra về việc giảng viên có tổ chức các hoạt động nhóm, thảo luận ở mức cao nhất (4.71), mức thấp nhất là sự hài lòng về việc giảng viên đã sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học (3.87). Tương ứng với điều đó sự phân bố của mẫu đối với sự hài lòng về việc giảng viên thường nêu vấn đề để sinh viên suy nghĩ, tranh luận tập trung cao nhất ở mức hài lòng, còn sự hài lòng về giảng viên có phương pháp truyền đạt dễ hiểu, giảng viên lắng nghe và trả lời thấu đáo câu hỏi của sinh viên và giảng viên tạo cơ hội cho sinh viên chủ động tham gia vào quá trình học tập tập trung trên mức 4 một chút. Tổng hợp chung cả 6 Item chúng ta thấy mức độ hài lòng của sinh viên về phương pháp giảng dạy ở mức điểm 4.13.
Kết quả phỏng vấn sâu cũng khẳng định lại các dữ liệu định lượng
Hộp 3.3. Phỏng vấn sâu ý kiến của sinh viên đối với phƣơng pháp giảng dạy của GV
Từ kết quả phỏng vấn này cho thấy được sinh viên đồng tình với cách
Kết quả phỏng vấn sâu đối với GV ngành Tiếng Anh cũng bổ sung thêm cho kết quả định lượng.
Hộp 3.4. Phỏng vấn sâu ý kiến của GV đối với phƣơng pháp giảng dạy
Các Thầy/Cô thường xuyên cho thảo luận theo nhóm về những vấn đề mà Thầy /Cô đặt ra để giúp chúng em ứng dụng những kiến thức vừa mới tiếp thu vào phần thuyết trình của nhóm trước lớp. Phần thuyết trình này sẽ không những tạo điều kiện cho chúng em hiểu rõ hơn vấn đề mà nhóm chúng em nắm mà còn giúp chúng em tự tin trước lớp. Điều này rất cần thiết đối với sinh viên ngành biên- phiên dịch của chúng em. (PVS, D, nam sinh viên năm thứ hai, ngành Tiếng Anh)
Tóm lại, kết quả phân tích cho thấy, về phương pháp giảng dạy sinh viên hài lòng ở mức cao (4.13).
3.4. Sƣ̣ hài lòng của sinh viên đối với việc kiểm tra đánh giá của GV
Theo mức độ hài lòng ở cả 2 Item trong bảng 3.4 (phụ lục 3) thì mẫu được phân bố chủ yếu ở các mức 4 và 5, trong đó mức 4 của sự hài lòng về quá trình kiểm tra đánh giá công bằng ở mức lớn nhất. Song nếu nhìn ở mức điểm đánh giá bình quân thì có thể nói mức độ hài lòng của sinh viên về công tác kiểm tra đánh giá chỉ ở mức trung bình và trên trung bình chút ít. Tổng hợp chung điểm bình quân của cả 2 Item ở mức 4.1, với thang Likert 5 mức độ (mức 4 được coi là mức tương đối cao) thì rõ ràng mức độ hài lòng về công tác kiểm tra đánh giá tương đối cao. Điều đáng quan tâm vẫn còn tỷ lệ đáng kể sinh viên không hài lòng và rất không hài lòng về quá trình kiểm tra đánh giá công bằng (20 sinh viên chiếm 6.2%) và về sinh viên có đủ thông tin về tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn học (7 sinh viên chiếm 2.2%).
Kết quả phỏng vấn sâu cũng khẳng định lại các dữ liệu định lượng
Hộp 3.5. Phỏng vấn sâu ý kiến của sinh viên đối với việc kiểm tra đánh giá của GV
“ Hoạt động nhóm và thuyết trình là một trong những phương pháp giảng dạy mà mình thường hay sử dụng trên lớp. Với hoạt động này sẽ tạo cho các em có thể chia sẽ những gì mà các em hiểu qua phần giảng lý thuyết đồng thời cũng ứng dụng sự hiểu biết của mình đối với thực tế. Việc thuyết trình trước lớp sẽ giúp các em tự tin khi đứng trước lớp và khả năng ứng xử của mình. Điều này rất có ích cho các em trong thực tiễn. ( GV ngành Tiếng Anh).
Ngay buổi lên lớp đầu tiên Thầy/Cô đã giới thiệu về chương trình và nội dung của môn học, cung cấp thông tin về việc cho điểm chuyên cần, điểm hoạt động nhóm và số lượng bài kiểm tra trong thời gian học. Điều này giúp cho chúng em chủ động hơn trong việc chuẩn bị bài và làm bài kiểm tra. (PVS, L, nam sinh viên năm thứ hai, ngành CNTT)
Kết quả phỏng vấn này cho thấy sinh viên có đủ thông tin về môn học cũng như hình thức kiểm tra đánh giá của giảng viên trong thời gian học.
Tóm lại, về hình thức kiểm tra đánh giá của giảng viên được sinh viên hài lòng ở mức cao (4.10).
3.5. Ảnh hƣởng của các yếu tố đặc điểm SV tới sự hài lòng đối với việc giảng dạy của giảng viên dạy của giảng viên
3.5.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố đặc điểm SV tới sự hài lòng đối với nội dung bài giảng của giảng viên dung bài giảng của giảng viên
Nghiên cứu của luận văn sử dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố để phát hiện sự ảnh hưởng giữa các thành phần theo yếu tố đặc điểm sinh viên. Phân tích phương sai một nhân tố để kiểm định liệu rằng có sự khác nhau nào tồn tại giữa các thành phần nghiên cứu với các yếu tố đặc điểm sinh viên (theo giới tính, ngành học, năm học, học lực và thời gian tham dự lớp học).
Với giả thiết được đặt ra là: Giả thiết H0: 1= 2=…..=k i là trung bình của tổng thể thứ i được rút ra từ mẫu thứ i.
* Ảnh hƣởng của yếu tố giới tính sinh viên
Trước hết chúng ta xem xét mức độ hài lòng của các nhóm sinh viên theo giới tính đối với từng yếu tố của nội dung bài giảng.Thông số ở bảng 3.5 (phụ lục 3) cho thấy, chỉ số trung bình về sự hài lòng đối với yếu tố “Bài giảng bám sát mục tiêu học tập của học phần” tuy ở sinh viên nam cao hơn và sinh viên nữ nhưng không chênh lệch nhiều (nam là 4.01 và nữ là 3.98). Bên cạnh đó đối với yếu tố “Những vấn đề trọng yếu trong bài giảng được nhấn mạnh một cách rõ ràng” cũng được sinh viên nam hài lòng ở mức trung bình (6.97) cao hơn sinh viên nữ (4.58). Ngoài ra, ở những nội dung còn lại thì mức độ hài lòng trung bình ở nữ sinh viên cao hơn nam sinh viên. Đồng thời, mức trung bình chung đối với từng yếu tố của nội dung bài giảng ở nữ sinh
viên cao hơn (4.79) so với mức trung bình chung của nam sinh viên (4.45). Qua đó cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên theo giới tính đối với nội dung bài giảng của giảng viên ở mức cao.
Trước tiên chúng ta sẽ kiểm tra xem thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố có phù hợp trong trường hợp này hay không với kiểm nghiệm Levene. Kết quả của kiểm nghiệm Levene như bảng dưới đây:
Bảng 3.6. Kết quả kiểm định Levene- kiểm tra giả định đồng đều của phƣơng sai các nhóm đối với yếu tố theo giới tính
Kiểm định Levene với giả thiết H0: phương sai của các nhóm so sánh đồng đều. Ta thấy mức ý nghĩa sig. của kiểm định Levene = 0.786> 0.05 (trong bảng 3.6) nên không thể bác bỏ giả thiết H0 tức là phương sai của các nhóm so sánh không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Do vậy thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố phù hợp để tìm hiểu sự khác nhau giữa kết quả đánh giá giảng viên theo yếu tố giới tính.
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 yếu tố (1- way ANOVA) ta thu được bảng sau:
Bảng 3.7. Kết quả phân tích ANOVA theo giới tính
Tổng chênh lệch bình phương Sum of Squares Bậc tự do (df) Phương sai F Mức ý nghĩa Sig. Giữa các nhóm .117 1 .117 .238 .626 Trong nội bộ các nhóm 155.883 316 .493 Toàn bộ 156.000 317
Với giá trị F = 0,238 và mức ý nghĩa quan sát sig.của phương pháp phân tích ANOVA = 0.626 (trong bảng 3.7) thì có thể đi đến kết luận sự
Levene Statistic Thống kê Levene Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa Sig. .074 1 316 .786
khác biệt về kết quả đánh giá giảng viên giữa nhóm sinh viên nam và nữ khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Như vậy chứng tỏ giới tính không ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về nội dung bài giảng của giảng viên.
* Ảnh hƣởng của yếu tố ngành học
Chúng ta xem xét mức độ hài lòng của các nhóm sinh viên theo ngành học đối với từng yếu tố của nội dung bài giảng. Thông số ở bảng 3.8 (phụ lục 3) cho thấy, chỉ số trung bình về sự hài lòng đối với yếu tố “Bài giảng bám sát mục tiêu học tập của học phần” ở ba ngành chênh lệch không đáng kể (ngành Kế toán là 4.07; ngành CNTT là 3.9 và ngành Tiếng anh là 4.03). Bên cạnh đó đối với yếu tố “Bài giảng được trình bày một cách hệ thống” sinh viên ngành Tiếng Anh có chỉ số trung bình cao nhất (4.51), kế tiếp là sinh viên ngành Kế toán với chỉ số trung bình là 4.05 và sinh viên ngành CNTT là 3.77. Ngoài ra, ở nội dung “Bài giảng tạo hứng thú h ọc tập cho người học” chỉ số trung bình của sinh viên ngành CNTT là cao nhất (5.49), chỉ số 5.10 là chỉ số trung bình của sinh viên ngành Kế toán và thấp nhất là chỉ số trung bình của sinh viên ngành Tiếng Anh 3.74. Riêng đối với yếu tố “Những vấn đề trọng yếu trong bài giảng được nhấn mạnh một cách rõ ràng” thì mức độ hài lòng trung bình ở sinh viên ngành Kế toán (6.88) cao hơn sinh viên ngành CNTT (6.56) và sinh viên ngành Tiếng Anh là thấp nhất (4.09). Cuối cùng, chỉ số trung bình đối với yếu tố “GV có liên hệ bài giảng với thực tế” sinh viên ngành Tiếng Anh cao nhất (6.48); kế tiếp là sinh viên ngành Kế toán (4.04) và thấp nhất là chỉ số trung bình của sinh viên ngành Tiếng Anh (3.55). Tuy nhiên, tổng trung bình chung của từng yếu tố của nội dung bài giảng của ngành Kế toán là cao nhất (4.82), kế đó là ngành CNTT (4.65) và thấp nhất là ngành Tiếng Anh (4.57). Qua đó cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên theo ngành học đối với nội dung bài giảng của giảng viên ở mức cao (trên mức 4).
Bảng 3.9. Kết quả kiểm định Levene- kiểm tra giả định đồng đều của phƣơng sai các nhóm đối với yếu tố theo ngành học
Thống kê Levene Levene Statistic Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa Sig. 1.783 2 315 .170
Kiểm định Levene với giả thiết H0: phương sai của các nhóm so sánh đồng đều. Ta thấy mức ý nghĩa sig. của kiểm định Levene = 0.170> 0.05 (trong bảng 3.9) nên không thể bác bỏ giả thiết H0 tức là phương sai của các nhóm so sánh không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Do vậy thủ tục phân tích phương sai 1 yếu tố phù hợp để tìm hiểu sự khác nhau giữa kết quả đánh giá giảng viên theo yếu tố ngành học.
Sử dụng phương pháp phân tích phương sai 1 yếu tố (1- way ANOVA) ta thu được bảng sau:
Bảng 3.10. Kết quả phân tích ANOVA theo ngành học
Với giá trị F = 0,482 và mức ý nghĩa quan sát sig.của phương pháp phân tích ANOVA = 0.229 (trong bảng 3.10) thì có thể đi đến kết luận sự khác biệt về kết quả đánh giá giảng viên giữa sinh viên các ngành học khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Như vậy chứng tỏ ngành học không ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về nội dung bài giảng của giảng viên.
* Ảnh hƣởng của yếu tố khóa học
Tổng chênh lệch bình phương Sum of Squares Bậc tự do (df) Phương sai Mean Square F Mức ý nghĩa Sig. Giữa các nhóm 1.454 2 .727 1.482 .229 Trong nội bộ các nhóm 154.546 315 .491 Toàn bộ 156.000 317
Trước hết chúng ta xem xét mức độ hài lòng của các nhóm sinh viên theo khóa học đối với từng yếu tố của nội dung bài giảng. Thông số ở bảng 3.11 (phụ lục 3) cho thấy, chỉ số trung bình về sự hài lòng đối với yếu tố “Bài giảng bám sát mục tiêu học tập của học phần” ở ba khóa chênh lệch không đáng kể (Khóa 2009 là 4.08; khóa 2010 là 3.97 và khóa 2011 là 3.94). Bên cạnh đó đối với nội dung “Bài giảng được trình bày một cách hệ thống” sinh viên khóa 2009 có chỉ số trung bình cao nhất (4.95), kế tiếp là sinh viên 2010 với chỉ số trung bình là 3.86 và sinh viên khóa 2011 là 3.74. Ngoài ra, ở yếu tố “Bài giảng tạo hứng thú h ọc tập cho người học” chỉ số trung bình của sinh viên khóa 2011 là cao nhất (5.28), chỉ số 4.83 là chỉ số trung bình của sinh viên khóa 2009 và thấp nhất là chỉ số trung bình của sinh viên khóa 2010 là 4.31. Riêng đối với nội dung “Những vấn đề trọng yếu trong bài giảng được nhấn mạnh một cách rõ ràng” thì mức độ hài lòng trung bình ở sinh viên khóa 2009 cao hơn (6.35) sinh viên khóa 2011 (5.54) và sinh viên khóa 2010 là thấp nhất (5.11). Cuối cùng, chỉ số trung bình đối với nội dung “GV có liên hệ bài giảng với thực tế” của sinh viên khóa 2011 cao nhất (6.71); kế tiếp là sinh viên khóa 2010 (4.77) và thấp nhất là chỉ số trung bình của sinh viên khóa 2009 (4.11). Tuy nhiên, tổng trung bình chung của từng yếu tố của nội dung bài giảng của khóa 2011 là cao nhất (5.0), kế đó là khóa 2009 (4.86) và thấp nhất là khóa 2010 (4.4). Qua đó cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên theo khóa học đối với nội dung bài giảng của giảng viên đều ở mức cao (trên mức