Khơi nguồn ý tưởng về „Korea học‟

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 86)

Trong “Đông Kinh Đại Toàn” SuUn Choi Jae U viết: Đạo thì giống với phương Tây nhưng học thuật thì là Donghak. Dường như người muốn tạo ra một ngành học hơn là một tôn giáo. Nhưng có lẽ chính “cuộc hội ngộ với thần Trời biết nói” cùng sự biến đổi thành hình thức đấu tranh cách mạng của nông dân Donghak mà SuUn Choi Jae U được nâng lên thành thánh, như vị giáo chủ đầu tiên của tôn giáo sau khi người bị xử tử. Tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae U vẫn nằm trong lối tư duy truyền thống của người phương Đông lấy “ta” làm chuẩn và có tính chủ quan khác với phương Tây. SuUn Choi Jae U đã không “phản bội” lại phương Đông. Thứ nhất, người công nhận khi đối thoại với học trò:

Hỏi: Người nói đạo giống vậy lấy tên đạo là Tây học ạ?

84

tên là Tây học.

Tiếp đó, SuUn cũng phê phán nền học thuật của phương Tây. Đầu tiên là từ thái độ “nói là đạt được đạo mà hóa ra cướp bóc”. Hay như câu: “Người phương Tây lời nói không có thứ bậc, trong chữ viết không có cái đúng sai, đàn lập không vì Thiên chủ mà chỉ biết cầu kế sách cho thân mình. Trong người không có thần khí hóa (tính thần bí, phần thần kỳ trong con người), trong học thuật không có lời dạy của Thiên chủ, hình thức thì có mà lại không có dấu hiệu, có vẻ như có suy nghĩ mà lại không có chú văn (văn cầu bằng lòng thành). Rồi gần với sự mơ hồ, học thì không phải Thiên chủ nên làm sao mà không thể không khác được!” [18 - 50, 51].

Trước khi người phương Tây và hệ thống giáo dục kiểu phương Tây du nhập vào phương Đông thì các ngành học của phương Đông chủ yếu phụ thuộc vào nền văn hóa Trung Hoa. Việc học hành tại các hình thức trường học khác nhau chắc chắn không phải là việc phổ biến và ai cũng làm được. Sự độc quyền chữ viết Trung Hoa cũng là một trong lý do khiến cho nền giáo dục trong quá khứ không được đại chúng hóa. Chính vì vậy mà khi thành lập nước, một trong những công việc đầu tiên Hồ Chí Minh tiến hành là phổ cập giáo dục – dạy chữ quốc ngữ cho toàn dân. Điều này giúp ta hiểu tại sao SuUn lựa chọn cách viết cuốn “Long Đàm Di Từ” dưới dạng lời ca, cũng phần nào cho thấy „công tác‟ bảo tồn “nền học thuật phương Đông” của SuUn Choi Jae U.

Và để xây dựng một nền học thuật của phương Đông nói chung và Hàn Quốc nói riêng, người đưa ra ý tưởng về vấn đề này thông qua các nội dung trong phần “Bố đức văn”, “Luận học văn” và “Bất nhiên kỳ nhiên” trong cuốn “Đông Kinh Đại Toàn”. “Đông Kinh Đại Toàn”dường như được cấu trúc theo trật tự của một cuốn giáo trình dành cho không chỉ các học giả Nho học lúc bấy giờ với các nội dung “kinh điển” của triết học phương Đông với Shaman giáo, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo trong kho tàng kiến thức phương Đông. Cuốn sách còn chứa đựng các nội dung, các phạm trù mới, như sự xuất hiện

85

của “Thiên đạo” và việc luận về “Thiên đạo” của SuUn hay hai phạm trù “bất nhiên kỳ nhiên”. Bên cạnh đó, cách thức SuUn đưa ra để chỉ dạy cho các học trò có thể được gắn với môn „tâm học‟. Việc tìm hiểu về „thần Trời‟ trong bản thân mỗi con người, về chính bản tâm của mỗi cá nhân chắc chắn sẽ là một trong những ngành học phát triển trong môi trường xã hội toàn cầu và sự cô đơn của cá nhân con người.

Trong phần “Tu Đức văn” nội dung số 10 của cuốn “Đông Kinh Đại Toàn”, chúng ta thấy SuUn có viết những dòng về thành quả của quá trình đào tạo của người: “Việc hành đạo của chúng ta thật đẹp. Tung bút ra viết chữ khiến người ta nghi ngờ tưởng là dấu chữ Vương Hy Chi, mở miệng lấy vận thì không ai là không quỳ lạy người tiều phu. Lòng tham của người hay hối hận và xa xỷ chẳng điên lên trước của cải của Thạch Thị, người tận lòng tận tâm không ghen tỵ với trí tuệ của Tư Khoáng...”. [18, 98]

Với tính chất một học thuyết bản địa của Korea, với ảnh hưởng và sức sống cho đến nay của Donghak cũng như tính chất tổng hợp, thống nhất toàn bộ các tư tưởng trước đó và mở ra một nền học thuật mới, Donghak của SuUn Choi Jae U là một học thuyết cần thiết vừa có tính bảo tồn, vừa có tính phát triển của cư dân vùng bán đảo Korea. Chính vì vậy tư tưởng này là một tư tưởng có giá trị trong việc nghiên cứu về Korea. Trong thời buổi hiện nay, với xu hướng hình thành ngành Korea học, tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae U là tư tưởng không thể thiếu trong danh mục triết học Korea.

Tiểu kết chương3

Như vậy, có thể tổng kết các ảnh hưởng của tư tưởng Donghak trên bán đảo Korea thành ba điểm lớn. Vào thời điểm đất nước lâm nguy, tư tưởng Donghak kết hợp với nông dân trở thành lực lượng tổ chức các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc. Mặc dù các phong trào này đều thất bại nhưng ảnh hưởng của tư tưởng Donghak đã nâng cao nhận thức và tính tự chủ của người nông dân Korea. Một đặc điểm quan trọng là sự kết hợp của Donghak với tư

86

cách một tôn giáo cùng lực lượng nông dân nhằm đạt mục tiêu đấu tranh vì độc lập dân tộc đã là một sự kết hợp tạo ra sự đoàn kết, cấu kết và sức mạnh cho cộng đồng.

Tiếp đó, ảnh hưởng của Donghak được kế thừa bởi các tôn giáo có gốc là Donghak. Về cơ bản, SuUn đã chỉ ra một „đối tượng‟ để tôn thờ, đã tạo ra một cách thức tu luyện, và hệ thống hóa các nghi thức, và tạo ra được niềm tin trong mỗi người tham gia. Đây là lý do khiến cho các tôn giáo có tính chất Donghak được hình thành. Các tôn giáo này như đã phân tích, vừa là lực lượng tích cực đấu tranh cho giải phóng dân tộc, vừa là nơi lưu giữ các giá trị tinh thần, vật chất của truyền thống văn hóa, là lực lượng tiên phong trong phong trào chấn hưng truyền thống dân tộc. Không chỉ vậy, các tôn giáo này còn làm công việc đơn thuần của một tôn giáo là chỗ dựa tinh thần cho người dân.

Ảnh hưởng thứ ba của Donghak và SuUn Choi Jae U xuất phát từ các đặc tính truyền thống mà Donghak mang trong mình. Với những đặc tính này, Donghak trở thành đối tượng quan tâm của các quốc gia khác trong thời đại „đụng độ của các nền văn minh‟ và sự giao lưu văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa.

87

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)