Hai tác phẩm chính của tư tưởng Donghak

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 42)

Hiện nay, khi nghiên cứu về tư tưởng của Donghak không thể không nói đến hai tác phẩm được chính thức công nhận của SuUn Choi Jae U là tác phẩm “Dong Kyong Dae Jeon” (동경대전, Đông Kinh Đại Toàn) và “Young Dam Yu Sa” (용담유사, Long Đàm Di Từ). Tuy nhiên cũng cần nói rằng, hai tác phẩm trên được viết với nội dung tương tự nhau, trong đó, “Đông Kinh Đại Toàn” được viết bằng chữ Hán còn “Long Đàm Di Từ” được viết bằng chữ HanGul.

2.2.1. Tác phẩm DongKyongDaeJeon

Tác phẩm DongKyongDaeJeon (Đông Kinh Đại Toàn) của SuUn Choi Jae U gồm năm phần: Bố đức văn, Luận học văn, Tu đức văn, Bất nhiên kỳ nhiên và Thơ. Về một ý nghĩa nào đó có thể thấy, “Đông Kinh Đại Toàn” được viết để hướng tới tầng lớp thống trị, tầng lớp trí thức trong xã hội Joseon lúc bấy giờ với tính chất lý luận đầy logic và bố cục chặt chẽ.

40 Trước hết là “Bố đức văn” (포덕문): Trước hết là “Bố đức văn” (포덕문):

Trong tác phẩm “Đông Kinh Đại Toàn” (biên dịch của Kim Seong Beom, Đào Vũ Vũ chuyển ngữ) của Nxb Thế Giới thì phần Bố Đức văn được chia thành 09 phần nhỏ trong đó phần 01 SuUn đưa ra quan niệm về “thần Trời” hay “Thiên chủ”. Trong phần mở đầu của Bố Đức văn, SuUn viết: “từ ngày xửa, ngày xưa, bốn mùa không thay đổi. Thời gian trôi trong thế giới này hằng không đổi. Đây chính là dấu tích của trời dưới hạ giới” [18, 09]. Như vậy trong thế giới tinh thần của SuUn đã tồn tại khái niệm “Thiên chủ” tức là Trời. Theo SuUn, những người bình thường chỉ nhận biết được bề mặt hiện tượng mà không quan tâm tới nguyên nhân, đặc biệt là điểm khởi đầu gây ra hiện tượng đó. SuUn trả lời cho câu hỏi nguyên nhân của các hiện tượng đó chính là do “sự điều hòa của thần Trời”, các hiện tượng đó là dấu hiệu của những „hành động‟ điều hòa vạn vật của Trời.

Mặc dầu con người bình thường không cảm nhận được công sức của trời nhưng tới thời Ngũ Đế (năm đời đế vương Trung Quốc), thánh nhân xuất hiện, phát hiện ra quy luật vận động liên tục của trời đất - hết động rồi lại tĩnh, hết lên rồi lại xuống. Sự hợp nhất quy luật ấy được gọi là Thiên mệnh. Và các bậc hiền sỹ Nho giáo, khác với „người bình thường‟ phải thông qua quá trình học hành, tu luyện để nhận biết được Thiên mệnh, khi đó sẽ trở thành quân tử. Tuy nhiên khi liên hệ với xã hội Joseon lúc đó, SuUn cho rằng, con người thế gian tự tạo ra tâm tính cho mình, không thuận theo lẽ Trời, cũng không nghĩ tới mệnh Trời. Vì vậy mà tâm tính lúc nào cũng lo âu, bất ổn không biết đặt tâm mình nương tựa vào đâu. Trong phần này, chúng ta thấy SuUn cũng đề cập tới quan hệ giữa người với người. Theo ông, con người trong xã hội Joseon thời điểm đó đã quên Trời, chỉ biết sống cho riêng mình nên xã hội mới trở nên tồi tệ. Cùng lúc đó, SuUn nghe chuyện người phương Tây nói là làm theo ý Trời, không mưu cầu phú quý mà lộ rõ ý đồ muốn thâu tóm thiên hạ, lập giáo đàn rồi vừa hành đạo vừa cướp bóc. Như vậy, SuUn bắt gặp một mâu thuẫn giữa

41

„thần Trời‟ mà ông biết và „thần Trời‟ mà người phương Tây viện cớ để hoành hành. Và SuUn đã phải phân vân, không biết người Joseon có phải theo đạo đó không. Thế nhưng trở lại lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng vào thời điểm này, các nước phương Tây đã lần lượt đến phương Đông nấp dưới danh nghĩa truyền đạo và buôn bán thương mại mà giấu đi mưu đồ xâm lược. Hiện thực này không chỉ có bán đảo Korea khi các thuyền chiến của Pháp, Anh, Mỹ đến vùng biển Triều Tiên vào nửa đầu thế kỷ XIX mà ở Việt Nam, thực dân Pháp cũng đang tiến hành xâm lược và sau đó đặt ách thống trị.

Khi SuUn còn đang sống trong trạng thái nghi ngờ đạo của người phương Tây như vậy thì “thần Trời” xuất hiện và tìm tới ông, nói “con người gọi ta là Thượng Đế”. Sau đó, Thượng Đế đã trao cho SuUn linh phù hay còn gọi là thuốc tiên (tiên dược) để chữa bệnh cho con người vì khi đó bệnh tật tràn lan khiến dân chúng lâm vào cảnh lầm than khốn khổ vô cùng. Sau lần gặp thần Trời đó, SuUn như có thêm tự tin để khẳng định chắc chắn “thần Trời thì là một nhưng học thì là Donghak”. Như vậy có nghĩa là SuUn công nhận tồn tại “thần Trời” của người phương Tây nhưng lại từ chối, phê phán học thuật về thần Trời của người phương Tây.

Hai là “Luận học văn” (논학문): Luận học văn là phần có 18 nội dung nhỏ. Trong các nội dung của từng phần của “Đông Kinh Đại Toàn”, SuUn đều nhắc đi nhắc lại về Thiên đạo, về thần Trời và tình huống mà người được gặp thần Trời. Mở đầu Luận học văn cũng vậy. Ở đây, SuUn giải thích về thần Trời bằng chính các kiến thức Dịch học: “Từ lâu trên trời đã có 9 sao ứng với nó là chín chủ; dưới đất có 8 phương ứng với 8 quẻ dịch” [18, 31]. SuUn nhắc lại sự kiện “người phương Tây đạt được đạo, dựng được đức, khiến mọi thứ hài hòa, chẳng có việc gì là không làm được”. Ở đây chúng ta thấy dường như người đã tin vào năng lực làm biến đổi thế giới của “Tây đạo” và người tỏ thái độ phân vân không biết có phải đó là “mệnh Trời” hay không.

42

thiêng và tiếng vọng từ bên trong “tấm lòng ta cũng như là tấm lòng con”, “ta trao cho con đạo vô cùng vô tận, con mài giũa nó rồi mang ra giáo dưỡng cho thiên hạ”. Nhưng SuUn lại tỏ thái độ nghi ngờ khiến thái độ đó dẫn tới hành động suy nghiệm, tu hành. Sau một năm, SuUn đã hoàn toàn bị thuyết phục. Sau đó ông viết chú văn để cầu nguyện lên thần Trời, viết ra pháp của giáng lệnh và cả lời ca để học mà không quên. SuUn đúc kết lại đạo Trời bằng vẻn vẹn 21 con chữ chú văn.

Người kể tiếp tới chuyện các học giả đến tìm và hỏi người về đạo mà người nhận được. Theo lời người viết thì họ hỏi đạo là gì, rồi hỏi sự khác nhau giữa đạo ấy với “Tây đạo”. Su Un giải thích mình sinh ra ở phương Đông, nhận đạo ở phương Đông nên đạo thì là Thiên đạo nhưng học là Donghak. Sau đó, SuUn còn đề cập tới các khái niệm như Thị, Chủ, Tạo hoá, Định, Vĩnh thế, Bất vong, Vạn sự và Tri. Trong đó ông cũng nó rõ “Thị” có nghĩa là sự linh thiêng và Khí hoá tức là mỗi người thế giới này cần phải giữ cho mình mà không thể chia xẻ cho ai cả, hoặc “Chủ” là sự tôn quý mà đối xử như bố mẹ mình, tương tự, “Bất vong” là luôn nghĩ tới không quên… Tiếp đó SuUn đã giải thích cụ thể hơn về “Chú văn”; giải đáp các vấn đề như “thiện – ác”, sự “không cung kính Thiên chủ”, rồi cả hiện tượng “nói xấu đạo sau lưng”. Người cũng đã lấy các ví dụ trong Nho giáo để giải thích rõ những điều mình nói. Phần kết luận của nội dung thứ hai này, người khuyên các học trò cung kính nhận lấy cuốn sách mà người viết để được như “ánh sáng trắng nhận được sắc vào mình”.

Ba là “Tu đức văn” (수덕문): Trong tác phẩm “Đông Kinh Đại Toàn”, phần Tu Đức Văn là phần được SuUn đề cập gồm 12 nội dung. Cũng như tên gọi, đây là phần tập trung vào quá trình ông tìm đến đạo bằng cách kể lại hoàn cảnh gia đình mình. Các nội dung về đạo lần này được so sánh với các khái niệm cơ bản trong việc tu luyện thành quân tử của Nho giáo. Người xưa thì có “nguyên hậu lợi trinh”, nhà Nho thì có “nhân nghĩa lễ trí” còn “thụ tâm chính

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)