của phương Tây.
3. Bên cạnh đó, việc đặt tồn tại “thần Trời” vào tấm lòng con người là một bước tiến mới trong việc đề cao giá trị của con người. Không phải chỉ có thần thánh mới tạo dựng được „nước chúa‟ được „xã hội đại đồng‟ hay „thế giới thiên đàng sau cái chết‟, mà chính con người có thể tự xây dựng cho mình một „xã hội lý tưởng‟ ngay trên mảnh đất mình đang sống. Donghak với tư cách là một học thuyết, một tôn giáo bản địa do SuUn sáng lập, không chỉ mang chức năng tôn giáo mà còn mang chức năng xã hội. Mặc dù khước từ vai trò giáo chủ của mình, nhưng có thể thấy sau khi đắc đạo, SuUn đã quyết định phổ đạo, hướng dẫn người khác tu luyện chứ không chỉ chuyên tâm vào tu luyện cho riêng mình. Như vậy, trên một phương diện nào đó, SuUn không muốn biến học thuyết của mình thành một tôn giáo (mặc dù tư tưởng này mang tính chất là một tôn giáo) để giai cấp thống trị có điều kiện lợi dụng như Kitô giáo. Xuất phát điểm của SuUn không phải là tầng lớp thượng lưu hay tầng lớp chính trị trong xã hội như mục tiêu của học thuyết Nho giáo mà đối tượng thuyết phục của SuUn là tầng lớp trí thức và thường dân trong xã hội Joseon. Đây là điều khiến cho tư tưởng của SuUn được tiếp nhận nhanh chóng, cũng giải thích tại sao khi Donghak xuất hiện, SuUn đã bị chính quyền phong kiến bắt và gán cho ông tội mê hoặc người dân và gieo rắc bất hoà trong xã hội khiến ông bị truy bắt và bị hành quyết vào năm sau đó.
Cũng như Việt Nam, đặc điểm về vị trí địa lý khiến cho cả Việt Nam và bán đảo Korea đều phải chịu ảnh hưởng của nền văn hóa khổng lồ Trung Quốc. Và cũng như Việt Nam, trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước qua nhiều triều đại, các thế hệ người Korea luôn nỗ lực tạo dựng nên một nền văn hóa khác, độc lập với nền văn hóa Trung Hoa. Cũng như văn hóa của Việt Nam, bán đảo Korea vẫn luôn nhấn mạnh và tự hào rằng Korea là một dân tộc đơn nhất. Trong hội thảo lần thứ chín về Hàn Quốc học với chủ đề “Hàn Quốc và
91
Hàn Quốc học dưới góc nhìn Châu Á” tổ chức tại Hà Nội, trong tiểu ban Đa Văn Hóa, các học giả đã bàn luận sôi nổi về mệnh đề “dân tộc đơn nhất” hay “đơn dân tộc” của người Korea. Do hiện trạng kết hôn quốc tế giữa đàn ông Hàn Quốc và phụ nữ các nước Đông Nam Á, mà điển hình là phụ nữ Việt Nam, nhiều vấn đề mới nảy sinh trong xã hội Hàn Quốc vốn được coi là đơn dân tộc. Một trong những vấn đề lớn nhất đó là giáo dục cho thế hệ con lai của các cuộc hôn nhân quốc tế đó. Hiện nay trong xã hội Hàn Quốc đã bắt đầu có sự “hỗn dung” dòng máu, báo hiệu cho sự phá vỡ tính đơn nhất mà các thế hệ người Hàn vẫn luôn nhấn mạnh. Vấn đề đa dân tộc bắt đầu được đưa ra thảo luận nghiêm túc từ những năm 2000 tại Hàn Quốc. Và theo nhiều nhà nghiên cứu Hàn Quốc thì đã đến lúc người Hàn Quốc phải xem xét lại khái niệm “dân tộc” của mình trong quá trình tiếp cận với các nền văn hóa khác ngay trong lòng xã hội Hàn Quốc. Một trong những nơi có thể tìm lại „đặc tính của người Hàn Quốc‟ chính là tư tưởng Donghak của SuUn Choi Jae U.
92