Các tôn giáo bắt nguồn từ tư tưởng Donghak

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 84)

Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với tình cảm xã hội lộn xộn, sự đè nén và áp bức của chính quyền nhà nước Phong kiến đã khiến cho nhiều tôn giáo bản địa mới xuất hiện trên bán đảo Korea. Và tổ chức có tính chất tôn giáo bản địa đầu tiên chính là Donghak. Trong cuốn “Các phong trào Tôn giáo của Hàn Quốc” của Noh Gil Myong, học giả này viết: “Năm 1860, sau khi Donghak ra đời, trong xã hội Hàn Quốc xuất hiện hàng loạt các tôn giáo mới” [22, 130]. Như vậy có thể nói, tư tưởng Donghak trở thành ngọn cờ đầu cho sự ra đời của hàng loạt các tôn giáo mới trên bán đảo Korea trong giai đoạn cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Có thể coi đây là những dấu hiệu phản kháng và độc lập về mặt tinh thần, tôn giáo đầu tiên của người Hàn sau phản ứng tiếp nhận Tây học và Thiên chúa giáo của phương Tây. Một mặt, việc xuất hiện các tổ chức tôn giáo bản địa trong hoàn cảnh lúc bấy giờ ban đầu là chỗ dựa tinh thần cần thiết cho người dân trên bán đảo, đặc biệt là những người không quen với Thiên chúa giáo. Mặt khác, sau khi phong trào đấu tranh đòi lại danh dự cho giáo chủ SuUn phát triển thành phong trào cách mạng nông dân Donghak và mặc dù phong trào này đã thất bại nhưng sự hình thành của các tổ chức tôn giáo kế tiếp truyền thống Donghak như Thiên đạo giáo và SuUn giáo là bước phát triển tiếp theo của Donghak. Đến giai đoạn này, các tổ chức hậu Donghak kết hợp với cái mác tôn giáo đã tích cực thu hút sự đoàn kết trong giáo hội cũng như thu hút lực lượng người tham gia vào làn sóng phong trào đấu tranh cho độc lập dân tộc. Phong trào Độc lập ngày 01/03/1919 là một trong số đó. Tổ chức Thiên đạo giáo đã tham gia chuẩn bị một cách tích cực vào phong trào này. “Để thực hiện phong trào đấu tranh độc lập, Thiên đạo giáo đã xây „BongHwangGak‟ (봉황각 - phượng hoàng gác) ở UiDong (의동), lựa chọn khoảng 500 người từ các địa phương khác nhau rồi tổ chức huấn

82

luyện theo 7 kỳ, với nội dung tu dưỡng tinh thần tự lập cho những người này. Những người này về sau trở thành các thủ lĩnh ở các địa phương khác nhau. Thiên đạo giáo cũng đã tổ chức gây „quỹ Tân Tiết‟ (신철금) ở Giáo đường trung tâm tại lý Bimil (비밀리) để tích lũy kinh phí cho hoạt động cách mạng.

Trước khi phong trào nổ ra, đêm ngày 28 tháng 02 năm 1919, một cuộc họp gồm 33 đại biểu (Cheondo giáo - 천도교: 15 người, Gamri giáo - 감리교: 9 người, JangRo giáo - 장로교: 7 người, Phật giáo - 불교: 2 người) đã được tổ chức tại nhà của giáo chủ thứ ba của Donghak là ƯiAm SonByongHee (의암 송병희) để bàn tổng kết về kế hoạch cho phong trào ngày 01/03. Trong các nội dung bàn chỉ có việc đọc bản tuyên ngôn độc lập được thay đổi thành Tae Hwa Kwan (대화관), còn các kế hoạch khác được tiến hành như dự định. Như vậy chúng ta lại thấy yếu tố tôn giáo kết hợp với chính trị trong các phong trào đấu tranh vì độc lập của người Hàn. Cũng chính vì vậy mà với tinh thần yêu nước đó, các tổ chức tôn giáo này tiếp tục trở thành nơi lưu tồn các giá trị truyền thống của người dân trên vùng bán đảo Korea, trở thành lực lượng tích cực trong công cuộc khôi phục lại các giá trị truyền thống Korea về sau.

“Hiện nay, kế thừa sự truyền dạy của SuUn, các tổ chức tôn giáo mới liên quan tới Donghak có thể kể ra đây như: CheonDo Gyo (천도교, Thiên đạo giáo, 天道敎); SuUn Gyo (수운교, SuUn Giáo); DonghakCheonJin Gyo (동학천진교, Donghak thiên chân giáo, 東學天眞敎); DongHakGyoBonBu (동학교본부, Donghak giáo bản phủ, 東學敎本部)”. [22, 139]

Về cơ bản, tôn giáo gắn với đức tin và hệ thống nghi lễ. Các tổ chức tôn giáo bắt nguồn từ tư tưởng Donghak thường đặt SuUn Choi Jae U làm tổ sư đầu tiên của tôn giáo mình. Các tôn giáo này hiện nay đi vào khai thác phần tu hành, ứng dụng các phương pháp tu hành vào đời sống hiện tại. Các tôn giáo khác với triết học hay các ngành nghiên cứu khoa học bởi chỉ thường tập trung vào nghiên cứu theo hướng tu hành, tu luyện, phát triển các hình thức tu luyện

83

và truyền dạy cho các tín đồ. Trong thời hiện đại, các tổ chức tôn giáo này đều có trụ sở và các chi nhánh, đều có trang web riêng: Ví dụ như Thiên đạo giáo: http://www.chondogyo.or.kr/. Thiên đạo giáo có trụ sở chính ở Seoul và chi nhánh ở các tỉnh cùng hệ thống các cơ quan trực thuộc: Học viện, viện tu luyện, hội thống nhất dân tộc, viện nghiên cứu con người mới. Ngoài ra còn có cả hội phụ nữ, hội thanh niên. Su Un giáo: http://www.suwoongyo.or.kr.

Các tổ chức tôn giáo ở Hàn Quốc nói chung hay các tổ chức tôn giáo bắt nguồn từ Donghak nói riêng hiện nay một mặt hướng vào nghiên cứu kinh điển, tìm ra và khai thác các tầm nghĩa mới của kinh điển; mặt khác lại tập trung vào thực hiện các công việc phục vụ xã hội như các tổ chức xã hội khác. Trong thời đại toàn cầu hóa, một yêu cầu mới đặt ra là sự giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và các nền văn hóa khác. Bài toán giao lưu của các tôn giáo này với các tôn giáo khác trên thế giới cũng như cách thức hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa này sẽ diện ra như thế nào là vấn đề mà các tôn giáo đã đang và sẽ quan tâm.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu tư tưởng Donghak (Đông học) và những ảnh hưởng của nó ở Triều Tiên nửa cuối thế kỷ XIX (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)