Văn hóa tổ chức và hiệu suất kinh doanh

Một phần của tài liệu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của người lao động tại các khách sạn 3 sao ở nha trang, khánh hòa (Trang 31)

6. Kết cấu luận văn

1.3.3.3Văn hóa tổ chức và hiệu suất kinh doanh

Tất cả mọi doanh nghiệp đều có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Văn hóa tổ chức của các doanh nghiệp được xây dựng nhằm mục tiêu tăng cường tối đa hiệu quả hoạt động của bộ máy nhân sự, nâng cao năng suất lao động và do đó tạo hiệu suất lợi nhuận tối đa.(Phạm Thị Lý, Trung tâm Đào tạo và Phát triển Nguồn Nhân lực, Đại học Quốc gia TPHCM)

Trong nghiên cứu của Denison (1984) về văn hóa tổ chức, ông đã tìm thấy rằng các công ty có một nền văn hóa tổ chức mạnh gặt hái được lợi nhuận trung bình gần gấp đôi so với các công ty với một nền văn hóa tổ chức yếu. Kết luận của ông là các khía cạnh văn hóa tổ chức và hành vi tổ chức đã được gắn liền với cả hiệu suất ngắn hạn và tồn tại dài hạn

Petty và các cộng sự. (1995) đã tiến hành một nghiên cứu trong số 3977 nhân viên trong một công ty Hoa Kỳ để đánh giá xem liệu có một mối quan hệ nào giữa văn hóa tổ chức và hoạt động của tổ chức. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu năng tổ chức có liên quan đến văn hóa tổ chức. Các tác giả khẳng định rằng có một liên kết mạnh mẽ rõ ràng trong mối tương quan giữa làm việc theo nhóm và hiệu suất. Tương quan này chỉ ra rằng làm việc theo nhóm, là khía cạnh quan trọng của văn hóa, có liên quan đáng kể đến hiệu suất. Các tác giả cũng cho rằng hành vi như giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ thông tin và nguồn lực, làm việc như một đội bóng có thể nâng cao hiệu suất kinh doanh của tổ chức.

Một nghiên cứu của Trường Đại học Harvard năm 2003, nghiên cứu báo cáo rằng văn hóa có tác động lớn đến hoạt động kinh tế dài hạn của một tổ chức. Nghiên cứu đã kiểm tra hoạt động quản lý tại 160 tổ chức đã hoạt động hơn mười năm và thấy rằng văn hóa có thể nâng cao hiệu suất hoặc chứng minh nó phương hại đến hiệu suất. Tổ chức có văn hóa tổ chức mạnh đã có một sự tăng trưởng tài chính tốt hơn những tổ chức khác. Ngoài ra, một nghiên cứu của Corporate Leadership Council năm 2002 đã chỉ ra rằng rằng những yếu tố văn hóa tổ chức như chấp nhận rủi ro, thông tin liên lạc nội bộ, và tính linh hoạt là một trong những động lực quan trọng nhất về hiệu suất, và có thể ảnh hưởng đến hiệu suất cá nhân. Hơn nữa, tính sáng tạo, năng suất thông qua người lao động, và các yếu tố văn hóa khác được trích dẫn bởi Peters và Waterman (1982) cũng có những hiệu suất kinh tế tích cực.

Một phần của tài liệu tác động của văn hóa tổ chức đến sự gắn bó của người lao động tại các khách sạn 3 sao ở nha trang, khánh hòa (Trang 31)