Không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính sau chiến tranh qua các tiểu thuyết của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh (Trang 69)

2. Không gian và thời gian nghệ thuật

2.1 Không gian nghệ thuật

Đi vào trong tác phẩm văn chương không gian không hoàn toàn trùng khít lên không gian trong hoạt động giao tiếp đời thường mà được khúc xạ thêm một lần nữa. Ở đó không chỉ thấy sự chi phối của không gian lên các nhân tố giao tiếp khác mà quan trọng hơn đó chính là ý đồ tổ chức không gian của nhà văn. Bên cạnh đó cùng với thời gian, không gian là yếu tố nhà văn dùng để cấu trúc nên toàn bộ tác phẩm. Nó mang dấu ấn khách quan của đối tượng

nghệ thuật đồng thời mang tính độc đáo chủ quan của chủ thể sáng tạo. Hay như trong Nhập môn lý thuyết trần thuật, Manfred Jahn có viết: “Không gian văn học là môi trường định vị vật thể và nhân vật, nói rõ hơn, là môi trường trong đó nhân vật sống và vận động”.

Vốn là những người lính trở về sau chiến tranh, Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh viết nhiều, viết rất đặc sắc về cuộc sống, về những trăn trở băn khoăn của những người lính một thời trận mạc khi đối diện với cuộc sống đời thường, với những đổi thay, thuận nghịch. Trong những tiểu thuyết của các nhà văn này, người đọc bắt gặp những trang viết vừa dữ dội vừa tràn đầy chất thơ. Cũng như Lê Lựu, Bảo Ninh, Chu Lai không thích những gam màu nhợt nhạt. Hiện thực trong tác phẩm của các ông được đẩy đến tận cùng của sự tàn khốc và trần trụi, bên cạnh những trang viết về những mối tình người lính lãng mạn như những bài thơ đấu tranh để bảo vệ quê hương, gìn giữ từng tấc đất, từng mái nhà. Thế nhưng hòa bình lập lại, thì cuộc đối đầu với nền kinh tế thị trường cũng đầy dữ dội và tàn khốc không kém. Nhưng trong những sáng tác của các ông, chiến tranh không chỉ có cái chết và những trận đánh kinh hoàng mà bao giờ cũng được xây dựng trên nền tảng của tình yêu con người - tình yêu mạnh hơn ngàn lần cái chết. Có thể nói một trong những thành công của các tác giả chính là việc lựa chọn và quy chiếu không gian khiến không gian không hề tĩnh tại và mang tính chất “tự nó” mà nó có sức tác động và chuyên chở, báo hiệu được những diễn biến tiếp theo trong đời sống nội tâm của các nhân vật và giá trị nội dung của tác phẩm.

Chúng tôi sẽ dẫn ra ở đây một số không gian đặc thù trong tiểu thuyết của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh.

2.1.1 Không gian được định vị từ diện đến điểm

Đó là không gian không dàn trải nhưng không phải vì thế mà bị bó hẹp

vỡ òa ra: có không gian xưa lồng ghép trong không gian nay, có không gian trong tâm tưởng, trong ký ức, có không gian phố xá, không gian của hiện thực hàng ngày, có không gian nội tâm của hết thảy các nhân vật, có không gian nhỏ (Nằm lọt thỏm giữa dân, giữa địch, cả căn hầm chỉ rộng bằng nửa tấm chiếu con, nằm một người hơi rộng, nằm hai người lại quá chật, nằm tráo trở đầu đuôi thì tạm gọi là...) nằm trong cái không gian rộng hơn là chiến trường, có không gian gắn với những gian lao nhọc nhằn của kiếp người đó là không gian sinh hoạt của những người lính sống trong cảnh chiến tranh loạn lạc và sau khi rời bỏ cuộc chiến, không gian vùng sông nước, chiến trường, không gian phố xá... Nhưng trội lên tất cả cái không gian đa diện như muôn vàn mặt cắt của viên kim cương ấy là không gian chiến trường. Nó giống như muôn vàn mặt cầu vừa gắn bó vừa độc lập như một tấm gương phản chiếu tất cả các không gian còn lại.

Ở các tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Thời xa vắng và Nỗi buồn chiến tranh sự độc đáo không chỉ ở sự đa diện của không gian mà còn ở ngay sự tổ chức không gian. Không gian trong tác phẩm như một thước phim quay từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ diện đến điểm. Đó là không gian dĩ vãng oai hùng trong Ăn mày dĩ vãng được miêu tả rất cụ thể nó như một thứ không gian ám ảnh trong sự đối lập với không gian thực tại. Đó là không gian sông nước miền Tây, không gian ở rừng, không gian sinh hoạt của những con người như Hai Hợi, Hai Hùng, Ba Thành, Quân, Tuấn... trong chiến tranh loạn lạc được dàn trải ra trên diện rộng. Để rồi người đạo diễn lại lia ống quay tới không gian Sài Gòn trong hôm nay đang vặn mình thay đổi sau khi chiến tranh đã đi qua và chính nó lại làm nền cho không gian sinh hoạt của những con người của một quá khứ oai hùng hôm nay đang phải chập chững đối mặt và ngập ngừng bước vào cuộc xáo trộn mới cũ ấy. Nó cũng lại trở thành không gian rộng hàm chứa tiêu điểm không gian sinh hoạt của Ba Sương (hay Phương

trong Nỗi buồn chiến tranh cũng đang bị cuốn vào cơn lốc chuyển mình của thời cuộc). Những gì đang diễn ra trong cái căn phòng làm việc nơi tầng năm cũng chính là cuộc giằng co giữa quá khứ và hiện tại, giữa một bên đi tìm dĩ vãng oai hùng nhưng bi thương và một bên chối bỏ quá khứ, chối bỏ dĩ vãng ấy.

2.1.2 Không gian được định vị theo trục thời gian

Không gian và thời gian là hai yếu tố cơ bản mà các tác giả dùng để cấu

trúc nên toàn bộ tác phẩm. Nó mang dấu ấn khách quan của đối tượng nghệ thuật, đồng thời mang tính độc đáo chủ quan của chủ thể sáng tạo. Không gian và thời gian vốn là hai phạm trù gắn bó mật thiết với nhau, người ta dùng không gian để miêu tả thời gian và ngược lại cũng có thể dùng thời gian để định vị không gian. Khảo sát hơn ba trăm trang của Ăn mày dĩ vãng ta thấy, thời gian hiện thực luân chuyển trong khoảng hơn hai mươi năm – một khoảng thời gian khá dài đủ để ta nhìn nhận về quá khứ đã qua, một dĩ vãng đã làm nên biết bao con người anh hùng như một bức tượng đài sừng sững trong lòng dân tộc mà Hai Hùng hay Kiên đều là những người ngược dòng thời gian tìm về quá khứ tưởng chừng như đã ngủ yên nay lại bùng lên biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, bi tráng. Cả Chu Lai và Bảo Ninh đều rất tài tình, khéo léo trong việc sử dụng không - thời gian "chắp nối”, đồng hiện giữa quá khứ với hiện tại. Chính sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại đã làm rõ sự giằng co bên trong tâm hồn Hai Hùng và Kiên. Bằng việc sử dụng các biểu thức quy chiếu kèm định ngữ miêu tả, các tác giả đã làm nổi bật được cuộc sống của những người lính hôm qua, hôm nay theo dòng chảy đã ít nhiều thay đổi mà nói như nhà văn Chu Lai thì “đội hình đánh giặc ngang tàng năm xưa giờ đây, trừ vài thằng may mắn khôn ngoan, chẳng rõ nguyên cớ nào lại đều bị cuộc

đời dồn chung vào một cục hẩm hiu, méo mó chẳng may nhận ra nhau chỉ nhúc nhích chút xíu con người đờ đẫn màu chì...”. Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh đã khá thành công trong việc khắc họa bức tranh cuộc sống dưới góc độ những người lính suy ngẫm về chiến tranh, sự đau thương mất mát của những người lính trên chiến trường, người lính đấu tranh để bảo vệ quá khứ oanh liệt của mình và đồng đội, sự giằng co giữa hiện tại cuộc sống và quá khứ tốt đẹp nhưng bi thương.

2.1.3 Không gian đối lập

Cùng với không gian được định vị theo trục thời gian, không gian trong

Nỗi buồn chiến tranh, Thời xa vắng và đặc biệt là trong Ăn mày dĩ vãng còn

được tổ chức theo thế đối lập. Đây là phương thức định vị không gian thành công nhất của các tác phẩm này, nó không những có giá trị về mặt nghệ thuật mà đạt được giá trị biểu đạt cao về mặt nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Sự đối lập ở đây vừa tuân theo quy luật của thời gian nhưng lại vừa tuân theo quy luật của nhận thức, của tình cảm. Sự thành công của phương thức định vị không gian này không chỉ bởi sự đối lập không gian xưa và nay, không gian trận mạc và không gian đời thường mà còn là sự đối lập trong tâm tưởng giữa kí ức và thực tại, đôi khi có xen lẫn cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Dường như ta đang cảm nhận không gian hiện ra lúc đồng hiện, chắp vá, lúc lại tuôn chảy theo nhịp thời gian và theo tâm thức của nhân vật. Có thể nói tất cả không gian trong tác phẩm được tổ chức theo thế đối lập từ hình ảnh của cánh rừng năm nào nay đã không còn bóng dáng của một loài cây cũ, của mảnh đất năm nào đã phai lợt sắc màu, một lớp người xa lạ ở đâu đến hay vừa nhớn nhác đã nghiễm nhiên thay thế họ rồi, đến sự chuyển rời không gian sống của Hai Hợi (Ăn mày dĩ vãng) từ người dân bán thịt ở chợ đanh đá, dữ dằn, yêu đương bạt mạng, lấy tiền đem bao trai nhưng kẻ nào lộ rõ chút Sở Khanh là lập tức bị cô trừng phạt tàn canh tới việc cô vào sống trong rừng “tóc cắt

ngắn, lông mày không thèm tỉa, da dẻ chân tay để mặc cho nắng rọi, gai cào...”, từ sự thay đổi tính nết của Tám Tính trước và sau khi gặp cô y sĩ miền Bắc mới hành quân vào... Để dẫn chứng cho luận điểm này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích khảo sát không gian đối lập của Hai Hùng và Ba Sương trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai trước và sau khi rời bỏ cuộc chiến. Bằng việc sử dụng các biểu thức quy chiếu đã làm nổi bật lên cái không gian thời chiến ngột ngạt và căng thẳng “một cuộc đánh đòn thù của cả hải lục không quân vào chưa đầy một hecta đất rừng mỏng dính chạy dài theo triền sông. Trên trời là hàng đàn trực thăng quần đảo tựa hồ đám chuồn chuồn báo mưa, dưới đất hàng trăm xe bọc thép của chiến đoàn 52 thiện chiến bò trùi trũi như cua đồng tháng nắng và ngoài sông, các loại bò leo, tàu chiến vút qua vút lại dềnh cả sóng, cả rơm rác lên bờ”nhưng không kem phần lãng mạn “một bên chết chóc, một bên em. Một bên đắng khét, một bên ngọt ngào. Có em cuộc chiến đấu này trở nên nhẹ thoảng đi nhiều lắm, em biết không?”. Trong cái không gian thời chiến tuy ngột ngạt, căng thẳng, sinh mạng con người có thể chết đi bất cứ lúc nào nhưng ở đó ấm áp tình đồng đội, đồng chí, tình bạn, tình yêu.

Nhưng ngay khi đất nước giành được độc lập những người lính như Hai Hùng, Ba Sương, Quân, Tuấn, Ba Thành, Tám Tính... trở về cuộc sống đời thường với những lo toan của cuộc sông hàng ngày, đối mặt với những cái nhỏ nhen, tầm thường, những người lính như những đứa trẻ chập chững bước vào đời: Hai Hùng anh hùng là vậy mà sau khi rời khỏi cuộc chiến mặc dù đã bước sang tuổi năm mươi còn vào Nam để tìm kiếm công ăn việc làm, Ba Thành một thời được xem là “thủ lĩnh tối cao, là thần hộ mạng, là chỗ dựa tinh thần thật sự cho những người lính ven đô không ngày nào không ngã xuống thì bây giờ lão sống trong cái mái nhà lợp lá xập xê giống cái chuồng trâu nới rộng, “vai vác cuốc, đầu quấn khăn rằn đã vàng ố, chân đi cà nhắc,

thỉnh thoảng lại vấp mấy cái, mặt đen cháy, tóc nửa đen, nửa bạc lam nham trông hắn y hệt một lão nông cả đời lom khom cày cuốc...”. Và đặc biệt trong số đó có Sương - một con người tưởng đã chết trong chiến tranh, lịch sử dân tộc đã ca ngợi cô như là một nữ chiến sĩ kiên cường, một đảng viên trung kiên đã nêu một tấm gương hy sinh ngời sáng cho lý tưởng cộng sản. Để rồi chiến tranh đi qua trước vầng hào quang ấy, Ba Sương đã không thể, không đủ can đảm để đầu thú với cuộc đời rằng cô vẫn sống mà làm một cuộc chạy trốn quá khứ, chạy trốn những kỷ niệm đẹp đẽ nhưng đầy bi thương để sống dưới một cái tên khác, một vầng hào quang lấp lánh khác. Phải chăng đó cũng chính là sự thành công của nhà văn khi lựa chọn không gian đối lập để làm nổi bật bi kịch của người lính trở về sau chiến tranh? Không phải vật chất là điều kiện quyết định hạnh phúc người lính. Có lẽ sâu xa hơn đó chính là khả năng thích ứng, là sự lựa chọn thái độ, cách ứng xử của mỗi người trước những đổi thay của cuộc đời, của xã hội. Đặt không gian trong thế đối lập, tác giả không đặt con người trước sự lựa chọn nghiệt ngã mà để người đọc có dịp cảm nhận về sự thay đổi, về số phận của người lính trở về sau chiến tranh.

2.2.Thời gian nghệ thuật

Thời gian nghệ thuật trong các tiểu thuyết thời hậu chiến đa phần không

phải là thời gian tuyến tính. Đó là thời gian của đời tư, thời gian sinh hoạt và trải nghiệm của mỗi cá nhân, gắn liền với trạng thái tâm lý, tình cảm của mỗi người. Kiểu thời gian này cũng gắn liền với thiên hướng nắm bắt chiều sâu tâm lý con người, tâm linh con người như là một dụng cụ đặc biệt dùng cho việc đo đếm thời gian. Qua khứ chảy trong dòng thực tại và thực tại nhiều khi tan trong dòng quá khứ. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Thời xa vắng của Lê Lựu là những tác phẩm tiêu biểu cho hình thức nghệ thuật thời gian này.

Trong hai tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng và Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi đã tìm hiểu một số khía cạnh liên quan đến nhân vật như: thời gian xuất hiện, thời gian hết xuất hiện, thời gian chết, thời gian bỏ đi hoặc chết giả gọi chung là “Thời gian cái chết của nhân vật” và thật thú vị, chúng như những con số “biết nói” nói lên đặc điểm của mỗi kiểu thời gian, mỗi kiểu xử lý. Số lượng và tỉ lệ nhân vật chết và bỏ đi trong Nỗi buồn chiến tranh lớn hơn

nhiều so với Ăn mày dĩ vãng. Phần lớn nhân vật nói tới trong Nỗi buồn chiến

tranh đều chết hoặc bỏ đi, có cái chết cá nhân nhưng cũng có cái chết tập thể

như: Thịnh “nhớn”, Cừ, Vĩnh (trang 11); Từ, Thanh, Vân (trang 12)... Ở đây ta thấy thời gian cái chết của các nhân vật phần lớn là được nói tới cùng lúc mà thời gian nhân vật xuất hiện trong văn bản. Nghĩa là nhân vật chết hoặc bỏ đi ngay trang hoặc xung quanh một vài trang bắt đầu xuất hiện. Có 10/15 nhân vật “thời gian chết” được nói tới cùng trang “thời gian xuất hiện”, phần lớn thời gian từ khi bắt đầu xuất hiện đến khi hết xuất hiện trong văn bản chỉ một hoặc vài trang. Điều đó cho thấy bức tranh ảm đạm, bi thương về những cái chết do chiến tranh mang lại, những người sống sau chiến tranh, không chết trong chiến tranh thì cũng chết dần chết mòn trong hoà bình và cuối cùng bỏ ra đi. Cách xử lý để cái chết đến với nhân vật ngay thời điểm nhân vật xuất hiện một phần nữa nói lên những ám ảnh lớn lao của Kiên đối với quá khứ đồng thời nó phản ánh đúng bản chất của hồi ức, giấc mơ của nhân vật. Một điều nữa là qua đó để thấy rằng tác giả không lựa chọn cách kể theo tiến trình trước sau, từ xuất hiện đến diễn ra sự việc rồi mới đến chết. Tính logic của nhân vật, của sự kiện vì vậy không có. Thời gian hết xuất hiện trên văn bản của nhân vật phần lớn là lớn hơn thời gian của cái chết điều đó tạo ra tính đảo thuật lớn trong tác phẩm này. Gần như ngược lại, Ăn mày dĩ vãng có kết cấu đảo thuật nhưng có những điểm khác. Cái chết trong tác phẩm này ít hơn cả số lượng lẫn tỉ lệ. Ba điểm mốc: thời gian nhân vật xuất hiện đến thời gian cái

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính sau chiến tranh qua các tiểu thuyết của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)