Trân trọng quá khứ

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính sau chiến tranh qua các tiểu thuyết của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh (Trang 45)

Điểm đặc biệt đầu tiên của nhân vật người lính trong tiểu thuyết hậu chiến là họ không bộc lộ mình trong những sự kiện ác liệt được lấy làm bối cảnh chính của tác phẩm như một “kiểu nhân vật hành động” mà chủ yếu xuất hiện trong trạng thái suy tư, chiêm nghiệm, “sống với thời gian hai chiều”. Người lính trong tiểu thuyết hậu chiến vừa là con người của thời hiện tại, trực tiếp đối mặt với cuộc sống thường ngày vừa là con người của quá khứ trong nhu cầu nhận thức lại quá khứ ấy. Một mặt, họ ý thức rõ ràng về sự tồn tại của bản thân khi đã đi qua một thời khói lửa với tư cách của người chiến thắng; mặt khác, cái giá phải trả cho chiến thắng ấy nhiều lúc lại dẫn dụ họ ngoái nhìn về quá khứ. Chiến trường xưa với diễn biến của một chiến dịch, một trận càn, những đồng đội thân thiết hay chỉ thoáng biết nhau qua một lần gặp gỡ… khiến những cựu binh sống lại trong chiến thắng và mất mát, tình yêu và hận thù, sự đầm ấm của tình người và cả những cay đắng trước sự yếu hèn, bội phản...

Trong Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã đặt Hai Hùng trong sự đan bện đồng

thời của hai diễn trình: một cuộc hành trình tâm tưởng tìm về quá khứ và một cuộc hành trình hướng vào thực tại để xác minh lại quá khứ ấy. Cuộc gặp gỡ tình cờ với người phụ nữ tưởng có số phận đã chôn chặt cùng quá khứ của anh, bỗng chốc xáo tung tất cả hiện tại. Quá khứ trỗi dậy làm phần đời còn lại của người lính đã bị chiến tranh vắt kiệt trở thành những tháng ngày không yên ả

giữa thời bình. Đó cũng là chủ đề mà Chu Lai hướng tới trong tiểu thuyết trước đó: Vòng tròn bội bạc (1987). Cuộc sống thời bình ác nghiệt đã xô đẩy những người lính may mắn của cả một đại đội còn sống sót đi theo những ngả đường khác nhau, thậm chí tình cảm đồng đội thắm thiết khi xưa cũng nhanh chóng phai nhạt trước sức cám dỗ của đồng tiền. Con người còn giữ trong mình những tình cảm tốt đẹp của thời đã qua trở thành lạc lõng mà không dám tin rằng mình lạc lõng. Chỉ đến khi bị đẩy ra rìa cuộc sống, họ mới đau đớn nhận ra rằng cả một thế hệ như mình hăng say lao vào cuộc chiến vinh quang mà quên chuẩn bị những hành trang cần thiết để bước vào thường nhật đầy bão dông và cạm bẫy.

Với Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, quá khứ đã thành sức mạnh ghê

gớm kéo anh quay cuồng trong những hồi ức triền miên không dứt, “ngày này qua ngày khác, đêm thâu này thấu đêm thâu kia”. Quá khứ hầu như đã trở thành bầu “sinh quyển” bao bọc đời sống của anh. Anh sống sót trở về nhờ vào quá khứ về mối tình đầu đẹp đẽ và trong trắng với Phương. Nhưng đến khi chiến tranh kết thúc thì chính ký ức về chiến tranh, ký ức về mười năm đạn lửa lại là cái để Kiên còn có thể tồn tại lại trên cõi đời sau khi anh nhận giấy báo tử của mối tình đầu đã giúp anh trở về sau cuộc chiến.

Quá khứ luôn là nỗi ám ảnh khôn nguôi, quá khứ đeo đẳng suốt quãng đời còn lại cua những người lính. Nhưng nếu nhìn nhận ở một khía cạnh khác ta thấy đựoc cả tâm hồn và nhân cách cao đẹp khi họ biết trân trọng và nâng niu quá khứ, trân trọng và nâng niu những kỷ niệm về một thời trai trẻ hết mình hiến thân và phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của dân tộc. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ đáng trách, mặc dù “chiến tranh mới đó, hơn chục năm chứ nhiều nhặn gì đâu mà sao cả người ngoài lần người trong cuộc đều chóng vánh quên đi quá thể vậy? Sao… nhắc đến mọi kỷ niệm đau thương lại

ráo hoảnh như nhắc đến cuộc chiến tranh của người khác, của quốc gia khác?”, như Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng đã trăn trở.

Trân trọng qúa khứ chính là nỗi câu thúc tự nhiên đưa người lính đến với cuộc hành trình tìm lại những gì đã mất. Tác giả Bảo Ninh nhìn từ dòng ý thức: bắt đầu từ việc Kiên - một người lính sau chiến tranh trở lại địa bàn chiến đấu cũ của mình với nhiệm vụ đi qui tập hài cốt các liệt sĩ như một cách tri ân với những đồng đội đã khuất. Kí ức về những năm tháng chiến tranh sống lại trong Kiên. Quá khứ, hiện tại đan xen, đứt nối theo cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật và tác giả. So với những sáng tác cùng thời cái nhìn của Bảo Ninh không còn là cái nhìn cận cảnh. Đây là cái nhìn sâu (vào kí ức của mình, vào những mặt khác nhau của quá khứ, những mặt còn ít được đề cập...), là cái nhìn xa (từ những mất mát, vật vã mà nói lên khát vọng sống, khát vọng viết, khát vọng hòa bình). Đổi mới cái nhìn về chiến tranh đã đưa lại cho tác phẩm này sắc điệu mới. Nhiều trí thức và sinh viên các nước Anh, Mỹ khi quan tâm đến Việt Nam hầu như đều tìm đọc tác phẩm này (Huy Liên,

Những điều kiện tiên quyết để đưa văn chương Việt Nam ra thế giới, Báo

Văn nghệ số 40, ra ngày 7/10/2006).Việc tạo ra được hiệu ứng ở độc giả ngay từ khi mới ra đời có thể ghi nhận như một thành công của bảo Ninh vì rằng “không phải mọi khả năng của phương tiện nghệ thuật đều có thể phát huy được trong bất kì tay ai, thậm chí nó có thể phản lại điều mà ta tưởng là đã tiềm tàng trong nó: khả năng tái hiện ý nghĩ trong toàn bộ chuỗi dây liên tưởng, trong sự tổng hợp…” (Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết

phương Tây hiện đại, Nhà xuất bản Giáo dục 1995, tr.68). Tiểu thuyết Ăn

mày dĩ vãng của Chu Lai cũng là một tìm tòi nỗ lực trong ý thức cách tân trên

cơ sở của tiểu thuyết truyền thống. Ông đã vượt qua được cái vòng xoáy cuộc đời của những người lính trở về trong Vòng tròn bội bạc tiếp tục cuộc tìm

đan xen giữa quá khứ và hiện tại trong đó quá khứ hiện ra như buộc lòng không thể bị quên lãng, bị đổi trắng thay đen. Cuộc hành trình nhọc nhằn để tìm chân dung đích thực của một con người cũng là cuộc hành trình tìm lại những giá trị thật: đó là vẻ đẹp của tình người, tình đồng đội, của tinh thần hi

Một phần của tài liệu Hình tượng người lính sau chiến tranh qua các tiểu thuyết của Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh (Trang 45)