con người trong chiến tranh, qua con người độc giả sẽ hiểu được chiến tranh và từ chiến tranh độc giả sẽ thấy rõ con người. Nếu như Hai Hùng của Chu Lai “ăn mày dĩ vãng" vì anh tìm được ở đó chỗ dựa tinh thần cho hiện tại thì hướng về quá khứ như suy nghĩ của nhân vật trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là "vĩnh viễn được sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người, những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao mà chúng ta cần phải bước vào chiến tranh, chúng ta cần phải chịu đựng và hy sinh tất cả”.
2. Băn khoăn, trăn trở về những thay đổi của con ngƣời và xã hội sau chiến tranh chiến tranh
Chúng tôi muốn mở đầu phần này bằng Quan niệm nghệ thuật về con
người trong văn xuôi Việt Nam viết về chiến tranh sau chiến tranh của tác
giả Hồ Thế Hà trình bày tại toạ đàm Văn học Việt Nam về đề tài chiến tranh do Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế tổ chức hồi tháng 12/2005. Sau khi đã cắt nghĩa cơ sở xã hội và tư duy nghệ thuật của nhà văn ở việc chiếm lĩnh hiện thực đời sống trong chiến tranh và sau chiến tranh để từ đó nắm bắt và thể hiện thành quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của mình, nhà nghiên cứu đã có một đánh giá rất xác đáng rằng: “Xuất phát từ cái nhìn biện chứng, nhân bản và đạo đức của người trong cuộc với nhu cầu nhận thức tối đa, cộng với không khí dân chủ hoá trong đời sống xã hội, nhà văn có cảm hứng nói đúng sự thật, nói thẳng vấn đề. Đó là trách nhiệm đối với con người hôm nay và hôm qua, trong đó có những người đã vĩnh viễn hoá thân vào
lòng đất mẹ... Những gì về cuộc chiến tranh đã qua, đi vào tác phẩm của các nhà văn sau chiến tranh đã chứng tỏ sự ý thức cao độ và trách nhiệm công dân tích cực của từng tác giả trong việc dựng lại đời sống tinh thần của dân tộc, dựng lại chân dung nhân dân, chân dung người lính một cách trọn vẹn và nghệ thuật. Và vì vậy, cũng xúc động nhất, nhân bản nhất trong việc nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai cho con người hôm nay và mai sau”.
Có thể dễ dàng nhận ra rằng, trong các tác phẩm của Chu Lai, Lê Lựu,
Bảo Ninh viết về người lính hậu chiến, yếu tố nội tâm của nhân vật đã được tập trung, dụng công khai thác khá kỹ lưỡng. Hướng nội là xu hướng chung của tiểu thuyết hiện đại. Nhà tiểu thuyết có tham vọng thám hiểm, khám phá cái thế giới nội cảm đầy bí ẩn của con người. M.Kundera từng nói: “Tất cả mọi tiểu thuyết của mọi thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tôi…”, “Tính chất nghịch lí của hành động, đó là một trong những khám phá lớn của tiểu thuyết. Nhưng nếu cái tôi không thể nắm bắt được nó? Đến lúc tiểu thuyết, trong cuộc săn tìm cái tôi, đành phải quay mặt đi khỏi cái thế giới có thể trông thấy được của hành động và chú mục vào cái vô hình của đời sống bên trong…”.
Chiến tranh đã lùi xa cũng là lúc mà người lính có dịp chiêm nghiệm lại quá khứ, nhận thức lại về bản chất chiến tranh. Đó trước hết là những trăn trở, day dứt của người lính về vấn đề nhân tính. Ít đề cập đến vấn đề ý thức hệ, người lính trong tiểu thuyết hậu chiến được soi chiếu dưới cái nhìn mang tính nhân loại phổ quát. Họ là những con người đi qua chiến tranh, phải buộc trở thành những “cỗ máy giết người” không ghê tay, phải giết chóc để tồn tại và coi đó là cái lẽ tất yếu để tồn tại. Trong Nỗi buồn chiến tranh, Can - một đồng đội của Kiên đã bộc bạch: “Tôi vẫn tự nhủ là tránh giết người bằng dao và lê mà quen tay mất rồi”. Kiên cũng đã phải chứng kiến tận mắt “những cảnh chém giết cuồng dại, méo xệch tâm hồn và nhân dạng”, mà rồi… “Cả thế hệ
anh đã lao vào trận chiến một cách hăng say, một cách hung dữ”. Tình người, lòng nhân đạo không có chỗ trong cõi một sống một chết như chiến tranh. Bởi khi người lính trong một khoảnh khắc đánh mất lý trí vì lòng thương có thể bị trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhưng có những hoàn cảnh, lòng thương trỗi dậy mạnh mẽ như một thứ bản năng trong mỗi người lính, khiến giữa những con người cầm súng bên hai đầu chiến tuyến không còn sự phân biệt địch - ta mà chỉ còn niềm thương xót cho số kiếp làm người. Câu chuyện của Phán trong Nỗi buồn chiến tranh là một trường hợp như thế. Trong một
trận chiến giữa đại đội trinh sát của Phán và một đại đội biệt động của ngụy vào một chiều mưa, như một sự sắp đặt của định mệnh, Phán và một kẻ thù cùng ngã lộn vào một hố bom. Ban đầu, theo bản năng tự vệ, Phán đã đâm tới tấp vào tên ngụy. Nhưng khi nhận ra anh ta đã bị thương từ trước đó thì Phán thấy “khủng khiếp quá và thương tâm quá!”. Anh “xé áo để băng”, chạy đi tìm bông băng nhưng cơn mưa rừng ập tới khiến anh lạc mất cái hố có tên lính ngụy bị thương đang nằm đó. “Ngụy ơi, Ngụy ơi, tôi gọi lồng lên chạy tìm cuống quýt… Nghĩ tới cảnh ngộ của anh ta lòng tôi đau đớn cuồng thắt. Suốt đêm tôi mò mẫm lăn lộn lần tìm…”. Tiếng gọi và hành động cuống cuồng, tuyệt vọng ấy của Phán, là sự thức tỉnh của lòng nhân tiềm ẩn trong sâu thẳm tâm tính người hay là chút đỏng đảnh của “thời tiết của ký ức”?. Nỗi cô đơn, sự yếu ớt, thậm chí cả sự thấp hèn vẫn đồng hành trong cuộc sống của con người. Và xét ở một khía cạnh nào đó của tâm lý, càng đạt vinh quang, đến một lúc nào đó, vẫn có thể nhận ra nỗi cay đắng và cô đơn như thường. Cũng giống như Chu Lai và Lê Lựu, Bảo Ninh đã viết về cái “cay đắng và cô đơn” đó của con người sau chiến tranh. Đó là thân phận con người trong chiến tranh, sự sám hối trước những món nợ của chiến tranh, suy tư về nhân tính trong chiến tranh và sau chiến tranh. Từ câu chuyên của Phán ở trên chúng ta dễ dàng hiểu hơn câu chuyện đầy xót xa của chàng dũng sĩ lái tăng tên Vượng trong Nỗi buồn
chiến tranh, để thấy rằng sự sám hối chiến của người lính không chỉ đến sau
ngày hoà bình. Trở về sau cuộc chiến, Vượng chỉ muốn kiếm một chân lái xe nhưng không thể. Anh có thể lái cả một khối xe tăng nhưng không thể điều khiển nổi một chiếc ô tô vì người ta bảo Vượng mắc chứng “ngợp mặt đường” nhưng đúng ra thì còn tồi tệ hơn. Và đây là những lời tâm sự của Vượng: “Xóc mạnh ổ gà, ổ trâu, chồm nẩy lên thì còn chịu được…chứ mà những đoạn nhún nhẩy, êm êm, mềm mềm, nhũn nhũn là tớ ọe liền, nôn chóng mặt đến buông cả tay lái. Đêm về không ngủ được. Ngủ lại gào lên như bị cắt tiết. Thế là tửu. Mà tửu vào thì còn lái chó gì được nữa. Mà tớ còn bị cái thói căm ghét kẻ bộ hành và xe đạp…Cứ thấy người láng cháng trước đầu xe là hết kiên nhẫn. Phải cố kìm mới khỏi dận ga thúc ba đờ xốc vào họ”. Vượng giải thích: “Các cậu hẳn thấy cảnh tăng cán người rồi chứ? Nặng thế mà thân xe vẫn bị xương thịt mềm mại của con người kích lên một chút. Ngồi trong xe, ở tay lái thì càng nhạy cảm hơn với cái sự hơi rướn lên ấy. Biết rất rõ xe đang lướt lên những thân người chứ không phải mô đất, gốc cây hay cục gach. Như cái túi đẫy nước thàng người vỡ đánh bép một cái và đẩy nhẹ băng xích lên…Hồi bon tớ tràn qua Xuân Lộc đuổi đánh bọn lính sư đoàn 18, ở các rãnh xích toàn những thịt với tóc. Giòi lúc nhúc. Thối khẳn. Xe chạy tới đâu ruồi bâu tới đấy…”. Những lời kể của Vuợng ngay đến người đọc cũng muốn phát ói. Nếu dưới nhìn góc độ nhân tính đây qủa là điều vượt quá sức chịu đựng của con người cho dù anh ta có làm vì cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại. Ám ảnh của Vượng suy cho cùng chính là hệ quả của sự day dứt, sám hối của con người. Nó đưa chúng ta đến một cảnh báo: hãy coi chừng mà xem lại nhân tính. Tuy thế, không như Vượng, vượt qua những ám ảnh của quá khứ, Kiên đã nhận ra ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh, cái mà bạo hành và cái chết không thể hủy diệt được. Đó là “vĩnh cửu những tình người”. Điều đó như một sự cứu rỗi: “Kể lại, viết lại, làm sống dậy những linh hồn đã mai một, những tình yêu đã tàn phai, làm
bừng sáng những giấc mộng xưa, đó là con đường cứu rỗi của Kiên”, đó là “một thứ chân lý cao cả, được giác ngộ từ những trải nghiệm đau đớn”. Cho dù chiến tranh là nỗi buồn nhưng là “nỗi buồn mênh mông, nỗi buồn cao cả, vượt lên trên nỗi niềm hạnh phúc, mọi nỗi bất hạnh… nhưng đó là cuộc đời tốt đẹp nhất mà chúng tôi có thể mơ ước, cuộc sống trong hòa bình”.
Với nhà nghiên cứu Trần Huyền Sâm khi viết về nhà văn Bảo Ninh và nỗi ám ảnh chiến tranh đã đánh giá cao nội dung nổi trội nhất của tác giả này qua tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Đó là tính chân thật trong và sau chiến tranh mà người lính phải nếm trải và nhận thức trong nhiều trạng thái, hoàn cảnh ở thời bình. Cũng về Nỗi buồn chiến tranh, tác giả Trần Thanh Hà lại
tìm hiểu tác phẩm Bảo Ninh ở góc nhìn Hiện thực và Vĩnh cửu. Đó là hiện thực chiến trường với nỗi đau buồn của người lính trong và sau chiến tranh, để từ đó, chứng minh cho khát vọng vĩnh cửu của những thế hệ con người Việt Nam hôm nay và tương lai từ bài học xương máu của chiến tranh có tên là nỗi buồn.
Trong cuộc sống thời bình, ngưòi lính cũng luôn nhạy cảm với những biến động trong suy nghĩ của con người và xã hội. Linh trăn trở với những thay đổi trong suy nghĩ của con người ngay cả với một đứa trẻ: “Trẻ con bây giờ đánh mất tính hồn nhiên từ lúc nào thế? Chả lẽ cuộc sống nghiệt ngã đến nỗi đã phá huỷ toàn bộ cái trực cảm thiêng liêng của chúng nó trước cái đẹp, trước thế giới huyền bí, tinh khiết của trẻ thơ ư ?”[113;15]. Linh cũng bàng hoàng trước sự thờ ơ của mọi người khi nhìn thấy cô gái bị chó cắn, anh chính là người đã lao vào cứu cô gái: “Trong khi người đi đường chỉ biết xúm lại đứng nhìn: trong khi cô ngồi thụp xuống mặt tái mét sắp sửa bật khóc, đúng như phản xạ của người lính, vội lao đến xé tay áo sơ mi buộc chặt vết đau cho cô rồi chở luôn đến bệnh viện để xét nghiệm”[113;23], rồi chính Linh đã bị sốc trong buổi làm tình với người phụ nữ này. Đến cơ quan làm việc Linh lại khó
chịu với cách nói chuyện về bóng đá của trưởng phòng…
Nếu như trong văn xuôi chiến tranh trước 1975, bóng rợp của những sự kiện lịch sử nhiều khi che lấp con người thì từ khi có bầu không khí đổi mới, ý thức cách tân của nhà văn cũng trở thành phù hợp với sự phát triển của chính bản thân văn học và phù hợp với nhu cầu đổi mới, khát vọng dân chủ trong xã hội. Người đọc muốn tìm thấy từ những trang viết về chiến tranh những con người cụ thể hành động trong qui luật của đời sống, của tình cảm con người. Trước đây, tiểu thuyết đã xây dựng thành công những con người con người công dân, con người chính trị, con người xã hội. Giờ đây là nhu cầu muốn nhìn thấy con người cá nhân được đặt trong các mối quan hệ xã hội - một chân dung đầy đặn hơn, nhiều chiều nhiều cạnh hơn do vậy mà chân thực hơn của những con người thuộc về phía chiến thắng, trong bao bi kịch và bất hạnh của nó, đó là hướng viết vẫn được tiếp tục trong các tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh. Cho nên việc đi vào khám phá những diễn biến tâm lí con người nhằm tìm ra những hạt nhân hợp lí trong quy luật phát triển tình cảm của từng nhân vật và đưa ra các cách giải mã khác nhau trước một hiện thực đời sống phức tạp, bộn bề, nơi mà các số phận cụ thể của những con người khác nhau gắn kết vào số phận của dân tộc, đã trở thành một hướng tìm tòi phổ biến vào những năm trước và sau năm 1990. Vậy là bên những con người anh hùng, đã có con người thân phận, con người mang số phận bi kịch. Không chỉ là nam mà còn là nữ. Không chỉ ở chiến trường mà còn ở hậu phương. Không chỉ trong chiến tranh mà còn cả thời hậu chiến. Những số phận khác nhau đó của con người là thể hiện những cái nhìn khác nhau về hiện thực chiến tranh, về quan niệm con người. Những tìm tòi, cách tân trong thể hiện, sự đổi mới về thi pháp, cảm hứng nhân đạo, cảm hứng bi kịch với cái nhìn tiểu thuyết đã đưa lại cho văn xuôi những dư ba mới.
3. Vƣợt lên để chiến thắng hoàn cảnh, tự đấu tranh để hoàn thiện mình
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trong suốt mấy mươi năm là bản anh hùng ca của lịch sử. Nó là nguồn chất liệu vô cùng tận để bao thế hệ nhà văn phản ánh và sáng tạo. Các nhà văn, bằng lao động và tài năng nghệ thuật của mình đã tạo nên diện mạo tinh thần - nghệ thuật cho một dân tộc chịu nhiều thử thách và đau thương do chiến tranh gây nên. Nhưng trong hoàn cảnh chiến tranh, sự quan tâm chủ yếu của nhà văn là sự tồn vong của tổ quốc, sự sống còn của dân tộc. Chính vì vậy, chủ đề tổ quốc và dân tộc vẫn là chủ đề trung tâm của văn học lúc bấy giờ. Dĩ nhiên thông qua những chủ đề đó, dòng cuộn chảy vẫn là số phận nhân dân, số phận con người. Nhà văn nhận thức và thể hiện con người cá nhân gắn chặt với số phận cộng đồng dân tộc. Nhận thức về cái riêng lúc bấy giờ, trước yêu cầu của lịch sử thường gắn chặt với cái chung, số phận con người hòa quyện trong số phận cộng đồng dân tộc, con người cá nhân với vẻ đẹp và lẽ sống cao cả mãi mãi là những hình tượng đẹp để chúng ta chiêm ngưỡng. Đối với Chu Lai, Lê Lựu, Bảo Ninh viết về đề tài chiến tranh và con người trong chiến tranh sau khi kết thúc cuộc chiến, có độ lùi cần thiết; các ông đã nhìn nhận, khám phá hiện thực chiến tranh ở một góc độ khác.
Đất nước giải phóng, trong các tiểu thuyết nếu như vấn đề chiến tranh đã bước đầu được phân tích, được đào sâu và khai thác từ nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau thì nhân vật người chiến sĩ trong tiểu thuyết cũng bắt đầu có sự chuyển dịch từ nhân vật lý tưởng tới nhân vật tích cực. Nguyễn Khải trong tác phẩm Thời gian của người đã khẳng định: “Có cái tầm vóc có thể lớn hơn chúng ta, nhưng là tầm vóc của con người, là người của một giai đoạn nhất định với những tiến bộ và hạn chế, nhưng – ưu điểm và nhược điểm... con người như trong cuộc sống, con người trưởng thành, qua nhiều đấu tranh trong sự nghiệp lớn của Cách mạng”. Sau khi chiến tranh kết thúc, những lớp
nhà văn mà hầu hết đều trở về từ cuộc chiến như Chu Lai, Lê Lựu hay Bảo Ninh... đã có điều kiện để nhìn nhận lại những gì mình đã trải nghiệm trong chiến tranh, mặc dù vẫn viết về chiến tranh và người lính song chính họ lại phác hoạ những chân dung chiến sĩ gần với đời sống thực hơn, vẻ đẹp lý