Xuân Diệu với “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 96)

4. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn

2.3.3.Xuân Diệu với “bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Theo Xuân Diệu, sau Nguyễn Du với “Truyện Kiều”, Hồ Xuân Hương là nhà thơ cổ điển được nhắc tới nhiều nhất, gây nhiều tranh luận nhất. Sở dĩ như vậy, không chỉ vì quan điểm khác nhau, mà còn vì tư liệu về cuộc đời và tác phẩm của Hồ Xuân Hương đều do người đời sau lưu truyền, chưa có một căn cứ nào quả quyết là xác thực. Không ít giai thoại về Hồ Xuân Hương, thậm chí có cả một số bài thơ cũng không biết có phải của Hồ Xuân Hương không. Mặt khác, thơ Hồ Xuân Hương lại rất lạ, « là thứ thơ không chịu ở trong cái khuộn khổ thông thường, một thứ thơ muốn lạn sâu vào sự vật, vào những đáy rất kín thẳm của tâm tư, những đáy kín thẳm ấy không lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa, mà trái lại được hàng vạn, hàng vạn người đồng tình, thông cảm » Vấn đề Xuân Hương càng trở nên phức tạp, và càng có sức hấp dẫn, lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu phê bình, nhiều học giả trong và ngoài nước. Trước bối cảnh đó, với một năng lực đọc và bao quát tư liệu khó ai sánh kịp, Xuân Diệu đã nắm bắt được những luồng ý kiến khác nhau về thơ Hồ Xuân Hương và chủ động tranh luận, lí giải trình bày quan điểm nhìn nhận, đánh giá của mình.

Cảm thấu tâm trạng « khóc hổ người, cười ra nước mắt » của người phụ nữ tài tình, giàu bản lĩnh mà gặp phải số phận không may, đặt thơ Hồ Xuân Hương vào hoàn cảnh lịch sử, xã hội thời cuối Lê đầu Nguyễn và hoàn cảnh riêng của cuộc đời tác giả, gắn thơ Hồ Xuân Hương với những hiện tượng văn học dân gian như Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Xuân Diệu đã nêu bật được ý nghĩa của tiếng nói phản kháng mạnh mẽ quyết liệt bao trùm trong thơ Hồ Xuân Hương. Ông giải thích đó là cái đòi hỏi giải

phóng ngấm ngầm của cả một xã hội, là cái « ngửa gan » của nhiều người dồn vào một con người, là biểu hiện điển hình tập trung cho khát vọng của mỗi người đòi hỏi « phải được coi như một cá thể đáng quý trọng ». Có như vậy mới cắt nghĩa được tại sao Xuân Hương đả kích không chút thương tiếc vào ý thức hệ phong kiến, vào giai cấp thống trị, vào cả lũ đạo đức giả, không cho chúng ăn ngon ngủ yên và rượt đuổi chúng bằng tiếng cười vào tận óc, làm cho chúng không thể bịt tai lại được.

Xuân Diệu cho rằng , cái cười của Xuân Hương, cùng một tính chất với cái cười của Tú Xương sau này và còn ở trên một bậc cao hơn, bởi vì « Xuân Hương không lấy một thứ văn hạng nhì ra để làm « thơ trào phúng ». Những nhà trào phúng vĩ đại không nhe răng mà cười, không chửi bằng lời nói ; họ ném cả cuộc đời họ vào cuộc đời, cũng như những nhà trữ tình vĩ đại...Xuân Hương mượn cái cười để đánh cho đau vào cái xã hội cũ, những trái tim nàng, đời nàng đã bị nghiến trong cái guồng máy oan nghiệt của nó. Trào phúng của Xuân Diệu gắn với chất trữ tình ».Xuân Diệu còn viết tiếp một cách hào hứng : »Những thiên tài trào phúng, tính cổ kim, hoạ chỉ có vài ba, bốn...Những nhà trữ tình vĩ đại, vẫn là quý hiếm, nhưng còn tính được hàng chục...Xét như vậy, để thấy cho hết cái cười lớn lao của Xuân Hương ». [6, 264]

Bằng cái nhìn và nghệ thuật phân tích sự vật trong các mặt đối lậ, Xuân Diệu còn làm cho người đọc thấy được một nét độc đáo của người và thơ Hồ Xuân Hương, đó là « không đàn bà và rất đàn bà » « Không đàn bà » vì Xuân Hương không chịu ‘an phận đàn bà », không chịu thua thiệt, chịu lép vế trước người đàn ông nào. Từ cái « ghé mắt trông ngang » đền Sầm Nghi Đống, đến cách nói, cách xưng hô »Này, này chị bảo cho mà biết » ; từ lời khuyên người đàn bà khóc chồng : « Nín đi kẻo thẹn với non sông » đến việc vượt qua mọi ràng buộc để ngang tàng đi du ngoạn nơi trên đất nước, Xuân Hương là một sự khác phàm, ít có cho mọi

người thấy được Xuân Hương cũng « rất đàn bà » qua nỗi niềm của Xuân Hương trong những bài thơ viết về thân phận người phụ nữ dưới chế độ cũ và qua thái độ phản kháng mạnh mẽm quyết liệt để bệnh vực cho giới mình. Xuân Diệu coi đó là một đóng góp của Xuân Huơng vào lịch sử văn học nước nhà. Và có lẽ, cũng chỉ có Xuân Diệu mới có cái nhìn trực diện, bao quát vẽ nên chân dung của bậc « thiên tài, kì nữ » trong bức tranh toàn cảnh các nhà thơ nữ nổi tiếng của Việt Nam dưới thời phong kiến :

« Xuân Hương không như Đoàn Thị Điểm, nặng nề và tao nhã, không như Ngọc Hân công chúa, nặng nề về tha thiết khóc than ; không như Bà huyện Thanh Quan làm thơ như có con hầu theo sau ; Xuân Hương là trong thơ có người, trong thơ có tiên, và trong thơ có quỷ ? Tiên là những lúc Xuân Hương :

« Êm ái chiều xuân tới khán đài Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng Một vũng tang thương nước lộn trời »

Nhưng mặt khác, Xuân Hương là người trên vực thẳm, cheo leo, đi lại trên vực, mà vẫn không rơi xuống bao giờ. Người ta thấy như là Xuân Hương lấm lét, nhưng Xuân Hương cứ vẫn đàng hoàng, thẳng ngay » [6,334]

Phải chăng, đây cũng là cái nhìn thoả đáng, soi thấu những mặt mạnh mặt yếu, đồng thời cũng khẳng định giá trị tư tưởng của thơ Hồ Xuân Hương. Chính từ chỗ đứng và cách nhìn ấy, ngòi bút phê bình Xuân Diệu đã xông xáo, nắm bắ và không ngại đề cập đến những vấn đề mà lúc bấy giờ, giới nghiên cứu không ít người băn khoăn, tranh cãi : chẳng hạn, thơ Xuân Hương tục hay là thanh, có dâm hay là không dâm, « dùng nhiều giác quan »gây cho người đọc khó chịu đến thế...Tất nhiên, nói như giáo sư Lê Đình Kỵ : « Viết về Xuân Hương, khó mà giữ được tỉnh táo, mực thước

nhất là đối với một cây bút như Xuân Diệu », nhưng nhìn chung, những ý kiến của Xuân Diệu là thẳng thắn và có sức thuyết phục

Thí dụ, khi ông Văn Tân liệt bài « Ông Chồng, Bà Chồng »vào loại « thơ văn dâm tục », Xuân Diệu viết : »Ta thử xét lại, cái tội của nó to lắm không ? »

Nhìn chung, Xuân Hương đối với cảnh vật đất nước ta rất đậm đà, thắm thiết. Cái thắm thiết ấy có khi vượt qua xa cái mức thường tình, Xuân Hương là một nghệ sĩ lớn, biết phun tâm hồn mình vào cảnh vật, làm cho chúng sống lên ngồn ngộn ! Đọc thơ Xuân Hương, nếu ta cứ bắt bẻ một cách tầm thường, tẹp nhẹp, thì ta không sao hiểu được sức sống mạnh lớn. Sức sống đó như trong bài « Vịnh ông Chồng, bà Chồng », nhân một cảnh đá mọc mà nhân dân đặt tên, Xuân Hương như một nhà điêu khắc tạc cho đá sống và yêu, chính đá cũng ửng hồng lên như có máu chạy : đá cứng lắm, nặng lắm, mà nó chẳng nằm chết như đá, nó giãi ra, nó cọ mãi, nó già dặn tình xuân ! Một tác phẩm nghệ thuật như vậy là ưu tú »

« Thiên tài kì nữ », »nhà thơ dòng Việt, bà Chúa thơ Nôm »là cách gọi riêng của Xuân Diệu dành cho Xuân Hương. Nhiều người cũng đã nói đến cái tài sử dụng ngôn ngữ trong thơ Xuân Hương, nhưng chưa ai đọc và thẩm thơ một cách kì công và nói lên với tất cả tình cảm sôi nổi, đam mê không giấu được như Xuân Diệu. Nhiều đoạn văn như là sự hoà điệu tâm hồn giữa hai nhà thơ lớn của hai thời đại, lôi cuốn người đọc vào thế giới thơ Hồ Xuân Hương với tất cả niềm cuồng nhiệt đắm say. Thật khóng mà phân biệt đâu là ngôn từ Xuân Diệu, đâu là thơ Xuân Hương chỉ thấy nó sinh động, hồn nhiên như đời sống :

« Lòng Xuân Hương là lửa, tay Xuân Hương có điện, nên các chữ đều sống cả lên, nó có thể bò lổm ngổm, có thể mấp máy, có thể bay, có thể duỗi, có thể khom khom, ngửa ngửa, nó có thể chủm choẹ, hi ha, cốc,om ,khua,vỗ ;nó có thể um, xoe, xoá, loét, rỉ ; nó có thể nối nhau thành chuỗi

vần vang động : bom, chòm,om, mòm, tom hoặc ọp ẹp, leo, heo, kheo, teo, lèo ; chúng ta có thể đố ai tìm được trong thơ Xuân Hương những chữ nào mà âm thanh bẹp dí, những chữ chết nào đứng trơ không cựa quậy ở trong câu ». Và Xuân Diệu bình luận : « Đây không phải là kĩ thuật đâu ! Đấy là tâm hồn truyền sức sống cho ngôn ngữ”. Cái bí quyết của thơ Xuân Hương là thế. Là” lửa sống”. Sở dĩ như vậy vì Xuân Hương đã lìa cái gốc nho sĩ của mình mà “lăn lóc” vào giữa bình dân. Xuân Hương là con ốc, quả mít, cái bánh trôi; Xuân Hương làm thơ với cỏ gà, ca giếc, quả cam, lá trầu, con ong, cái giếng…Xuân Diệu đưa ra hàng loạt ví dụ và so sánh giữa thơ Xuân Hương với thơ Nôm các nhà thơ nổi tiếng khác trước và sau đó như Lê Thánh Tông, Nguyễn Khuyến, Tú Xương…để chứng minh một cách đầy sức thuyết phục vị trí “ Bà chúa thơ Nôm” của Hồ Xuân Hương trong nền văn học nước nhà.

Có thể nói rằng với những công trình phê bình, nghiên cứu công phu của Xuân Diệu, hiện tượng Hồ Xuân Hương thực sự được nhìn nhận với tất cả vẻ đẹp độc đáo và sống động của nó. Tuy không phải tất cả vấn đề phức tạp đã được giải quyết, song nhiều ý kiến của Xuân Diệu, nhiều nhận định đánh giá của Xuân Diệu cho đến nay vẫn chưa ai vượt qua. Hồ Xuân Hương thực sự trở thành một niềm tự hào của văn học cổ điển Việt Nam

Hồ Xuân Hương là một độc đáo của nền văn học Việt Nam. Bao nhiêu giấy mực đã nói về bà. Hồ Xuân Hương một nhà thơ dâm tục thấp hèn, một xúc phạm đến phẩm giá người phụ nữ, một thất vọng cho văn chương Việt Nam. Hồ Xuân Hương một nữ sĩ tài ba đã tiên phong và táo bạo làm những bài thơ vừa thanh vừa tục, những bài thơ dám đề cập đến một vấn đề cấm kỵ là tình yêu nhục thể. Tùy theo quan niệm về đạo đức xã hội mà Hồ Xuân Hương là người này hoặc người kia. Tuy nhiên, theo thời gian Hồ Xuân Hương đã trở thành một người đi trước thời đại mình, là người đã biết dùng

thi tài một cách thông minh bằng những bài thơ độc đáo luôn luôn ẩn chứa hai nghĩa để chế giễu một giai cấp đạo đức giả, để vạch trần những vô lý của một xã hội phong kiến, cũng như táo bạo chống lại những tập tục phi lý đã cấm đoán và ràng buộc người phụ nữ Việt Nam về vật chất cũng như tinh thần vào cuối thế kỷ 18.

2.3.4. Xuân Diệu với các nhà thơ cổ điển Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu...

Mỗi người một vẻ, Xuân Diệu đã có « mắt xanh » phát hiện được những nét độc đáo, tiêu biểu ở từng nhà thơ để dựng nên chân dung của họ trong viện bảo tàng văn học dân tộc. « Đọc thơ Cao Bá Quát » Xuân Diệu nhận ra chất hào sảng và giọng bi tráng của một hồn thơ » tượng trưng cho tài thơ và cho tình thần phản kháng » :

« Thơ Cao Bá Quát là chí khí và tâm huyết. Chí khí là từ sức mạnh yêu mến bên trong, muốn toả tung ra, to lớn, khi chí khí ấy không thi thố được, thì đọng lại thành tâm huyết” [6, 357]

Khắc họa chân dung một vĩ nhân nào, Xuân Diệu cũng thường hay chú ý đến những nét đời thường của họ. Xuân Diệu hình dung Cao Bá Quát con người “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” ( suốt đời chỉ cúi đầu trước hoa mai) ấy, là nhà thơ, khách thơ ở đầu ngọn song trong tay cầm một hoa sen “phong lưu khoáng dật”. Cả cuộc đời và thơ luôn hướng về cái đẹp, về phía hành động cho sự sống. Phần lớn thơ Cao Bá Quát để lại đều là thơ chữ Hán. Xuân Diệu muốn “xuyên qua nguyên văn chữ Nho, đến được tấm long, tâm hồn Cao Bá Quát” để “bâng khuâng với bao kho tang suy nghĩ, chí khí và tâm huyết” của một hồn thơ khởi nghĩa mà tên tuổi từng truyền đi từ nửa sau thế kỉ XIX trong lịch sử và trong văn học nước nhà.

”Đọc thơ Nguyễn Khuyến”, Xuân Diệu dựng chân dung nhà thơ bằng cách, trước tiên gợi lại cảm xúc về “một bài thơ, một bức ảnh”của Nguyễn

Khuyến. Bài thơ chữ Hán “Tặng nhục” (Cho thịt) thắm thiết nhân tình và bức ảnh nhà thơ tay cầm chén rượu nhỏ hạt mít- một nét đặc biệt của Nguyễn Khuyến không lẫn vào các nhà nho, các ông quan khác. Xuân Diệu ngợi ca Nguyễn Khuyến là “nhà thơ có phẩm chất rất cao quý”.Ngày xưa, Khuất Nguyên đã yêu quất, Đào Tiềm đã yêu cúc, Nguyễn Khuyến muốn có cả phẩm cách của hai người. Buổi đầu mất nước, trong hoàn cảnh bi thương của dân tộc hồi bấy giờ, Nguyễn Khuyến đã gửi tâm huyết của mình vào thơ, nhất là thơ chữ Hán, vì chữ Hán cô đúc hơn, kín đáo hơn, ít phổ cập hơn, che mắt được bọn thực dân và tay sai của chúng

Tuy nhiên, cũng như nhiều người, Xuân Diệu cho rằng, Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Từ những bài thơ, câu thơ gắn với cảnh vật và con người nông thôn miền Bắc, đặc biệt là ba bài thơ mùa thu nổi tiếng :”Thu điếu”,”Thu ẩm”, “Thu vịnh”, Xuân Diệu gọi Nguyễn Khuyến là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”, “Nhà thơ của dân tình”. Cách gọi ấy của Xuân Diệu có ý nghĩa xác định rõ nét đặ trưng của thơ Nguyễn Khuyến, nhất là vị trí thơ Tam nguyên Yên Đổ trong quá trình mấy trăm năm thơ mùa thu của dân tộc. Xuân Diệu đã là một trong những người cảm nhận, phân tích tinh tế nhất ba bài thơ “Thu điếu”, “Thu ẩm”, “Thu vịnh”. Với Xuân Diệu quê hương làng nước và đồng bào nhân dân là hai trục cảm xúc, hai trụ cột của tâm hồn thơ Nguyễn Khuyến mà không phải nhà thơ nào cũng có được.

Còn tính chất trào phúng trong thơ Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu nhận xét, đó là” tiếng cười chế nhẹ nhàng, hóm hỉnh, không cấu xé vào nhân vật, sựu vật như Tú Xương…”là một thứ u-mua (humour) , một thứ :phớt - ăng-lê”, một thứ cười mát, nói “mát” theo lối Việt Nam, “nói ngọt lọt đêns xương”, rất sâu sắc! Những nét trên đây, theo Xuân Diệu, cũng chính là “bản lĩnh nhà thơ và bản sắc thơ Nguyễn Khuyến” [6, 384]

Đọc thơ Tú Xương, nhà thơ cùng thời với Nguyễn Khuyến, một người

chủ yếu lấy đề tài,tứ thơ ở thành thị (Nam Định) một người chủ yếu lấy đề tài, tứ thơ ở làng quê (Yên Đổ), Xuân Diệu nảy ra ý nghĩ độc đáo, xem hai nhà thơ “tương xứng với nhau như một câu đối có hai vế, vế trắc là Tú Xương, vế bằng là Nguyễn Khuyến”. Và cũng theo ý nghĩ riêng, tự mình cân nhắc, chiêm nghiệm, Xuân Diệu xác định sau ba thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương là đến Đoàn Thị Điểm và tiếp theo bốn vị kia là nhà thơ lớn Tú Xương. Sở dĩ như vậy là vì “Xuân Diệu đánh giá rất cao” chất lượng tâm hồn” “mức độ của cảm nghĩ”thông qua văn tài của nhà thơ. Chất lượng ấy, trước hết biểu hiện ở tiếng cười. Nếu thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến “cười chế nhẹ nhàng, hóm hỉnh¸không cấu xé vào nhân vật thì thơ đả kích của Tú Xương lại bám sát lấy đối tượng với tiếng cười như “một thứ axit đổ nó vào, cắn cho nó nát ra,cháy đi”. Tú Xương đã nói là nói đến mức cao độ, đến mức điển hình, đến mức nổi bật hết tất cả những gai góc của vấn đề, của sự vật, tức là Tú Xương nói rất

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 96)