Bối cảnh văn hóa, tư tưởng chính trị những năm 1960, 1970

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 36)

4. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn

2.1. Bối cảnh văn hóa, tư tưởng chính trị những năm 1960, 1970

(Bối cảnh phê bình trong Các nhà thơ cổ điển Việt Nam)

Giai đoạn này, văn nghệ vẫn đi theo khuynh hướng triệt để của văn chương 1945- 1975 : khuynh hướng mácxít nhất quán. Điều đó xuất phát từ những mục tiêu cao quý và thiêng liêng mà những nhà văn hóa, và nói riêng là những người cầm bút chân chính, tình nguyện hướng tới : Độc lập của dân tộc, tự do của nhân dân, thống nhất của đất nước. Nói như Chế Lan Viên : Nếu ông cha ta có để lại cho con cháu di sản văn chương phong phú “ lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu”, mà lại để mất nước, thì ta chọn di sản nào đây ? Hãy nhớ lại lời căn dặn của Hồ Chí Minh tại Đại hội Văn nghệ Toàn quốc lần thứ ba :“Dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn tự do thì phải đi theo cách mạng”. Ngay sau sự ra đời

của Đề cương văn hóa 1943, trong bài Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam lúc này (Tiên phong, số 2), Trường Chinh nhấn

mạnh :“ Các nhà văn hóa phải lấy sức mạnh trong đại chúng, lấy tinh thần trong dân tộc và dùng duy vật biện chứng làm kim chỉ nam. Con đường của họ phải là con đường tả thực xã hội chủ nghĩa duy nhất đúng và tiến bộ”. Chúng ta có thể thấy sức ảnh hưởng lớn lao của cuộc Cách mạng tháng Tám tới các tầng lớp văn nghệ sĩ, Xuân Diệu của chúng ta không phải là một ngoại lệ.

Xuân Diệu (1916-1985) là một nhà văn hóa lớn, song khi nói đến ông phần lớn ai cũng nhìn thấy ông là một nhà lớn của dân tộc. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp thơ rất lớn lao và giá trị. Hơn 50 năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ ca Xuân Diệu đã có sự

chuyển biến rõ nét từ nhà thơ lãng mạn thành một nhà thơ cách mạng. Trước Cách mạng Tháng Tám, Xuân Diệu là một nhà thơ lãng mạn tiêu

biểu cho Phong trào Thơ Mới. Tác phẩm nổi bật là Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Nội dung chính của thơ ông trong thời kỳ này là

niềm say mê ngoại giới, khao khát giao cảm cháy bỏng, mãnh liệt với cuộc đời và tình yêu cuộc sống; Nỗi cô đơn rợn ngợp của cái Tôi bé nhỏ; Nỗi ám ảnh về thời gian trôi nhanh và lẽ sống vội vàng; Một khát vọng tình yêu vô biên tuyệt đỉnh, nỗi đau của một trái tim đắm say, nồng nhiệt mà không được đền đáp xứng đáng…Sau Cách mạng Tháng Tám, từ một nhà thơ lãng mạn, Xuân Diệu trở thành một nhà thơ cách mạng. Thơ ông thể hiện tâm hồn hân hoan tràn đầy chất men say lý tưởng của người nghệ sĩ trước lẽ sống lớn, niềm vui lớn của cách mạng. Thơ ông mang cảm hứng mạnh mẽ đối với những đề tài liên quan đến Đảng, Bác Hồ, Tổ quốc và công

cuộc thống nhất nước nhà. Các tác phẩm tiêu biểu ở thời kỳ này là: Ngọn quốc kỳ, Hội nghị non sông, Một khối hồng, Riêng chung,…Đặc biệt, ông

vẫn tiếp tục làm thơ tình với quan niệm tình cảm lứa đôi hoà quyện cùng tình yêu tổ quốc, tứ thơ vẫn tràn đầy chất sục sôi, đắm say, nồng nhiệt… Bên cạnh việc đem đến cho nền thơ ca Việt Nam một nguồn cảm hứng yêu đời dào dạt, một quan niệm nhân sinh mới mẻ, Xuân Diệu còn đóng góp vào nền thơ một thế giới thơ giàu giá trị thẩm mỹ cùng một cái tôi giàu bản sắc. Ông là người đã tìm ra nhiều kiểu cấu trúc hiện đại cho câu thơ, nhiều hình ảnh độc đáo, tân kỳ cho thơ ViệtNam, Vì thế, ảnh hưởng của Xuân Diệu trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại là rất to lớn và sâu đậm.

Ăn chịu với kháng chiến tám năm ròng, rồi Xuân Diệu sẽ hiểu rằng từ nay, đời mình chỉ có một phương hướng duy nhất:

“Lên non, em cũng theo lên

Nam Chi, một nhà nghiên cứu sống xa quê hương, từng nhận xét một cách thân tình về sự chuyển hướng của Xuân Diệu sau 1945: “Xuân Diệu đã cướp một mâm tiệc Bồng Lai đem về làm một bữa cơm trần thế, cho những người ăn vì cần ăn chứ không phải ăn cho vui miệng. Thơ Xuân Diệu ngày xưa là áo gấm, thơ Xuân Diệu ngày nay là manh áo nâu sứt chỉ đường tà”. Chi phối bước đi của Xuân Diệu trên phương diện thi ca, cái hướng mà Nam Chi nói ở đây quả thật với một trí thức như Xuân Diệu là một bước rẽ ngoặt, một cuộc cách mạng. Cuộc Cách mạng như vậy đến với người làm thơ một cách từ từ không gây ra những đảo lộn có tính chất đứt gẫy mà nó chỉ yêu cầu một sự thích ứng mỗi ngày một ít. Mặt khác, Cách mạng luôn luôn có sự đền đáp, sự thưởng công thích đáng. Trong xã hội mới người nghệ sĩ không thuộc ngạch bậc nào người nghệ sĩ có vẻ như đứng ngoài mọi sự sắp xếp thứ bậc song nói chung họ được coi trọng. Đi kèm với danh hiệu cao quý là một sự đãi ngộ đáng kể đến mức một người hay tính toán như Xuân Diệu không cảm thấy mình bị thiệt.

Như vậy bối cảnh để Xuân Diệu viết tác phẩm Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là giai đoạn tư tưởng dân tộc, tư tưởng giai cấp, chính trị

đang đè nặng lên vai các văn nghệ sĩ. Xuân Diệu đã đi theo cách mạng. Ông đã đi từ “thế giới của một người” đến với “thế giới của tất cả”. Ông đã thành công trong việc thực hiện quá trình “lột xác” của mình. Tư tưởng chính trị, cách mạng, kháng chiến đã thấm nhuần vào trong con người ông. Và tất nhiên những sáng tác văn thơ nói chung của ông và những sáng tác phê bình nói riêng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ điều này. Do áp lực của công tác chính trị nên trong nhiều bài phê bình của Xuân Diệu, chúng ta sẽ thấy xuất hiện yếu tố cơ hội chủ nghĩa, cái nhìn có phần

cực đoan của tác giả. Mặt khác, giai đoạn Xuân Diệu viết Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là khi phương pháp phê bình xã hội học dung tục

được cái tinh tế trong phát hiện của Xuân Diệu về các tác giả, tác phẩm văn học trung đại. Nhưng đồng thời ở đây ta vẫn thấy còn sót lại những tàn dư của cái nhìn bảo thủ, dấu vết, sự tác động của bối cảnh thời đại. Điều này xem ra cũng là khó tránh khỏi. Làm được như thế, chúng ta sẽ có cái nhìn đa chiều và khách quan hơn về sáng tác phê bình của tác giả này.

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)