Xuân Diệu nhà thơ trong nhà phê bình

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 48)

4. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn

2.3.1.Xuân Diệu nhà thơ trong nhà phê bình

Thực ra ở nước ta, không chỉ riêng Xuân Diệu, nhiều nhà văn, nhà thơ cũng vừa viết văn ,làm thơ, vừa có tác phẩm phê bình như Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi…Khác với những nhà phê bình chuyên nghiệp, đối với những nghệ sĩ vừa sáng tác, vừa làm phê bình này, họ đều có chung một chỗ manh; ấy là không chỉ nhìn tác phẩm từ bên ngoài mà còn có cả cái nhìn từ quá trình bên trong, vì họ đã từng là ‘người mẹ mang nặng đẻ đau” những “đứa con tinh thần”. Sự tác động qua lại giữa tư duy hình tượng và tư duy lí luận ở ngay trong một chủ thể sáng tạo sẽ là quy luật tất yếu dẫn đến sự hình thành những mối tương đồng nhất định giữa phong cách trong sang tác và phong cách trong phê bình.

Tuy nhiên cũng phải thấy rằng, mỗi hình thức tư duy gắn với một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối của nó và sự tác động qua lại nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào mục đích, động cơ và cảm hứng của chủ thể khi tiến hành mỗi loại cộng việc. Mức độ đậm, nhạt của tư duy hình tượng và tư duy lí luận thể hiện qua tác phẩm sẽ là một trong những yếu tố làm nổi bật phong cách riêng của nghệ sĩ ở từng loại hình sang tạo ấy.

Với nhà thơ Xuân Diệu, ”con người dường như sinh ra để làm thơ” thì văn xuôi, hoặc tiểu luận phê bình của ông đều là những phiên bản của thơ; sang tác văn xuôi hay làm phê bình đều là những hoạt động cho thơ, đều không ngoài cảm hứng dào dạt muốn gửi đến muôn đời niềm yêu thơ “ngàn năm không thoả”. Xuân Diệu cũng ý thức rất rõ giữa lao động thơ và lao động phê bình. Có lần ông tâm sự :” Làm thơ tuy rất vất vả nhưng cảm xúc

bù đắp khi suy nghĩ. Còn nghiên cứu dễ tổn thọ”. Nhưng, với một tình yêu mãnh liệt, không thể giấu, Xuân Diệu đã bộc lộ trực tiếp cái tôi sôi nổi đắm say của mình vào văn phê bình. Và có thể nói rằng, chính cái tôi- trữ tình Xuân Diệu, nhà thơ đã hoà quyện, đem đến cho cái tôi- chính luận Xuân Diệu- nhà- phê bình những bản sắc riêng. Tạo thành một đặc điểm nổi bật của phong thái và cốt các Xuân Diệu: Phê bình cũng như làm thơ đều vì sự “thú đẩy tự bên trong, vì nhu cầu của tâm hồn”

Là người đọc rộng, biết nhiều, đôi mắt giàu có của Xuân Diệu am tường nhiều lĩnh vực văn hoá, văn học, nhưng hầu hết những công trình phê bình nghiên cứu có giá trị, những bài tiểu luận phê bình tâm huyết nhất ông đều dành cho thơ. Hiếm thấy có một nhà phê bình nào có sẵn một nguồn thơ đầy ắp, thưòng trực, vừa dào dạt thiết tha, vừa rạo rực sôi nổi như Xuân Diệu. Bước vào thế giới nghệ thuật của Xuân Diệu là bước vào thế giới thi ca của muôn nhà, muôn đời, muôn nơi, muôn loại: Ở đó có thơ ca, hò ,vè dân gian, thơ cổ điển, thơ hiện đại, thơ trong nước, thơ nước ngoài, thơ của bậc thiên tài, thơ của người mới gửi bài dự thi…

Ngòi bút Xuân Diệu “vẫy vùng” trong biển thơ ấy để bất cứ lúc nào, chỉ cần có dịp là bình thơ, nói chuyện thơ và thơ lại tuôn trào vào mạch văn một cách tự nhiên, ào ạt. Có lẽ cũng chính vì vậy mà nhà phê bình thơ Hoài Thanh thường đưa dẫn chứng vào bài văn theo lối chọn lọc, vừa đầy đủ. Còn Xuân Diệu lại hay dẫn chứng dồn dập, nhiều khi theo lối liệt kê không

dứt. Chẳng hạn, Đọc Quốc âm thi tập, đứng trước bức vẽ chân dung Nguyễn Trãi “tuổi cao tóc bạc cái râu bạc” và “ sắc bạc của râu tóc như toả ra ánh sang” Xuân Diệu liền nghĩ đến: “Trong thơ cổ điển Việt Nam có

hai người tóc bạc: Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.”, thế là cùng một lúc những

câu thơ nói về sự tóc bạc của hai bậc thi hào ùa về: “Nguyễn Du khi “tấm thân sáu thước tuổi ba mươi” mà đã “Xuân thu đại tự bạch đầu tân”, lần nữa Xuân thu đầu tóc thêm bạc; Nguyễn Du “Tráng sĩ bạch đầu bi hướng

thiên”, người tráng sĩ bạc đầu buồn ngửa mặt lên trời; Nguyễn Du “Đầu bạc đáng buồn vì không cách giấu mình- Bạc đầu buồn chẳng trở về quê- Mấy sợi tóc bạc long thong xuống vạt áo- bạc đầu còn được thấy Thăng Long- Tóc bạc phơ phơ trước gió chiều- Trên gối nằm nơi đất khách, hai mái tóc bạc bù xù…Sinh trước Nguyễn Du 385 năm, Nguyễn Trãi “tóc hai phần bạc bởi sương thu- Tóc nên bạc bởi long ưu ái- âu thì tóc đã bạc mười phân- Tóc đã năm mươi đầu đã bạc…”

Người ta vẫn thường nói, đối tượng của nhà văn, nhà thơ là cái đẹp trong cuộc đời, còn đối tượng của nhà phê bình là cái đẹp trong thơ văn. Xuân Diệu là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng mở rộng cánh cửa thơ để hiện tượng cuộc sống ùa vào, thì Xuân Diệu cũng là nhà phê bình tiêu biểu cho một phong acchs mở rộng cánh cửa phê bình để cho thơ ùa vào. Nhiều lúc, cứ cảm tưởng như Xuân Diệu “vốc” cả nắm thơ đưa vào phê bình của mình, không kịp và không cần chọn lựa. Xuân Diệu cũng đã có lần nhận xét, nếu theo cách ấy, khi vào vườn, Xuân Diệu sẽ “ngoạm vào các trái hồng lẫn cả trái xanh. Thậm chí nhiều khi Xuân Diệu không chỉ trích dẫn thơ người mà còn trích dẫn thơ của chính mình. Trích dẫn thơ đến độ đậm đặc trong văn phê bình, Xuân Diệu có triết lí riêng của mình. Ông quan niệm: “Sáng tạo là người thi sĩ, còn người bình luận chỉ có chọn lọc, sắp xếp, đề dẫn”

Cái tôi chính luận dào dạt chất trữ tình trong văn phê bình Xuân Diệu thường hay nói đến “đối diện đàm tâm”. Xuất phát từ quan niệm coi trọng sự cảm thông, thấu hiểu, cái tôi ấy thiên về phía phê bình, trò chuyện, tâm sự. Cách dung đại từ xưng hô “ta”,”chúng ta” lặp lại nhiều lần rong hành văn mà không thấy lặp cũng góp phần tạp nên không khí hoà hợp, gần gũi với độc giả:

“Ức Trai dùng từ, đặt câu rất ngang, mà hợp, làm cho chúng ta đọc rất khoái:

“… Chúng ta hãy soi một chữa trong thơ Nguyễn Trãi…”

“…Ôi! Nguyễn Trãi khiến chúng ta tâm đắc về bản lĩnh của Người, và khẽ

mỉm cười rất phục cái ngang bướng mở rộng của Người…”

“…Ta phải đặt tâm trí mình vào cái thời đạim cái hoàn cảnh lịch sử cụ thể

để mà thấu cảm với các nhân vật ngày xưa…”

“…Ta vào vườn thơ thăm đền thơ, lên lầu thơ Ức Trai, quen thuộc với cách

viết của Người rồi, thì ưa mến; ta cảm thấy: đây đúng là một thi sĩ”

“…Nguyễn Du của ta cũng nối tiếp tiếng khóc haò hùng ấy”

Không chỉ trò chuyện với độc giả, phê bình của Xuân Diệu còn hay có những cuộc trò chuyện tưởng tượng với người xưa. Có lần Xuân Diệu

chữa câu thơ “Tuổi cao, tóc bạc, cái râu bạc” của Nguyễn Trãi, đọc thành “Tuổi già, tóc bạc, chòm râu bạc…”và tự đắc ý với sự ‘cải tiến” đó. Xuân

Diệu kể lại, câu chuyện nằm chiêm bao tưởng thấy Ức Trai tiên sinh trong mộng và Ức Trai bào: “Này, đông chí Xuân Diệu, ai cho đồng chí chữa thơ tôi? Tôi già bao giờ mà đồng chí bảo tôi già…”

Dường như giọng văn nghiên cứu, phê bình của Xuân Diệu cuốn hút người đọc bởi sức mạnh “đồng thể nghiệm” của giới sáng tác, bởi cách nói ”những suy nghĩ bằng cảm xúc và trong những xúc cảm lại ấp mang suy nghĩ”. Xuân Diệu vẫn từng quan niệm: “Nhà thơ hay, hay bằng tư tưởng, bằng tình cảm, bằng chí khí, bằng tính tình nhưng tất cả phải thong qua xúc cảm, cảm giác”. Vì vậy, Xuân Diệu luôn đòi hỏi ‘nhà phê bình cũng như nhà thơ phải luyện cho tinh cái cảm giác thơ, nó là thứ giác quan tinh tế, rất mực tinh tế”.

Hoàng Trung Thông có lí khi nhận xét: “Xuân Diệu là nhà thơ của cảm xúc nhạy bén”. Văn phê bình Xuân Diệu vì thế có cả một thế giới hình ảnh, ngôn từ “rất Xuân Diệu” nhằm gọi đúng một trạng thái xúc động và đánh vào cảm giác người đọc. Nào là “đầy rẫy”,”xuất sáo”,”tót vời”,”vọt ra”,”phun”,”vặt trụi”,”nấc lên”,”oang oang”, ”đắng đót”,”xé”,”phá”,”

đấm”,”thụi”…toàn là những tính từ, động từ mạnh, gắn với một cách diễn đạt nhiều khi cứ như “nói chẻ hoe” ra cốt cho thực đúng điều muốn nói, gọi tên đúng bản chất của sự vật hiện tượng:

“…Nguyễn Du rút Thuý Kiều từ trong trài tim mình ra, không yêu mến làm sao được”

“…Cô Kiều quả thật là sắc sảo mặn mà, vẫn còn làm gẫy lưng được nhiều nhà phê bình

…”Xuân Hương là một nghệ sĩ lớn biết phun tâm hồn mình vaò cảnh vật, làm cho chúng sống lên ngồn ngộn”

…”Thơ Xuân Hương là một thơ rất xuân , rất tình. Bức tranh “Hai tố nữ” dưới mắt cô như đầy đầy nổi lên một màu da thịt tốt tươi, mát mẻ” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

…”Tú Xương “tung” tấm lòng cần yêu, ham yêu của mình để đánh trống át đi một sự không đẹp

…”đã nói thì khạc cả tim phổi mình vào văn”

…”nhiều nhà thơ khác cũng trào phúng nhưng chất lượng cười không sâu được bằng Tú Xương “hộc ra tiếng cười”

Cách dùng từ, hình ảnh và diễn đạt như vậy, có thể hơi chối đối với một người lúc đầu chưa quen, cũng có lúc Xuân Diệu hơi xô bồ, nhưng nói như giáo sư Hà Minh Đức: ” Xuân Diệu luôn có một tâm hồn cởi mở và thái độ cahn tình với cuộc sống nên anh có năng lực giao cảm mạnh”. Kiểu sử dụng ngôn từ ít ai dùng trong văn nghiên cứu phê bình là một biểu hiện của năng lực ấy. Ngay từ hồi “Thơ thơ” mới ra đời, trong “Lời đưa duyên”, Xuân Diệu đã nhắn gưỉ :”Tôi rất sợ sự lạnh nhạt, sở dĩ tôi tha thiết như vậy là mốn xứng đáng với long bạn thiết tha…Hỡi không gian, xin người đừng lạnh lẽo”

Dùng từ ngữ xáo món, lặp lại người khác cũng là một “sự lạnh nhạt”, dễ làm tê giá cảm xúc. Xuân Diệu rất sợ như thế ngay cả trong ngôn ngữ tiểu luận, phê bình.

Dựng chân dung “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”, ca ngợi tầm vóc

vĩ đại, tài năng rạng rỡ của các danh nhân đất nước, Xuân Diệu vẫn không quên vẻ đẹp “con người” qua câu chuyện tình yêu và qua thái độ, tình cảm của họ đối với tình yêu đôi lứa. Với Xuân Diệu, Nguyễn Trãi cũng buồn vui, giận hờn, yêu mến như mọi người. Câu chuyện trêu cô bán chiếu vẫn rất có duyên, vẫn là việc “tán gái” từ cổ truyền lại cho đến kim và bài thơ

Ba tiêu (Cây chuối) :”Tình như một bức phong còn kín” đã gửi lại cái bí

mật tâm tình đầy e ấp cho bạn đọc.

Còn Nguyễn Du là nhà thơ lớn đã ‘nắm bắt được sâu sắc nhất những quy luật của trái tim con người” là “sứ giả của tình yêu” Xuân Diêu bị cuốn hút vào mối tình Thuý Kiều- Kim Trọng như một người trong cuộc, đọc đi đọc lại đoạn Kim Kiều gặp nhau rồi Kim Trọng tương tư Kiều kể có trăm lần, đến mức đếm được tỉ mỉ “Nguyễn Du đã dung 238 câu thơ vào việc mối lái hồi hộp này và có thể chia làm bảy bước, tất cả có sáu bước hồi hộp lui tơi, có không, dẫn đến bước mối lái thắng lợi cuối cùng :

“Lần theo tường hướng dạo quanh Trên đào nhác thấy một cành kim thoa”

Và cũng chỉ có Xuân Diệu mới hình dung được dáng đi của Kim Trong: cứ từng hai bước một, chăm chăm chúi chúi đến nhà người yêu. Khi đọc câu

Kiều “Xăm xăm- đè nẻo Lam Kiều- lần sang” thật là “ta cũng nòi tình,

thương người đồng điệu” (Chu Mạnh Trinh)

Không phải ngẫu nhiên mà Xuân Diệu là một trong những cây bút phê bình hào hứng và sắc sảo nhất khi viết về cuộc đòi và thi phẩm Hồ Xuân Hương. Ở đây, có sự hấp dẫn kì lạ của một hiện tượng văn học độc đáo đã tưngthu hút nhiều người, không thể nằm ngoài sự chú ý của Xuân Diệu, ở đây có tấm lòng thường trực của một nhà thơ lớn, nhà văn hoá lớn vốn chắt chui những giá trị tinh thần của ông cha để lại nhưng qua thái độ và nhiệt tình sôi nổi của Xuân Diệu đối với Xuân Hương, chúng ta dường

như còn thấy được sự bắt gặp sức sống mãnh liệt của chất “xuân tình” dào dạt khát vọng sống, khát vọng yêu của tâm hồn hai nhà thơ Xuân của hai thời đại. Có như vậy chúng ta mới cắt nghĩa được tại sao, trước nhiều luồng ý kiến khác nhau hồi bấy giờ, Xuân Diệu đã tập trung bút lực của mình bệnh vực bảo vệ đề cao giá trị thơ Hồ Xuân Hương quyết liệt như thế. Phải chăng, nhà thơ, nhà phê bình cuả thời đại, chúng ta thấu hiểu hơn ai hết, đằng sau sức mạnh đạp phá, đằng sau tiếng cười trào phúng đáo để của thơ Xuân Hương là một nối đau đớn vô hạn của người phụ nữ tài hoa, tài tình dưới chế độ cũ và cả “một nỗi cô đơn không nói nên lời, không giãi bày”. Ngay cả lúc dựng chân dung Nguyễn Đình Chiểu- nhà thơ nổi tiếng của trung, hiếu, tiết, nghĩa, với cái nhìn ấy, Xuân Diệu phát hiện ra ở đoạn gặp gỡ Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga vẻ đẹp có tầng lớp và rất ý tứ của cụ Đồ Chiểu. Xuân Diệu hoà lời văn giàu tưởng tượng của mình vào thơ, làm hiện lên một lần nữa hình ảnh đôi nam thanh nữ tú :

“Nguyệt Nga, người con gái trinh liệt sau này, là con quan phủ nhưng rất nhỏ nhẹ khiêm tốn, được Vân Tiên đánh cướp núi Phong Lai giải nguy cứu mình, Nguyệt Nga xiết bao cảm tạ; chúng ta tưởng nghe thánh thot bên tai giọng nói của một cô gái Nam Bộ hiền hậu:

“Trước xe quân tử tạm ngồi Mà cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa

Chút tôi liễu yếu đào tơ

Giữa đường lâm phải bụi dơ dã phần Hà Khê qua đó cũng gần

Xin theo cùng thiếp đến ân cho chàng…”

“Vân Tiên nghe nói liền cười”, cái cười đáng yêu, đáng kính sao! Một cái cười của anh hung quân tử, hai là cái cười của anh con trai, ba là cái cười của người quần chúng rộng lượng, đều trên môi Vân Tiên:

Làm người thế ấy cũng phi anh hung Đó mà biết chữ thuỷ chung Lựa là đây phải theo cùng làm chi”

Sau khi thuật lại từng diễn biến, đến lúc Nguyêt Nga phải nói lời chia tay với Lúc Vân Tiên trong không khí thành khẩn, thiêng liêng:

“Vái cùng Nguyệt lão hỡi ông Trăm năm cho vẹn chữ tong mới an

Hiếu tình chi bấy Ngưu Lang Tấm long Chức nữ vì chàng mà nghiêng”

Xuân Diệu viết những dòng hóm hình: “Phải chăng thầy tú Chiểu khi còn thanh niên đã có kinh nghiệm được con gái thương mình trước, cho nên mới tả tâm tình Nguyệt Nga được sâu sắc như vậy?” [6, 35]

Và đây là một đoạn văn có cánh của Xuân Diệu về “bức tượng Vân Tiên” một điệp khúc trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu:

“Cái tình yêu muôn thuở của con người khi thì nó ra hoa dệt gấm, như chức cẩm hồi vân của nàng Tô Huệ, khi thì nó ản trong tình sử, khi nó hoá thành bức chân dung hồi kí như chuyện Nguyệt Nga”. [6, 25]

Như vậy qua ngòi bút phê bình của Xuân Diệu, chúng ta thấy được những giá trị tinh hoa của văn học truyền thống dân tộc bao giờ cũng có một bản đàn tình yêu không tắt. Điều ấy, thật có ý nghĩa, khi mà ở một đất nước chiến tranh, giặc giã liên miên, chế độ phong kiến kéo dài cả ngàn năm cùng lễ giáo khắc nghiệt ràng buộc tình cảm của con người. Phát hiện và chuyên chú nói lên khát vọng nhân tình, nhân bản mãnh liệt ấy đâu chỉ là câu chuyện đi tìm nguồnn cảm hứng, nguồn chất liệu đề tài mà thực sự là một nét tư tưởng và phong cách của một bút pháp phê bình lớn trong nền văn học hiện đại. Chẳng thế mà từ rất sớm, cùng với những bài thơ rạo rực, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 48)