Xuân Diệu bình và giảng

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 58)

4. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn

2.3.2. Xuân Diệu bình và giảng

Khi viết vè một tác giả, Xuân Diệu thường bỏ nhiều công sức đọc đi đọc lại nhiều lần, tim hiểu chu đáo những tư liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Viết về bất cứ tác giả nào Xuân Diệu cũng cố gắng nắm bắt và chỉ ra được cái ‘thần”, cái cốt cách riêng cúa người đó. Xuân Diệu đã có một cách tiếp cận riêng để phát hiện được nhiều điều mới mẻ. Kết hợp sự suy nghĩ công phu với cách cảm nhận tinh tế của một nhà thơ, Xuân Diệu đã làm cho người đọc nhận thức được một

cách đầy đủ, sâu sắc hơn vè nhà thơ thiên tài của dân tộc ta. Văn phong trong phê bình, nghiên cứu, tiểu luận của Xuân Diệu ít khi mực thước. Ông thường để cho cảm xúc cuốn đi, say sư theo đuổi những ý tưởng của mình. Trong những bài viết ông sử dụng một ngôn ngữ đa dạng và biến hoá rất linh hoạt. Với một cách nhìn sắc sảo, vừa bao quát vừa tỉ mỉ, với một văn phong độc đáo, tự nhiên, Xuân Diệu đã làm cho những tên tuổi lớn trong kho tang văn học dân tộc thêm chói sáng. Đối với công việc tìm hiểu gia tài văn học của ông, Xuân Diệu là

người có công rất lớn. Bộ sách Các nhà thơ cổ điển Việt Nam là một

công trình nghiên cứu chững chạc và bề thế. Tác giả đã mang vào đó tất cả tâm huyết và tình yêu đối với văn học cổ điển. Ông trân trọng những nhà thơ cổ điển của dân tộc và muốn khám phá ra cái thế giới riêng của mỗi người. Xuân Diệu trân trọng với cái hay , cái đẹp trong từng câu thơ cổ. Ở mỗi thế giới thơ, ông say sưa chiêm ngưỡng, tìm tòi, khám phá. Trong câu chuyện nghiên cứu văn thơ cổ, Xuân Diệu đã nói rõ mục đích và phương pháp của mình: “Mình chỉ chú ý những bài đặc sắc, và tìm hết cái riêng độc đáo của mỗi nhà thơ qua những bài thơ hay. Mỗi người có một cách tìm tòi và đóng góp”. Xuân Diệu chú ý chủ yếu ở khâu cảm thụ và phê bình văn chương cổ qua những áng thơ hay của từng tác giả. Quả thật, ông đã có nhiều khám phá tinh tế, mới lạ làm cho người đọc yêu thích và kính trọng hơn tài năng của các nhà thơ cổ điển của dân tộc.

Qua Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, ta có thể thấy một điều rằng

Xuân Diệu rất chú ý và có biệt tài trong việc tạo dựng không khí bình thơ, giảng thơ. Chẳng hạn, biết thơ Nôm Nguyễn Trãi là ‘thơ khó” vì đã cách xa hơn sáu trăm năm, Xuân Diệu dã dành gần cả trăm trang tiểu luận để giới thiệu hình ảnh Nguyễn Trãi qua bức tranh truyền thần, để tra cứu từng câu chữ, để vén đần lớp buị thời gian đưa “Quốc âm thi tập” trở về

gần gũi vơi người đọc hôm nay; đến cuối cùng khi đã có không khí, Xuân

Diệu mới đi vào bình giảng bái thơ “Ba tiêu” (Cây chuối) mà ông tâm đắc

nhất.

Với nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du, thì mỗi lần” đọc lại”, Xuân Diệu đều gắn được với những hoàn cảnh gợi cảm, từ đó giúp cho

người đọc thấm thía thêm Bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiề”, hiểu thêm “Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán”, trong Văn chiêu hồn và phát hiện thêm những vẻ đẹp mới mẻ Chung quanh từ ngữ Truyện Kiều. Để nêu bật Tính tư tưởng trong ba bài thơ Hồ Xuân Hương, trước đó Xuân

Diệu đã dựng lại hình ảnh cuộc đời Xuân Hương trong hoàn ảnh xã hội phong kiến với đầy rẫy những thứ lễ giáo rang buộc người

phụ nữ qua thơ của bà; ngòi bút phê bình Xuân Diệu phải ‘tả xung hữ đột” với những loại ý kiến khác nhau hiểu sai lệch hoặc hạ thấp giá trị thơ Hồ Xuân Hương, rồi đi đến khẳng định chân giá trị của bậc “thiên tài kì nữ”, “nhà thơ Việt, bà chúa thơ Nôm”.

Cũng như thế, khi đọc thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu…bao giờ Xuân Diệu cũng tạo ra được một không gian tiếp nhận gần gũi thân mật cho người đọc. Ở đây, thêm một lần nữa, chúng ta có thể thấy rằng, đã là viết văn, dù ở thể loại nào, thì bản sắc cái tôi của người cầm bút bao giờ cũng có ý nghĩa quyết định hình thành nên phong cách tác phẩm. Nếu như có người đã ví bình thơ cũng như đánh đàn đệm cho người ta hát, làm sao cho tiếng đàn và tiếng hát hoà hợp, thì Hoài Thanh, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên và Xuân Diệu, mỗi người đã đệm đàn theo mỗi vẻ. Hoài Thanh thường chỉ chọn đánh đàn đệm cho người hát hay và tự nguyện đứng ở bình diện thứ hai, đứng sau làm nền cho người ca và tiếng hát bay bổng. Nguyễn Tuân cũng đệm đàn nhưng nhiều khi lại đứng lên bình diện thứ nhất, mượn lời hát để khoe tiếng đàn, tài đàn. Chế Lan Viên thì muốn gửi vào tiếng đàn của mình cho thật nhiều những âm thanh

kh lạ của một người đệm đàn giàu trang sức. Còn cái - tôi- phê bình của Xuân Diệu hình như vừa đánh đàn đệm, vừa muốn ca cùng người hát, vừa muốn làm “môi giới” cho người nghe, để họ thấu hiểu và thưởng thức được cả lời ca lẫn tiếng đàn; hay nói như ao ước của ông: “Mình với người đọc như đôi bạn gác đùi lên nhau nói chuyện thơ xưa nay, thích thì vỗ đùi mình hoá ra võ đùi bạn”.

Trong không khí thân tình ấy, Xuân Diệu thường nói được rất nhiều chuyện. Sợ người đọc có khi không hiểu hết thơ, không hiểu hết mình, Xuân Diệu giảng giải đến kì cùng, muốn cho mọi thứ đều trở thành rõ nghĩa. Đó là chỗ hay mà cũng là chỗ dở trong phong cách bình và giảng của Xuân Diệu. Hay, là những khi Xuân Diệu uyên bác như một học giả

đọc rộng biết nhiều mà vẫn bình dị cần cù như một ông đồ xứ Nghệ “năng nhặt chặt bị”, khong thích khoe chữ, không tỏ ra sách vở, thông thái, chỉ

cốt làm sao tìm được cách giảng giải đắc ý nhất, cuốn hút mọi người. Ông vận dụng được lối tư duy hiện đại khúc chiết của phương Tây nhưng đồng thời cũng tiếp thu truyền thống ‘thi thoại” của phương Đông, nhất là học tập lối bình văn của Kim Thánh Thán. Xuân Diệu thường giảng đi giảng lại giúp người đọc tiếp cận thêm với những vẻ đẹp của tác phẩm. Phải nói rằng, ít có nhà thơ, nhà phê bình nào có được cách đọc, cách giải thích hào

hứng và kĩ lưỡng như Xuân Diệu khi Đọc Quốc âm thi tập của Nguyễn

Trãi. Ngay từ lúc tập thơ mới tìm lại được cũng như về sau này, Xuân Diệu là một trong những người có công đầu tiên đưa thơ Nguyễn Trãi trở về gần

gũi với con người hiện đại. Này đây từ “nghi ngút”trong câu thơ quốc âm của Nguyễn Trãi (Trời nghi ngút, nước mênh mông) được Xuân Diệu giải thích: “Ức Trai không bằng lòng với những từ “trời cao vút”chẳng hạn, dùng từ nghi ngút như nói: khói lên nghi ngút, thì thăm thẳm hơn, trời cao

ày động, cuồn cuộn nao nao”. Giảng từ “tiêu sái” ở bài thứ 10 trong chum thơ “Ngôn chí” của Nguyễn Trãi:

“Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy Có thân chớ phải lợi danh vây Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

NGày vắng xem hoa bợ cây Cây rậm chồi cành chim kết tỏ;

Ao quang mấu ấu cá nên bầy Ít nhiều tiêu sái lòng ngoài thế Năng một ông này đẹp thú mày”

Xuân Diệu viết:”…tiêu sái nghĩa là không bợn, thanh thoát, “không phải lợi danh vây”, từ Hán- Nôm này, tôi đã yêu cái âm thanh của nó từ 50 năm trước: “Đàn ai tiêu sái- khiến khách giang hồ tình ái ngại…”.Nguyễn Trãi đặt trước tính từ Hán Nôm này hai chữ “ít nhiều” thật là sinh động; niềm

tiêu sái khó mà đo lường, cho nên nhà thơ đong đo nó thì bèn dung một chữ

mơ hồ: ít nhiều tiêu sái rất có duyên; bản thân cả bài thơ cũng thật là tiêu

sái"

Xuân Diệu không chỉ là người bênh vực mà còn lí giải đầy sức thuyết

phục hiện tượng không ít câu thơ của Hồ Xuân Hương “khêu gợi”nhiều

đến các giác quan. Ông lập luận, con người đòi giải phóng, đòi phát triển là đòi giải phóng trong suy nghĩ, trong hành động và đòi giải phong trong cả những giác quan; ông nhìn lại lịch sử văn học nghệ thuật, lịch sử tình cảm nhân loại từ thời kì Phục Hưng đến thời đại chúng ta; ông huy động kiến thức Đông, Tây, kim cổ về hội hoạ, điêu khắc; ông so sánh Nguyễn Du,

người ta “vứt được tất cả quần áo gò bó” để ca ngợi “dầy dầy sẵn đúc một toà nhà thiên nhiên” và Hồ Xuân Hương đã làm được một nửa cái việc của Nguyễn Du qua bài Thiếu nữ ngủ ngày với hình ảnh “yếm đào trể xuống dưới nuơng long”, để khẳng định: sự “giải y” ấy, đặt vào trong thời đại Hồ

Xuân Hương có ý nghĩa như một sự đòi giải phóng. Rõ rằng là không một vốn kiến thức phong phú, không biết đặt một hiện tượng, một sự vật vào trong hệ thống thì không thể có cách giảng giải đầy tự tin và có sức cuốn hút như vậy!

Chỗ hay của nghệ thuật bình và giảng trong phê bình Xuân Diệu còn thể hiện ở cái nhìn thắm thiết của một tâm hồn nghệ sĩ với “đôi mắt xanh” trước thiên nhiên tạo vật đối với người phê bình chính là thế giới nghệ thuật

thi ca. Hãy lắng nghe một đoạn vừa bình vừa giảng dưới đây về ‘nhạc điệu dào dạt” của Truyện Kiều để thấy được các ăng- ten- giác –quan vô cùng

tinh nhạy của Xuân Diệu:

“Có những câu thơ nhạc điệu ở khắp mọi nơi, đó là ánh vàng của mùa thu trong rung thành nhạc điệu:

“Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng”

Có những câu thơ giáp hạt giữa chiều lặn với trăng lên:

“Chim hôm thoi thót về rừng Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành”

Chim hôm thoi thót, nó vừa lưa thưa lẻ tẻ về núi, lại vừa thoi thót như ánh chiều; có một cái gì lo sợ đâu đây! Sở Khanh sắp đưa Kiều đi trốn… Có những câu chỉ có thể là tuyệt diệu, tuyệt diệu

Sông Tần một dải trong xanh Loi thoi bờ kiễu mấy cành dương quan

“Trong xanh- loi thoi- dương quan” cũng là “Bến Tầm- Dương- canh- khuya- đưa- khách”, mấy thanh bằng không có dấu huyền đưa cái chia phôi

ra khắp không gian. Loi thoi bờ liễu, chứ không phải là lôi thôi, loi thoi là lá liễu so le không đều, là bờ liễu quanh co không thẳng, là tấm lòng nữa, nó xộc xệch, buồn buồn, mong nhơ, loi thoi…” [6, 154]

Có thể bắt gặp được nhiều đoạn bình văn sáng đầy sức cuốn hút như vậy khi Xuân Diệu viết về vẻ đẹp thiên nhiên gắn với hoàn cảnh và nỗi buồn mang kích cỡ tâm hồn Nguyễn Trãi; về chủ nghĩa nhân đạo sâu thẳm, bao la, đau đớn đến khóc oà trong Truyện Kiều, Thơ chữ Hán, Văn chiêu hồn của Nguyễn Du; về sức sống mãnh liệt, quằn quại cứ như giãy nảy lên đằng sau tiếng cười đáo để của Hồ Xuân Hương; về những vần thơ hào sảng của Cao Bá Quát; về trời thu rất xanh và rất cao trong hồn thơ thấm đượm quê hương làng cảnh Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Khuyễn; về cảm giác không gian dường như chỉ có “đất trời ngơ ngẩn với nhau” trong “Lửa thiêng” của Huy Cận

Cách bình và giảng của ngòi bút phê bình Xuân Diệu với thuật “mắt xanh điểm huyệt” tỏ ra rất tinh nhạy trong việc phát hiện cá tính sang tạo ,phong ácch nghệ thuật của từng tác giả, tác phẩm. Mỗi chân dung Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trần

Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu…trong “viện bảo tàng văn học” được

Xuân Diệu dựng lên đềy rất sống động, vì mỗi người một hoàn cảnh, một nét thiên tài, một nỗi đau buồn riêng, một số phận, một tính cách riêng

Cùng là đả kích sư, nhưng “Xuân Hương ghét sư, Nguyến Khuyến khinh sư, Tú Xương giễu sư”.Cùng là tiếng cười trào phúng, nhưng tiếng cười Xuân Hương thì đuổi rượt các nhân vật xấu xí của xã hội mà “cười vào tận óc, nó không thể bịt tai lại được”, tiếng cười Nguyễn Khuyến thì nhẹ

nhàng, hóm hỉnh như một thứ “u mua”, một thứ nói “mát”, cười “mát” mà rất sâu sắc, còn Tú Xương thì “hộc”ra tiếng cười như một thư axit cấu xé vào nhân vật, sự vật, cắn cho nó nát ra, cháy đi. Cùng là thơ Nôm, nhưng

thơ Nôm của Nguyễn Trãi là tiếng thơ của bậc cao minh “xuất sáo”, thơ Nôm Truyện Kiều là “tót vời của nguồn cổ điển”, thơ Xuân Hương là “tót vời của nguồn ôm na bình dân”, thơ Nôm Nguyễn Khuyến lành và sang,

Định, thơ Nôm Nguyễn Đình Chiểu lại thấm đẫm chất đất, chất người Nam Bộ mến yêu.

Là nhà thơ của thời đại thức tỉnh của cái tôi cá nhân cá thể, Xuân Diệu đi qua phê bình đi tìm nỗi khát vọng cái tôi của người xưa, đồng thời rất quan tâm đến vấn đề phát huy bản sắc cái tôi- cá tính sáng tạo trong nền thơ hiện đại.

Tuy nhiên, không phải bao giờ Xuân Diệu bình và giảng cũng hay.

Thông thường người ta đã mạnh chỗ nào thì có khi lại yếu ngay chỗ đó.”Có tài mà cậy chi tài” đôi lúc Xuân Diệu cũng quá đà không thật tỉnh táo.

Hoặc vẫn biết quy luật của sự gợi cảm là đừng nên kéo dài, vì kéo dài, nói nhiều làm người ta mệt có thể chán, nhưng Xuân Diệu có lắm khi vẫn không tránh được bệnh ham hố, muốn nói thật tỉ mỉ, muốn diễn đạt cho đến kì cùng. Thực ra, cuộc đời đâu phải moị thứ, mọi việc đều phải giải thích cho rõ ràng, nhiều khi con người còn chưa hiểu hết lòng mình, huống chi “Văn chương nói cho cùng là những khắc khoải, những mơ tưởng về một giấc mộng chưa thành. Có những giấc mộng sẽ không bao giờ thành nhưng vẫn cho phép cả người viết lẫn người đọc đắm đuối trong hi vọng, trong mong đợi để cuộc đời thêm hương vị, thêm ánh sáng” (Nguyễn Khải)

Khi phê bình, Xuân Diệu cứ muốn nói cho nhiều, cho kĩ thì làm sao tránh khỏi suy diễn quá lơì. Không khó lắm để chỉ ra những chỗ “bất thập toàn” ấy trong văn phê bình Xuân Diệu. Dù vẫn ý thức được nhưng người ta không phải lúc nào cũng dễ dàng vượt qua được chính mình. Xuân Diệu không nằm ngoài quy luật ấy, bì trước tiên ông là “một Con Người” ở giữa cuộc đời này.

Có người cho rằng phê bình nghiên cứu của Xuân Diệu giàu chất thơ, chất đời nhưng trình độ lí luận, khái quát thì không có gì nổi bật lắm. Thực ra đây cũng là đặc điểm chung thường thấy ở khuynh hướng phê bình nghệ sĩ. Nhưng vấn đề còn ở chỗ hiểu thế nào là lí luận trong phê bình và

nghiên cứu. Giáo sư Lê Đình Kị- một nhà lí luận văn học, đã nói về vấn đề này như sau:

“Lí luận là cơ sở để phân tích đánh giá tác phẩm, nó không phải là cái gì cộng thêm vào bài viết, từ ngoài đưa vào; nó thể hiện không phải ở những trích dẫn, thậm chí không phải ở những cách lí thuyết nào đó, mà trước hết và chủ yếu là ở cách tiếp cận vấn đề, ở quan niệm chung và ở bản thân sự vận dụng vào thực tế tác phẩm, nó nằm bên trong, chắp cánh cho bài viết”.

Trong thực tiễn sáng tạo văn học, những cây bút phê bình nghiên cứu mà thiếu lí luận thì không thể đi xa, và cũng không mấy khi gặt hái được thành tựu gì đáng kể. Nhìn từ những góc độ ấy, thì phê bình Xuân Diệu không phải thiếu lí luận mà chính là lí luận đã nhuần nhuyễn hoà vào cảm xúc, được ẩn ở đằng sau cách tiếp cận và cách diễn đạt bằng hình ảnh. Có thể tìm thấy trong những trang văn phê bình Xuân Diệu rất nhiều phát biểu mang tính lí luận, khái quát nhưng không phải “màu xám”

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)