.Nhìn lại một số thành tựu nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu qua

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 25)

4. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn

1.3.Nhìn lại một số thành tựu nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu qua

Diệu qua các chặng đường.

Chúng ta có thể thống kê những tác phẩm tiểu luận phê bình mà Xuân Diệu đã viết để có cái nhìn khái quát nhất về chặng đường sáng tác của ông:

Tiếng thơ (1951, 1954)

Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký) Ba thi hào dân tộc (1959)

Phê bình giới thiệu thơ (1960)

Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961) Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961) Dao có mài mới sắc (1963)

Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966) Đi trên đường lớn (1968)

Thơ Trần Tế Xương (1970) Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971) Và cây đời mãi xanh tươi (1971) Mài sắt nên kim (1977)

Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978) Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982) Tìm hiểu Tản Đà (1982).

Thời 1930 –1945, Xuân Diệu sáng danh là một nhà thơ. Cùng với

hai tập Thơ thơ, Gửi hương cho gió và tập truyện ý tưởng Phấn thông vàng,

những bài tranh luận văn học sôi sổi của Xuân Diệu đăng trên các báo, tạp

chí Ngày nay, Phong hoá, Tao đàn…đã góp phần tích cực làm nên chiến

thắng của Phong trào Thơ mới nói riêng, và trào lưu văn học lãng mạn của nước ta bấy giờ nói chung. Ngay từ khi đó, ông còn sáng danh là một nhà

phê bình mặc dầu ông viết không nhiều. Trên báo Ngày nay thời ấy xuất hiện một loạt bài phê bình mang tên ông như : Thơ khó, Tính cách An Nam trong văn chương, Mở rộng văn chương, Thơ Huy Cận, Công của thi sĩ Tản Đà…Xuân Diệu đã có nhiều bài tranh luận văn học sôi nổi đăng trên các báo khác như Phong hóa, Tao đàn… Một số bài khác được tập hợp in lại trong “Thanh niên với quốc văn”. Những tác phẩm nay đã nói lên quan

niệm sống, quan niệm thơ ca của Xuân Diệu, góp phần tích cực làm nên chiến thắng của Phong trào Thơ mới. Có thể coi đây là chặng đường đầu tiên báo hiệu bản lĩnh của một nhà thơ, một nhà phê bình, một quan niệm cởi mở về tính dân tộc của văn chương.

Không thể “thoát ra ngoài cuộc đời”, Xuân Diệu luôn dề cao vai trò tưởng tượng trong thơ, đồng thời vẫn phân biệt : ”có trí tưởng tượng sáng tạo và có trí tưởng tượng chỉ là “con mẹ điên ở trong nhà”, có cái điên của người thi sĩ do cảm xúc mãnh liệt quá mức, thường xuất phát từ niềm si mê, say đắm đời sống và cái điên bệnh hoạn, ồn ào “đột nhiên mà khóc, đột nhiên mà cười, chân vừa nhảy, miệng vừa kêu: Tôi điên đây, tôi điên đây!”. Cái nhìn và lí lẽ của Xuân Diệu chưa hẳn đã toàn diện và hoàn toàn thuyết phục, song lí tưởng và giọng văn tranh luận của ông thường thẳng thắn chân tình hàm chứa khát vọng cách tân nền thơ dân tộc.

Theo Xuân Diệu, văn chương là một sự sáng tạo, người viết văn còn phải truyền sự sống, thêm sự sống vào cho người thường; nó không chỉ dừng lại ở sự mô tả mà thôi, văn chương còn là sự dò xét, sự đoán hiểu…Vì vậy, Xuân Diệu nhiệt tình cổ vũ cho sự sáng tạo cái mới với mục đích văn học làm sao diễn tả, biểu hiện cho sự sống đa dạng, phong phú và phát triển không ngừng của tâm hồn con người Việt Nam. Xuân Diệu hào hứng và sôi nổi :

“Chúng ta phải tạo thêm, bày đặt ra những cách dung mới mà xưa kia các cụ không chịu tìm; và lại chúng ta ở thế kỉ XX, chúng ta có những cái phức tạp mà các cụ không có..”

…”đốt đi, củi sẽ cháy; tưới đi, đất sẽ ướt; ta cứ nói đến sự sống mãnh liệt, đầy đủ, tất nhiên những tâm hồn Á Đông sẽ có sự hưởng ứng…Người Á Đông giấu trong lòng một ngọn lửa thần như than lấp dưới tro, ta phải làm cho ngọn lửa ấy biểu lộ”

Tất nhiên, cũng phải thấy rằng, trong cái nhìn và quan niệm của Xuân Diệu về tính dân tộc thời bấy giờ đôi lúc chưa thể tránh khỏi phiến diện và cực đoan. Chẳng hạn như ông viết: “Chúng ta nay chịu ảnh hưởng của văn học Âu Tây nhưng ta phải ngoan lên nhiều lắm, đã tỉnh dậy nhiều lần, đã không nô lệ cho văn học nước ngoài. Ta đã biết làm như Laphontaine: “Sự bắt chước của ta không phải là sự nô lệ” chứ ngẫm cái quá khứ văn học của ta mà xem, cha ông ta đã bắt chước Tàu một cách tệ hại dường nào. Đành rằng ta gần Tầu hơn gần Tây ,nhưng chúng ta xưa đã ăn cắp hẳn chứ không chịu ảnh hưởng”

Có lẽ, cách nói quá lên này âu cũng là căn bệnh thường gặp của bất kì một cuộc cách tân nào ở vào buổi đầu của nó.

Những bài viết về thơ Tản Đà, thơ Huy Cận có thể coi là bài mở đầu cho sự phê bình văn học của Xuân Diệu.

Bằng niềm tin tri ân tinh nhạy giữa những tâm hồn đồng điệu, Xuân Diệu phát hiện những cái mà “lần đầu” thi sĩ Tản Đà đem đến cho thơ Việt Nam: lần đầu “người ta được nghe một giọng nói dịu dàng trong trẻo, nhẹ nhõm có duyên” của một tấm lòng thực thà hé phơi và người ta cảm động”; lần đầu, Tản Đà dám vẩn vơ, dám mơ mộng, dám cho trái tim và linh hồn có quyền sống cái đời riêng của chúng, lần đầu “ông tự nhiên để cho bản ngã của mình tràn ra ngoài khuôn khổ. Từ những nét đặc sắc ấy, chính là phong cách nghệ thuật và đóng góp của thơ Tản Đà: “say, ngông và mộng, ba điểm ấy làm cho thơ ông nhẹ nhàng phóng khoáng, Tản Đà đã có một bản ngã đó là công trình của ông trong thơ Việt Nam”

Có lẽ, Xuân Diệu là người viết đầu tiên và cũng là người viết kĩ lưỡng

nhất về thơ Huy Cận. Thực ra Xuân Diệu biểu dương thơ Huy Cận qua Lửa thiêng cũng chính là khẳng định sự chiến thắng của cả Phong trào Thơ mới: nói “không phải là rượu đã rót vào chén” mà là “men đưa lên”, không phải “hoa sẵn trên cành” mà là “dòng nhựa đương chuyển”, không phải là “lời hứa hẹn nữa “ mà đã là “lộc xanh tố”t, đem đến một hương sống lạ lùng. Ở

đây đã có sự bắt gặp của cả một thế hệ nhà thơ, nhà phê bình trong cái nhìn về vị trí của Tản Đà trong nền thơ ca dân tộc, và tác dụng của thơ Tản Đà đối với thế hệ mình. Xuân Diệu kể lại xúc động “Một vài kỉ niệm về yêu thơ Tản Đà: “Tôi sẽ là người bội bạc nếu tôi quên cả một thời tuổi nhỏ, thời toi đã yêu, đã mê thơ của thi sĩ Tản Đà….Cả một thời thơ ngây của tôi đã nhuần thấm cái vẩn vơ, cái mộng của người trích tiên, tôi đã có một cớ để yêu người đến mê say…

Từ lúc mười ba tuổi, đã chép những bài thơ Tản vào sổ con, với “cảm giác mơ hồ như hứng lấy một bóng trăng thanh” và “mở mở hiểu ra rằng người thi sĩ là lạ, khác khác, không phải những người quen biết của Tản Đà, và nhận ra “những bài thơ đạo mạo, hoặc sâu thẳm, nhưng bao giờ cũng khô khan nhạt nhẽo, đăng ở Nam Phong thì bì sao được những câu ca dao bay bổng cảu Nguyễn Khắc Hiếu đăng ở Hữu Thanh”

Xuân Diệu mê và phục Tản Đà từ “cách dùng chữ tinh xảo”,”mẹo luật li kì và một âm nhach chảy trôi, bay bướm”, mê từ “những vần giản dị, êm ngọt, đọc nghe lanh lảnh bên tai”… đến “những câu thoát dịch thơ Tàu”.

Yêu thơ, yêu lây đến văn, yêu đến làm độc giả trung thành và ngong ngóng đợi chờ từng số An Nam tạp chí để được đọc thơ Tản Đà. [44, 310] Tuy nhiên, cũng ở hồi ức này, đoạn cuối Xuân Diệu viết :”Càng lớn tôi càng cần sự tha thiết, sự mãnh liệt mà tôi không thấy trong thơ Tản Đà. Cái thích hôm nay không giống cái thích ngày trước và một ngày mai lại không còn cái thích hôm nay”. Vì thế, Xuân Diệu đã chọn một con đường khác cho hướng đời và hướng thơ của mình. Phải chăng đó là biểu hiện bản lĩnh của một nhà thơ lớn, nhà phê bình lớn trong tương lai.

Chúng ta thấy ngay từ đầu Xuân Diệu cũng như một só nhà thơ nhà phê bình thời ấy quan niệm Thơ mới sở dĩ thành công không chỉ là sự tiếp thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của thơ ca Tây Âu mà còn là sự góp nhặt “bao nhiêu cái đẹp tốt của Á Đông, nhất là cái lửa tro nồng ấm bên trong và cái xa vắng mênh mông của thời cũ”. Bài học đáng quý vè sự đổi mới văn học có thể rút ra từ đây

là dám phê phán cái yếu kém của chính mình, biết hào hứng nồng nhiệt mở rộng giao lưu tiếp thu cái mình chưa có, nhưng không bao giờ rời xa nguồn cội. Cũng như vậy có rễ càng sâu thì bóng cành mới có sức cao lan toả.

1.3.2.Những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

Cách mạng tháng Tám thành công đã giải phóng dân tộc ra khỏi xiềng xích nô lệ và mở ra một chân trời mới cho sáng tạo văn học nước nghệ thuật. Đối với một thế hệ nhà thơ đã từng “chín mấy mùa thương đau” trong xã hội cũ, những năm kháng chiến chống Pháp là giai đoạn chuyển mình, rèn luyện để hoà nhập với cuộc sống mớí. Một số bài viết buổi đầu

của Xuân Diệu như Nhân xem quyển Nguyễn với bút danh Triều Mai, Văn hoá Việt Nam sẽ không đi theo nấm mồ văn hoá Pháp đều nằm trong mạch

bày tỏ quyết tâm “lột xác” và “nhận đường” cảu nhiều nghệ sĩ lúc bấy giờ. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Xuân Diệu cùng nhiều anh chị em văn nghệ lên chiến khu Việt Bắc. Năm 1947, Xuân Diệu công tác ở Đài

truyền hình Việt Nan, và theo hồi kí Những kỉ niệm chung quanh Tạp chí văn nghệ thì bắt đầu từ số 5 (2/1948) ông viết mục Tiếng thơ cho tờ tạp chí

này. Tuyển tập cái bài viết ấy, Nhà xuất bản Văn nghệ đã in thành sách

Tiếng thơ, ấn hành vào năm 1951 là đóng góp nổi bật của Xuân Diệu trong

lĩnh vực phê bình văn học ở giai đoạn đầu xây dựng nền văn nghệ mới. “Tiếng thơ” ở đây cũng là “tiếng đời”, “tiếng của kháng chiến”, tiếng của sự sống”. Xuân Diệu coi mình viết “tiếng thơ” là đã làm một thứ bút kí lấy giọng của nhiều người để dần dà nói cho được cái tiếng rất thơ của thời đại”. Ông đã lắng nghe, lượm lặt thơ ca từ mọi miền đất nước. Có hình dung những gian khổ, khó khăn của giao thông liên lạc và phương tiện in ấn thời bấy giờ, mới thấy hết nhiệt tình và công phu của Xuân Diệu trong việc sưu tập tư liệu để “lọc những cái hay”,”cốt gợi một không khí ca hát” và làm nên tiếng thơ.

Xuân Diệu phát hiện một căn bệnh ấu trĩ thường gặp của thời đại là

bệnh sáo. Ông phê phán mạnh mẽ những căn bệnh hình thức chủ

nghĩa, chạy theo câu chữ, sang hàng, chặt cắt câu thơ một cách tuỳ tiện mà cho là “mốt”. Ông yêu cầu, mỗi chứ trong bài thơ đứng ở đầu đều có lí do,

mỗi hình thức của thơ đều phải gắn với tư tưởng, tình cảm hoặc quan niệm của người thi sĩ; ông nhấn mạnh cái đức tính bậc nhất của thơ là vương vấn lấy người đọc in sâu vào trí nhớ, bắt người ta phải thuộc. Thơ quyến rũ người đọc nhờ hình ảnh, nhịp điệu, âm nhạc, là một bài thơ hay thực sự bao giờ cũng hay “cả hồn lẫn xác”

Có thể khẳng định rằng, cùng với “nói chuỵện thơ kháng chiến “của nhà phê bình Hoài Thanh, “Tiếng thơ” của Xuân Diệu là những tác phẩm phê bình có vị trí xứng đáng mở đầu cho nền phê bình văn học nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám.

Xuân Diệu đã sớm nhập cuộc kịp thời, hòa vào cuộc sống chung của dân tộc sau sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945. “Tiếng thơ” là sự thể hiện thái độ và hành động nhập cuộc tích cực ấy. Xuân Diệu coi mình viết “Tiếng thơ” là làm một thứ bút kí lấy giọng nhiều người để dần dà nói lên cho được cái tiếng rất thơ của thời đại. Có thể coi đây là một trong những tác phẩm mở đầu cho nền phê bình của văn học nước ta sau Cách mạng tháng Tám.

1.3.3. Từ 1955- 1985

Đây là chặng đường Xuân Diệu vẫn tiếp tục ra mắt bạn đọc nhiều tập thơ mới, nhưng cũng là ba mươi năm Xuân Diệu dồn nhiều tâm sức cho hoạt động phê bình nghiên cứu văn học. Các tác phẩm tiêu biểu của giai

đoạn này có thể kể đến như Những bước đường tư tưởng của tôi (1958), Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Và cây đời mãi mãi xanh tươi ( 1971), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam tập I, tập

II (1981, 1982)…Các tác phẩm đã cho thấy bút lực dồi dào và sung mãn của Xuân Diệu.

Có thể coi Công việc làm thơ như là một trong những giá tập giáo trình

của Xuân Diệu về nghề thơ mà suốt đời ông đã say mê và muốn truyền lại

tháng 11/1985) mà Xuân Diệu chưa kịp đọc tại Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ ba (12/1985) cũng nằm trong mạch trí tuệ và cảm xúc ấy.

Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (2 tập) (nhà xuất bản Hà Nội tập 1-

1981, tập 2 -1982) thực sự là một công trình đồ sộ, một đóng góp lớn lao của nhà thơ Xuân Diệu trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học cổ điển dân tộc. Qua tâm hồn, tài năng và nghệ thuật phân tích, diễn đạt của Xuân Diệu, những giá trị tinh hoa của văn học truyền thống từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát đến Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Đào Tấn….đều hiệ lên vô cùng gần gũi, thân

thiết với con người hôm nay. Cùng với chân dung Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, người đọc còn nhận ra được chân dung của nhà thơ, nhà phê bình

Xuân Diệu uyên bác, cần mẫn và rất mực tinh tế, tài hoa.

Như vậy là, cùng với hệ thống tác phẩm thơ (từ thơ lãng mạn đến thơ cách mạng) Xuân Diệu còn có một hệ thống tác phẩm phê bình, nghiên cứu, giới thiệu thơ không kém phần đồ sộ, gắn liền với quá trình vận động và phát triển của nền thơ ca nước ta trên con đường hiện đại hóa, cách mạng hoá suốt hơn nửa thế kỉ. Thơ vốn là thời sự, tâm hồn của dân tộc và thời đại. Vì vậy nội dung tư tưởng và nghệ thuật trong văn phê bình của Xuan Diệu cũng vô cùng phong phú. Theo cách “xâu chuỗi” vấn đề của Xuân Diệu, để tìm hiểu sâu hơn đóng góp của ông ở lĩnh vực này, trong phạm vi giới hạn nghiên cứu của chuyên luận, dưới đây chúng ta sẽ tập trung phân tích mảng phê bình (đề tài nổi bật) nhất, xuyên suốt các trước tác của ông để lại .

Trên đây chúng ta đã cùng điểm lại một số tác phẩm, công trình tiêu biểu của Xuân Diệu qua các chặng đường lớn trước khi đi vào tìm hiểu

mảng đề tài lớn (gia tài văn học cổ điển dân tộc) của Xuân Diệu qua “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” Có thể thấy một điểm chung là tất cả những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bài phê bình tiểu luận này báo hiệu một năng lực cảm nhận tinh tế, giàu sức phát hiện của nhà phê bình Xuân Diệu, dự báo những đóng góp lớn của ông cho lĩnh vực phê bình văn học.

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 25)