Xuân Diệu với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 77)

4. Giới thiệu sơ lược cấu trúc luận văn

2.3.2. Xuân Diệu với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều là niềm tự hào của văn học dân

tộc và nhân loại. Trong số các nhà thơ cổ điển mà Xuân Diệu đề cập đến, nhà thơ nào Xuân Diệu cũng quý trọng, yêu mến. Nhưng chỉ khi nói về Nguyễn Du, ông mới dùng đến cách gọi “thiên tài của loài người”, “nghệ sĩ

lớn mang trái tim của thời đại”. Và với bản tính của mình, mỗi lần Đọc lai Truyện Kiều, bao giờ Xuân Diệu cũng thấy :“ Nguyễn Du mới quả, trẻ quá,

…tuyệt nhiên chưa hề có một nếp nhăn nào, một chút bụi thời gian nào in

được trên thiên tài Nguyễn Du.; thiên tài đó vẫn cứ “hải đường mơn mởn cành tơ”, vẫn cứ “giọt sương trĩu nặng cành xuân la đà”, vẫn cứ “bóng trăng đã xế hoa lê lại gần”, vẫn cứ huyền diệu chúng ta, làm chúng ta say

mê như điếu đổ!”.Và dường như không nén được cảm xúc :”Mỗi lần nói đến, chúng ta lại cứ như người hăng, bốc, chưa kể câu chuyện cho người nghe đã vội phải khen trước là “hay quá”, “hay quá” là tuyệt trần. Nhưng “hăng”,’bốc” say mê là một chuyện, còn để có chỗ đứng thực sự trong giới phê bình trước một tác giả, tác phẩm lôi cuốn biết bao thế hệ cầm bút thì quả không dễ dàng chút nào” [6, 188]

Trước hết, qua những trang tiểu luận- phê bình của Xuân Diệu, chúng ta có thể thấy được niềm đồng cảm sâu xa của một nhà thơ lớn thời hiện đại với “nỗi đau đớn lòng” của thi hào dân tộc Nguyễn Du về “những điều trông thấy” trong “cõi người ta”, về số phận con người trong xã hội cũ Nhiều nhà phê bình, nghiên cứu đã đánh giá cao giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Truyện Kiều. Hoài Thanh cũng đã nói : Truyện Kiều là một “tiếng kêu thương”. Với Xuân Diệu, Truyện Kiều là tiếng khóc vĩ đại” và cũng là một “tiếng căm hờn vĩ đại” : “Biết khóc, biết to, biết lớn, là vạch ra những mâu thuẫn không thể giải quyết của xã hội phong kiến; khóc rung chuyển cả muôn long người, khóc đến nỗi “mây sàu gió thảm”, trời đất không thể đứng yên, là muốn đập vào cửa trời, bắt phải trả lời về số phận của con người tại sao lại khổ sở đến cùng cực như vậy”. [6, 169]

Dưới ngòi bút Nguyễn Du, cuộc đời cô – đĩ- hai lần Vương Thuý Kiều là một bản cáo trạng đanh thép trong xã hội vô đạo, thì những trung hiếu, tiết, nghĩa, những tài năng, những giá trị đẹp đẽ nhất lại nằm chính ngay ở những người bị coi là cặn bã của xã hội, những con đĩ, những con ngưòi

đầy tớ, những kẻ “làm giặc”. Xuân Diệu chỉ ra rằng bằng cách đảo ngược bậc thang giá trị, Nguyễn Du đã thoá mạ tất cả bọn vua quan và

Đoạn trường tân thanh có sức mãnh liệt gợi xót thương và gây căm

hờn. Đứng trước cái đau khổ kéo dài hang nghìn năm của hang triệu con người, Nguyễn Du không thể coi là chuyện ngoài mình, mà cũng như nàng Kiều, Nguyễn Du “đem vận vào thân” đến nỗi đau nặng không chịu uống thuốc, chết không kịp chăn chối. Lòng của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, trăm lần đứt đoạn, thấy rõ trong những câu thơ nghiền nát:

“Dở dang nào có hay gì Đã tu - đã trót- quá thì- thì thôi”

Nguyễn Du cũng là người đay nghiến:

“Đã cho lấy chữ hồng nhan Làm cho hại, cho tàn, cho cân!”

Là người không chịu được nữa, thét lên:

“Chém cha cái số hoa đào

Có lẽ, với cách đọc hoà cùng nỗi xót thương và căm hờn của Nguyễn Du

mà Xuân Diệu đã có phát hiện bất ngờ về cảnh đoàn viên ở cuối Truyện Kiều. Kiều được vớt dưới ang Tiền Đường lên:

“Trên mui lướt thướt áo tà

Tuy dầm hơi nước,chưa hoà ang gương”

Gia đình họ Vương và Kim Trọng sau bao nhiêu lâu đi tìm đã đến gặp được nàng Kiều. Nguyễn Du tả đúng tâm trạng cha mẹ nhìn con sau thời gian xa cách bởi “gia biến”:

“Ông bà trông mặt cầm tay

Dong quang chẳng khác chi ngày bước ra Bấy chầy đãi nguyệt cầm hoa

Hoà vào tâm lí nhân vật, Xuân Diệu viết: “Thay đổi cũng không phải là ít, vì gầy đi đến ba bốn phần; mà không phải cái gày đơn giản bởi mất ngủ kém ăn, gầy đây là bởi giãi nguyệt rầu hoa, mười lăm năm trời, tức là một thứ gầy sâu sắc; Nguyễn Du đã rất tài tình, vừa tả Kiều rất dầu dãi vừa không thương tổn gì đến bản chất của Kiều”. [6, 176]

Cuộc đoàn viên với gia đình cũng sẽ là cảnh Kim- Kiều tái hợp. Xưa nay đã có nhiều ý kiến khác nhau về cuộc tái hợp này. Không ít người cho là gượng gạo, có người thì cho rằng cứ để Kiều trẫm mình ở ang Tiền Đường xong là kết thúc tác phẩm, có người chỉ nhìn đơn giản như là cách kết thúc “có hậu” thường gặp trong truyện dân gian, Xuân Diệu thấy không có gì nên phản đối sự sum họp này.

Như ta đều biết, Truyện Kiều được cấu trúc theo mô hình ba đoạn: hội ngộ,

tai biến, đoàn viên. Ai cũng biết là trong đoạn kết thúc đại đoàn viên, Thuý Kiều gặp lại Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc của một thân phận kỹ nữ. Câu chuyện thoạt nhìn có cái không khí của kiểu kết thúc có hậu, song thực ra, cuộc đời đau khổ của nàng Kiều vẫn còn tiếp tục. Kiều một mực từ chối không sống như vợ chồng với Kim Trọng, dẫu cho chàng Kim tha thiết khẩn cầu nàng. Rút cục, vị cay đắng vẫn thấm đượm tận đáy lòng Kiều.

Diễn biến của đoạn kết thúc này có thể trình bày lại như sau: trong không khí đầm ấm của buổi tiệc đoàn tụ gia đình, người em gái Thuý Vân chủ động đứng lên nêu vấn đề

“Quả mai ba bảy đương vừa Đào non sớm liệu se tơ kịp thì “

Làm lễ cưới cho Thuý Kiều và Kim Trọng – tức “trả” lại chồng cho chị. Thuý Kiều đã kiên quyết gạt bỏ “phương án” của Thuý Vân:

Sự muôn năm cũ kể chi bây giờ ? Một lời tuy có ước xưa

Xét mình dãi gió dầm mưa đã nhiều. Nói càng hổ thẹn trăm chiều,

Thà cho ngọn nước thuỷ triều chảy xuôi”.

Tuy nhiên, đây mới là lời từ chối trước đề nghị của Thuý Vân. Phải đợi đến khi chính Kim Trọng lên tiếng, nhắc nhở nàng nhớ lại lời thề trang nghiêm trước trời đất:

“Dẫu rằng vật đổi sao dời Tử sinh cũng giữ lấy lời tử sinh”

Thuý Kiều mới cắt nghĩa đầy đủ lý do khiến nàng từ chối:

“Nàng rằng gia thất duyên hài, Xót lòng ân ái ai ai cũng lòng. Nghĩ rằng trong đạo vợ chồng,

Hoa thơm phong nhị, trăng vòng tròn gương. Chữ trinh đáng giá nghìn vàng,

Đuốc hoa chẳng thẹn với cành mai xưa? Thiếp từ ngộ biến đến giờ,

Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa”.

Chúng ta đều biết, dẫu chàng Kim tỏ ra rất thông cảm với cảnh ngộ của người yêu, nói rõ Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường song Kiều nhất định khước từ cuộc sống vợ chồng mà đề nghị cuộc sống bạn bè.

Lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều, giới nghiên cứu, phê bình đã lý giải nguyên nhân và ý nghĩa của quyết định mà nàng Kiều đưa ra như thế nào? Đã có một số cách nhìn, cách đọc khác nhau đối với sự việc này. Nguyễn Khuyến đứng trên quan điểm trọng trinh tiết của Nho gia, tức quan điểm nam quyền, đã cười cợt sự “đeo đẳng” này của chàng Kim:

“Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi.”

“Một phần đuôi” tức là phần cuối, chút cặn bã còn lại sau mười lăm năm nàng Kiều lưu lạc. Chúng ta hiểu nhà nho vốn coi trọng trinh tiết của người phụ nữ nên đã nhìn thấy yếu tố hài hước trong chuyện Kim Trọng năn nỉ cùng Thuý Kiều sống đời sống vợ chồng.

Nhà thơ Xuân Diệu – đứng trên quan điểm xã hội học- từng viết

bài Bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều, lưu ý lời lên án tội ác xã

hội phong kiến trong Truyện Kiều đã kéo dài mãi cho đến màn đại đoàn viên. Trích dẫn những lời tủi khổ của Kiều nói với Kim Trọng:

“Đã đem mình bỏ am mây, Tuổi này gửi với cỏ cây cũng vừa.

Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng. Sự đời đã tắt lửa lòng,

Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi! Dở dang nào có hay gì

Đã tu, tu trót, qua thì, thì thôi… »

Rồi Xuân Diệu bình luận: “Ngay ở câu trả lời đầu tiên khi gặp nhau như chết sống lại, Kiều đã cho thấy đời mình tan nát, lòng mình tan nát, bản cáo trạng cuối cùng trong Truyện Kiều đã bắt đầu: Đã tu – tu trót – qua thì – thì thôi…”. Thuý Kiều nói với chàng Kim Trọng:

« Thiếp từ ngộ biến đến giờ, Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa

Bấy chầy gió táp mưa xa

Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn Còn chi là cái hồng nhan,

Đã xong thân thế còn toan nỗi nào ».

Xuân Diệu bình: “Ta thử đọc lại đoạn này mà vận vào thân, xem thử có tủi nhục đến tận trong xương thịt mình hay không? Giày vò đến thế thì đến bao nhiêu thân cũng phải nát, huống chi một cái thân em… Ba mươi tuổi chính là lúc người đàn bà đầy đặn trong tình yêu, sinh đẻ những đứa con đẹp đẽ, khoẻ mạnh nhất: ở tuổi ba mươi ấy, nàng Kiều mang mãi trong mình một vết thương đau. Nàng Kiều không thể bước qua được tâm hồn mình, nó rất

thanh tú, tư cách của mình, nó rất tôn trọng”. [6, 177. ]Xuân Diệu nhấn mạnh sự tự trọng của nàng Kiều – một phụ nữ đã trải qua nhà chứa ô nhục – nhưng ông quan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa xã hội của màn đại đoàn viên này: dư vị của những đắng cay, đau khổ mà xã hội phong kiến gây ra cho con người vẫn còn âm ỉ đến cả ngày hội ngộ, nhuộm màu đen tối cho cuộc đại đoàn viên. Ông viết: “Tuy nhiên, người ta vẫn cứ phải nghĩ một thực tế : Như vậy nàng Kiều ba mươi tuổi sẽ sống như thế, thực chất là không chồng không con cho đến hết đời. Biết chừng đâu Nguyễn Du lại không nghĩ cả cái thắc mắc ấy của bạn đọc chúng ta! Biết chừng đâu Nguyễn Du lại không đổ thêm dầu vào lửa, cố ý hai lần nói Kiều “đào non” lại nói “Dưới đèn tỏ rạng má đào thêm xuân”, càng nói Kiều còn trẻ đẹp, càng xui ta xốn xang thắc mắc. Thắc mắc với ai? Với toàn bộ xã hội phong kiến suy tàn tàn ác, không phải thắc mắc đâu, mà căm giận nó: mỗi lần đọc những lời Kiều nói, ba đợt, ta lại xót xa tức tối không chịu nổi”. Đó là tinh thần mà Xuân Diệu gọi là sự tính sổ với xã hội phong kiến. “Nguyễn Du đã sử dụng triệt để cuộc đoàn viên, để tính sổ một lần cuối cùng… Nguyễn Du không đọc bản cáo trạng bằng xương bằng thịt, bằng máu của tâm hồn : Đây là nạn nhân còn sống sót của mười lăm năm chúng bay!”. [6, 165] Hiển nhiên việc Kiều rơi vào cảnh “ong qua bướm lại” là do chính bọn đàn ông gây ra, chính họ đã biến Kiều thành một cánh hoa tàn, song Kiều không bao giờ truy nguyên nhân từ bọn họ. Cũng vậy, tất cả các nhà nho trong lịch sử bình luận Truyện Kiều, từ Nguyễn Công Trứ đến Tản Đà, Huỳnh Thúc Kháng,… vốn lớn tiếng phê phán Kiều là dâm, là đĩ nhưng không ai trong số các nhà nho ấy lên án bọn đàn ông này – bởi vì nếp nghĩ quen thuộc là hướng đến quy trách nhiệm cho Kiều, như muốn trách cứ Kiều vì nàng đã cam tâm sống mà không chọn cái chết để bảo toàn trinh tiết như bao liệt nữ khác. Nguyễn Công Trứ đã nói thẳng vào mặt Kiều:

Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm! Người con gái, người phụ nữ phải một mình gánh chịu những hậu quả đạo đức nghiêm trọng cho dù thủ phạm gây ra lại là đàn ông. Các nhà nghiên cứu Truyện Kiều theo quan điểm xã hội học cũng không hơn gì, vì họ truy tìm nguyên nhân gây nên đau khổ cho Thuý Kiều từ bản chất xã hội phong kiến chung chung, mà chưa chỉ ra tính chất nam quyền của xã hội này cũng là nguyên nhân đã gây nên đau khổ, bất công cho nàng.

Xuân Diệu cho rằng Nguyễn Du dường như đã cảm nhận được tính chất bất công, vô lý của cái chuẩn mực đạo đức một chiều ấy. Đoạn đại đoàn viên ghi lại chân thực quan niệm trinh tiết Nho giáo đã ăn sâu vào cả cách nghĩ của người phụ nữ, nó là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tấn bi kịch của nàng Kiều ngay trong hồi đại đoàn viên. Thuý Kiều tự nguyện gánh chịu tất cả khổ nạn do quan niệm trinh tiết mà nam giới đã áp đặt cho người phụ nữ với một niềm xác tín là người đàn ông như Kim Trọng không thể sống với một người phụ nữ thất tiết. Những lời xót xa của nàng Kiều đòi hỏi một sự suy nghĩ nghiêm túc về trách nhiệm của những người đàn ông đối với vấn đề trinh tiết của phụ nữ thay vì bình thản chứng kiến người phụ nữ phải gánh chịu hậu quả đến mức phải hy sinh cả hạnh phúc của họ. Vấn đề là tại sao chỉ có người phụ nữ phải tuân thủ tiết hạnh? Và, tại sao người phụ nữ lại chỉ có giá trị với điều kiện bắt buộc là phải có tiết hạnh? Dường như nhà thơ vĩ đại muốn đặt những câu hỏi khá bức bối

này của tư tưởng nữ quyền trong phần đại đoàn viên của Truyện Kiều. Đó

cũng là một phương diện giá trị của chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du. Đồng thời Xuân Diệu đã đối sánh với Thanh Tâm tài nhân để thể được trên nguyên cốt truyện, Nguyễn Du sáng tạo thêm rất lớn, đã làm

tim Nguyễn Du không bằng phẳng với vài nét như Thanh Tâm tài nhân, mà mỗi đoạn, mỗi ý “run bật lên”, trong mỗi lời là có mười lăm năm đau khổ; trong cả chương Kim- Kiều tái hợp trong lời ngoài lời đâu đâu cũng có cái khối đau đớn mười lăm năm ấy.

“Nàng rằng: chút phận hoa rơi Nửa đời nếm trải mọi mùi đắng cay

Tính rằng mặt nước chân mây Lòng nào còn tưởng có này nữa không?”

Nguyễn Du đã viết những dòng thơ đau đớn xót xa da diết, mỗi lời là một thương yêu Thuý Kiều, thương yêu số phận con người trong Thuý Kiều và như tự nói nỗi đau khổ giày vò của chính mình qua Thuý Kiều:

“Đã đem mình bỏ am mây Tuổi thơ gửi với cỏ cây cũng vừa

Mùi thiền đã bén muối dưa Màu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng

Sự đời đã tắt lửa long

Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi ! Dở dang nào có hay gì

Đã tu, tu ang, qua thì, thì thôi”

Vậy là, với cách cảm nhận của Xuân Diệu, cho dù “đoàn viên tái hợp, những nụ cười nở tươi, những sắc mặt vui sướng“”nỗi mừng biết lấy chi cân?” nhưng luôn luôn Nguyễn Du cứ nói: “Đây là một nạn nhân mười lăm năm của xã hội!” Ai có ngờ chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và văn tài của Nguyễn Du đã mở ra một chân trời văn chương dào dạt ở cái nơi mà người ta không ngờ đến; Nguyễn Du đã sử dụng triệt để cuộc đoàn viên để tính sổ lần cuối cùng- bản cáo trạng bất ngờ thật ra nằm rõ mồn một trong chương đoàn viên này. …Nguyễn Du không đọc cáo trạng bằng lí thuyết, bình luận,

mà đưa ra một cáo trạng bằng xương thịt, bằng máu của tâm hồn: “đây là nạn nhân còn sống sót của mười lăm năm chúng bay!” [6, 173]

Bằng tất cả niềm say mê kết hợp với kiến thức, vốn sống và sức suy

nghĩ giàu có, Xuân Diệu cứ qua mỗi lần đọc lại Nguyễn Du và Truyện Kiều đều đánh thức ở người đọc những cảm nhận tinh tế, sâu sắc. “Khi

Nguyễn Du “Thác lời anh trai phường nón” rồi “Từ anh trai phường nón

Một phần của tài liệu Đóng góp của Xuân Diệu trong phê bình văn học trung đại qua các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)