Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 60)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm

Để có thể tiến hành thực nghiệm thành công và thu được những kết quả chính xác, khách quan, khâu thực nghiệm cần phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, khối lượng nội dung kiến thức, đúng với phân phối chương trình giảng dạy và đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với trình độ học sinh.

Ngoài ra, công việc thực nghiệm cũng cần phải tuân thủ một cách nghiêm túc thời khóa biểu của nhà trường, không gây ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác của học sinh.

2.3.3. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm

Chúng tôi chọn nơi tiến hành thực nghiệm là trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc. Đây là ngôi trường có nề nếp và chất lượng giảng dạy cũng như học tập của học sinh trên địa bàn tỉnh, có các lớp học chương trình cơ bản. Mặc dù mới được thành lập, song trải qua gần 10 năm phát triển, trường đã xây dựng cho mình một đội ngũ giáo viên với bề dày kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết với nghề nghiệp. Trình độ học sinh các lớp học tương đối đồng đều phù hợp cho việc thực nghiệm đề tài.

Sau khi tìm hiểu đối tượng học sinh và thăm dò ý kiến của các giáo viên dạy bộ môn và sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi lựa chọn hai lớp 10A1 và 10A2 để tiến hành thực nghiệm. Đây là hai lớp có chất lượng và trình độ nhận thức bộ môn ngang nhau, có số lượng học sinh không quá chênh lệch. Lớp 10A1 có 50 học sinh là lớp thực nghiệm. Lớp 10A2 có 45 học sinh là lớp đối chứng.

Công việc thực nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian: tháng 10/2012.

2.3.4. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở Tiết 1 - Bài 5 - Trung Quốc

thời phong kiến (Chương III, Phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10,

chương trình chuẩn). Để có thể tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất, điều tra, tìm hiểu học sinh của lớp thực nghiệm 10A1. Bằng

các hình thức khác nhau như quan sát, điều tra bảng hỏi, phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và trực tiếp học sinh, chúng tôi đã thu được những thông tin ban đầu về điều kiện gia đình, năng lực học tập cũng như phong cách học tập của học sinh. Bên cạnh đó, qua phiếu thăm dò ý kiến, chúng tôi còn thu thập được các thông tin về thực trạng dạy và học tập môn

pháp dạy học lịch sử, cũng như những mong muốn, nguyện vọng của các em khi học tập môn Lịch sử.

Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, các trang thiết bị cũng như nguồn tư liệu cần thiết để phục vụ cho dạy và học môn Lịch sử.

Trước khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra nhu cầu học sinh trước bài học nhằm tìm hiểu những mong muốn, sở thích, khả năng của các em.

Những thông tin thu được là cơ sở để chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy và đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch bài dạy tiết học thực nghiệm nói riêng và môn học của mình nói chung.

Thứ hai, trao đổi với Tổ chuyên môn và giáo viên giảng dạy bộ môn về

ý đồ sư phạm mà chúng tôi dự định thực hiện.

Thứ ba, xây dựng hai kiểu kế hoạch bài dạy cho hai lớp 10 A1 và

10A2.

- Kiểu thứ nhất: kế hoạch bài dạy truyền thống, dạy theo cách thông thường, không có khâu điều tra, tìm hiểu và phân tích nhu cầu người học trước khi xây dựng, cũng không lập kế hoạch đánh giá cải tiến sau giờ học. Kiểu kế hoạch bài dạy này được sử dụng giảng dạy tại lớp 10A2 - lớp dạy đối chứng.

- Kiểu thứ hai: kế hoạch bài dạy được xây dựng trên cơ sở vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế. Trước khi xây dựng kế hoạch bài dạy cho tiết thực nghiệm, ngoài việc những thông tin thu được trong quá trình trao đổi, tiếp xúc với lớp (qua quan sát, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phát phiếu điều tra phong cách học tập, phỏng vấn trực tiếp học sinh…), chúng tôi thiết kế thêm một phiếu điều tra nhu cầu học sịnh trước bài học và một phiếu phản hồi ý kiến của học sinh sau bài học (Phụ lục 1c, 1d). Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy tuân thủ một cách

nghiêm túc và linh hoạt theo các biện pháp mà đề tài đề xuất. Những thông tin thu được trước khi xây dựng kế hoạch bài dạy giúp chúng tôi đưa ra những điều chỉnh phù hợp với năng lực, mong muốn, sở thích và các nhóm đối tượng học sinh khác nhau trong lớp. Kiểu giáo án này được sử dụng để dạy lớp 10A1 - Lớp dạy thực nghiệm (Phụ lục 3a).

2.3.5. Tiến trình thực nghiệm

2.3.5.1. Tiến trình giờ học đối chứng

Chúng tôi đã tiến hành dạy đối chứng tại lớp 10A2 vào tiết 4, buổi sáng ngày thứ Bảy (13/10/2012), triển khai giờ dạy theo kế hoạch bài dạy thông thường.

Vào giờ học, giáo viên giới thiệu bài mới và những nội dung kiến thức cơ bản của bài học, tổ chức và triển khai các hoạt động để nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học.

Để đạt được các mục tiêu mà bài học nêu ra, giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, sử dụng câu hỏi và bài tập lịch sử. Hoạt động chủ yếu diễn ra trong giờ học là giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra. Với một số nội dung cần thiết sử dụng tranh ảnh, lược đồ, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét. Cuối bài học, giáo viên tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà.

Trước khi kết thúc giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh làm một bài tập trắc nghiệm nhanh trong khoảng thời gian 10 phút để kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài học của các em.

Với kiểu giáo án thứ nhất, giáo viên đã việc triển khai giờ học theo kế hoạch bài dạy được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở ý tưởng của giáo viên mà không xem xét tới việc phân tích nhu cầu người học để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau trong lớp.

2.3.5.2. Tiến trình giờ học thực nghiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giờ học thực nghiệm được tiến hành vào tiết 1, buổi sáng ngày thứ Bảy (13/10/2012) tại lớp 10A1. Kế hoạch bài dạy mà giáo viên sử dụng trong giờ được xây dựng trên cơ sở phân tích nhu cầu người học để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau.

Trước khi kết thúc bài học trước, giáo viên đã giao bài tập về nhà yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập để kiểm tra mục tiêu bậc 1 cùng việc chuẩn bị bài ở nhà của các em.

Vào giờ học, để giới thiệu bài mới, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức lịch sử đã học ở Bài 3 - Các quốc gia cổ đại phương Đông, từ đó hướng dẫn các em liên hệ đến nội dung kiến thức bài

mới.

Trong giờ học, giáo viên cũng sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau bao gồm: thuyết trình kết hợp sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu, bảng biểu; phương pháp Graph; thảo luận nhóm. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học sử dụng trong bài được giáo viên thiết kế trên cơ sở điều chỉnh (trong điều kiện có thể) sao cho phù hợp với trình độ, năng lực và mong muốn của từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp một cách tối đa. Các phương pháp mà giáo viên chọn lựa dựa trên cơ sở việc xác đinh vị trí, mục tiêu bài học đã đề ra.Với các nội dung kiến thức được nhiều học sinh quan tâm hoặc có hứng thú như: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán, Sự phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường, chúng tôi dành thêm thời gian (khoảng 5 phút) để đặt thêm một số câu hỏi và khuyến khích các em khá, giỏi trong lớp trả lời cho điểm thưởng. Với các học sinh chậm tiếp thu hoặc thiếu tự tin, trong giờ học, chúng tôi tạo nhiều cơ hội để các em được lựa chọn cho mình nhiệm vụ phù hợp, tham gia trả lời và trình bày nhiều hơn các nhiệm vụ mà giáo viên đưa ra. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần -

Hán, chúng tôi cũng đã thiết kế và cung cấp cho các em công cụ hướng dẫn học sinh tự kiểm tra, đánh giá tạo điều kiện để các em được tham gia vào chính quá trình kiểm tra đánh giá và tự kiểm tra đánh giá.

Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành bài học, chúng tôi còn cung cấp cho các em thêm một số tài liệu tham khảo và trang web học tập liên quan đến các nội dung mà các em quan tâm, hứng thú để các em có thể tham khảo, tìm hiểu sâu hơn.

Trong phần sơ kết, củng cố bài học, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành biểu đồ K - W - L và làm một bài kiểm tra trắc nghiệm nhanh trong vòng 10 phút để kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài học của các em.

Trước khi kết thúc giờ học, giáo viên tiến hành lấy ý kiến của học sinh sau giờ học thông qua hình thức phiếu phản hồi ý kiến. Những thông tin thu được của phiếu được giáo viên thu thập, lưu giữ và là cơ sở để cải tiến, điều chỉnh hoạt động dạy học của mình trong những bài dạy tiếp theo.

2.3.6. Kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm sư phạm được thể hiện trên ba phương diện:

Thứ nhất: kết quả thăm dò ý kiến thông qua việc quan sát, dự giờ của các giáo viên bộ môn.

Thứ hai: ý kiến phản hồi của học sinh về giờ dạy được thể hiện trên các tiêu chí về không khí giờ học, sự phù hợp của các phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học, các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với phong cách, kiểu học của các em, về mức độ được tham gia lấy ý kiến phản hồi của học sinh sau giờ học.

Thứ ba: đánh giá dựa trên kết quả bài kiểm tra mức độ đạt mục tiêu cuối giờ học.

Tiết dạy thực nghiệm của chúng tôi có sự tham gia dự giờ của một số giáo viên bộ môn Lịch sử. Để có thể thu thập được các ý kiến đánh giá về giờ dạy, chúng tôi đã sử dụng phiếu đánh giá giờ dạy theo chương trình tập huấn của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge (Phụ lục 1e). Về cơ bản, ý kiến nhận xét của giáo viên tập trung trên các phương diện: kế hoạch dạy học, nội dung dạy học, hình thức và phương pháp tổ chức dạy học, các hình thức, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, nguồn học liệu, phương tiện dạy học và môi trường học tập.

Thông qua kết quả xử lý số liệu phiếu điều tra và qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên dự giờ, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung, tiết dạy thực nghiệm đã đảm bảo được tính chính xác, khoa học về kiến thức, đảm bảo được những mục tiêu kiến thức đã đặt ra. Do đã chuẩn bị kế hoạch bài dạy một cách chu đáo, kỹ càng nên người dạy đã thể hiện được sự chủ động, tự tin khi đứng lớp, triển khai các hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo, gây hứng thú và sự chú ý của học sinh vào bài học.

Nội dung dạy học được giáo viên cấu trúc phù hợp trên cơ sở nội dung kiến thức đã có trong sách giáo khoa và được chi tiết hóa, trực quan hóa một cách tối đa. Đặc biệt, khi triển khai nội dung kiến thức, giáo viên đã tính đến sự đa dạng của học sinh trong lớp học, đáp ứng sự phân hóa. Ngoài những nội dung kiến thức cơ bản có trong sách giáo khoa, giáo viên còn có sự liên hệ, mở rộng nâng cao với nhiều thông tin thú vị, hấp dẫn, gắn với thực tế.

Các hình thức và phương pháp dạy học mà giáo viên đã lựa chọn tổ chức trong tiết học thực nghiệm khá phong phú, bao gồm nhiều phương pháp khác nhau được triển khai một cách logic, phù hợp với mục tiêu và nội dung dạy học, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học, tạo cơ hội thực hành cho người học và điều quan trọng là thu hút được sự tham gia tích cực của người học vào bài học.

Hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên thiết kế và triển khai trong giờ dạy cũng được đánh giá là đa dạng, phong phú. Việc cung cấp các công cụ hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá cho học sinh cũng làm cho các em cảm thấy hứng thú, phát huy được tính tích cực chủ động và tạo ra môi trường học tập thân thiện, công bằng.

Về các tài liệu tham khảo, các giáo viên và giáo sinh quan sát, dự giờ đều cho rằng, các tài liệu mà chúng tôi sử dụng trong giờ học khá đa dạng, phong phú, bám sát, phù hợp với nội dung bài học, có tác dụng kích thích sự tham gia của người học và hỗ trợ tối đa cho việc tự học của học sinh.

Tóm lại, sau khi quan sát giờ học thực nghiệm, các giáo viên đều cho rằng, giờ học thực nghiệm được triển khai một cách chủ động, linh hoạt, sáng tạo. Điều đó thể hiện sự chuẩn bị chu đáo trong khâu thiết kế kế hoạch bài dạy của giáo viên. Đặc biệt các hoạt động, các phương pháp và hình thức tổ chức triển khai cũng như kiểm tra, đánh giá và các tài liệu, thiết bị dạy học đều có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, phong cách và khả năng của từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp. Cuối giờ học, giáo viên còn thu thập những ý kiến phản hồi từ chính học sinh để làm cơ sở cải tiến cho bài dạy lần sau của mình. Đây là những điểm mới trong thiết kế và triển khai kế hoạch bài dạy mà trước đây trong khi xây dựng kế hoạch bài dạy, các giáo viên chưa chú ý đến. Được học tập trong môi trường như vậy, học sinh sẽ cảm thấy được tham gia vào chính bài dạy mà giáo viên thiết kế, kích thích, lôi cuốn sự tham gia của các em, làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn.

2.3.6.2. Kết quả bài kiểm tra nhanh

Vào cuối giờ học của cả hai tiết dạy đối chứng và thực nghiệm, chúng tôi đều cho hai lớp làm bài kiểm tra nhanh với hình thức trắc nghiệm khách quan trong vòng 10 phút nhằm củng cố kiến thức và kiểm tra mức độ đạt mục tiêu của học sinh (Phụ lục 4).

Đề kiểm tra được ra giống nhau đối với hai lớp, bám sát những nội dung kiến thức cơ bản của bài học. Công việc kiểm tra được tiến hành một cách nghiêm túc dưới sự quan sát của giáo viên giảng dạy và các giáo viên của tổ bộ môn. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra lớp 10A1 và 10A2

Lớp Điểm

Số HS

4 5 6 7 8 9 10

10A1 50 1 3 8 7 16 3 12

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra lớp 10A1 và 10A2 (theo nhóm điểm và tỷ lệ %) Nhóm điểm Lớp đối chứng 10A2 (45 HS) Lớp thực nghiệm 10A1 (50 HS) Số HS Tỉ lệ % Số HS Tỉ lệ % Giỏi (9 - 10) 2 4.4% 15 30% Khá ( 7 - 8) 25 55.6 % 23 46% TB ( 5 - 6) 17 37.8 % 11 22% Yếu (3 – 4) 1 2.2 % 1 2% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giỏi Khá TB Yếu 30% 46% 22% 2% 4.40% 55.60% 37.80% 2.20% 10 D3 10 A5

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra hai lớp 10A1 và 10A2

Như vậy qua hai bảng thống kê và biểu đồ so sánh trên, chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt về kết quả kiểm tra giữa hai lớp đối chứng và thực

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 60)