Xác định vị trí, mục tiêu, nội dung bài học làm cơ sở lựa chọn phương

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 49)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Xác định vị trí, mục tiêu, nội dung bài học làm cơ sở lựa chọn phương

phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá

Việc xác định vị trí bài học trong chương trình môn học sẽ giúp cho giáo viên có những hiểu biết về vai trò của bài học trong việc đạt mục tiêu chung của cả môn học. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp cho giáo viên biết tận dụng những kiến thức mà học sinh đã tích lũy được từ các bài học trước, tạo nên sự liên kết, vận dụng tổng hợp, hài hòa các kiến thức đó trong giờ học. Ví dụ, khi xây dựng kế hoạch dạy học Bài 5 - Trung Quốc thời phong kiến, giáo viên phải xác định rõ vị trí của bài trong khóa trình Lịch sử lớp 10

theo chương trình chuẩn. Đây là loại bài trình bày và tiếp nhận kiến thức mới, là bài học duy nhất của một chương mới - Chương III - Trung Quốc thời phong kiến. Nội dung bài học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản

về lịch sử Trung Quốc thời phong kiến trên các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Do đó, giúp học sinh nhớ và hiểu kiến thức bài học sẽ là nền tảng để các em có thể rút ra được những nét đặc trưng tiêu biểu của chế độ phong kiến châu Á nói chung, liên hệ với lịch sử Việt Nam để thấy được ảnh hưởng

Việc xác định mục tiêu bài học được coi là khâu trọng tâm cho việc xây dựng kế hoạch bài dạy. Mục tiêu bài học được xây dựng nhằm thực hiện hai chức năng chính: định hướng trong dạy học và là căn cứ để lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Mục tiêu bài học là yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá. Đây chính là thành phần cơ bản của kế hoạch bài dạy. Mục tiêu bài học là đầu ra mong đợi của giáo viên và học sinh sau một bài học, là cơ sở cho các hoạt động khác trong giờ học và cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả giờ học.

Căn cứ vào hệ thống mục tiêu chung của môn học, bài học, chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, dựa trên những thông tin về đối tượng dạy học, giáo viên cần phải cụ thể hóa các mục tiêu của bài học. Hệ thống mục tiêu dạy học phải đảm bảo được các tiêu chí SMART (Thông minh) [8, tr.5]:

S (specific): cụ thể, chi tiết, rõ ràng

M (measurable): quan sát được, đo đếm được A (achievable): khả thi, vừa sức

R (realistic): thực tế

T (time - scale): có giới hạn về thời gian

Trong lĩnh vực nhận thức, hệ thống mục tiêu có thể có những tầng bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp, từ bậc thấp đến bậc cao. Do đó, nó cần được sắp xếp theo các thang bậc và sử dụng các động từ chỉ hành vi tương ứng, dễ dàng quan sát và đo lường được. Mỗi bậc nhận thức (ứng với những nội dung nhất định) đòi hỏi có hình thức tổ chức dạy - học, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá tương ứng. Có thể tham khảo thang bậc nhận thức

theo cách phân chia của Bloom như: Biết (Nhớ); Hiểu; Áp dụng; Phân tích; Tổng hợp; Đánh giá.

Tuy nhiên, trong dạy học, để thuận lợi cho việc xác định mục tiêu nhận thức của bài học, hầu hết các nhà giáo dục đã xác định theo ba bậc như sau:

■ Bậc 1: Biết (Nhớ) (Với các động từ như: liệt kê, trình bày, kể tên, nêu lại…)

■ Bậc 2: Hiểu, vận dụng (Với các động từ: giải thích, vận dụng, sắp xếp…)

■ Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá (Với các động từ so sánh, phân tích, nhận xét…)

Lĩnh vực tâm vận bao gồm các kỹ năng vận động, phát triển, đòi hỏi có sự tích hợp các hoạt động tinh thần và cơ bắp. Các động từ có thể dùng để xác định mục tiêu trong lĩnh vực tâm vận: giáo dục, tổ chức, sắp xếp, sử dụng, rèn luyện…

Lĩnh vực tình cảm liên quan đến tới cảm xúc, tình cảm, ấn tượng bao gồm sự chấp nhận những ý kiến, giá trị hay đặc tính. Các kỹ năng trong lĩnh vực này cũng được sắp xếp từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Các động từ có thể dùng để xác định mục tiêu trong lĩnh vực tình cảm như: lựa chọn, chia sẻ, tham gia, chứng minh…

Ví dụ, khi dạy Bài 3 - Các quốc gia cổ đại phương Đông, giáo viên có

thể xác định mục tiêu bài học như sau:

Về kiến thức

- Nêu được thời gian, địa điểm ra đời của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Trình bày được 5 thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Nhận xét được đặc điểm nổi bật của xã hội cổ đại phương Đông về cơ sở kinh tế, cơ cấu xã hội và thể chế chính trị.

Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo. - Rèn luyện kỹ năng nhận xét, đánh giá các sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình, vẽ, quan sát sơ đồ, tranh ảnh.

Về thái độ

- Bồi dưỡng ý thức trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của phương Đông cổ đại, trong đó có Việt Nam

Nội dung bài học được quy định trong chương trình môn học và được cụ thể hóa trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, để có triển khai bài dạy một cách hiệu quả, trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu cũng như trình độ của từng nhóm, từng lớp học sinh để xác định những nội dung kiến thức cơ bản mà học sinh cần biết, nên biết và có thể biết. Đây chính là thao tác “cấu trúc” lại nội dung bài học cho phù hợp với điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiện dạy học cụ thể.

Việc cấu trúc lại nội dung bài dạy sẽ giúp cho giáo viên phân bổ thời gian dạy học một cách hợp lý; tăng khả năng áp dụng một cách đa dạng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; tăng cơ hội dạy học phân hóa cho cho học sinh (theo trình độ của toàn lớp hoặc nhóm/cá nhân học sinh) nhằm tăng hiệu quả bài học.

Ví dụ, nội dung kiến thức Bài 10 - Thời kỳ hình thành và phát triển của

chế độ phong kiến ở Tây Âu được cấu trúc bao gồm ba phần: - Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu - Xã hội phong kiến Tây Âu

- Sự xuất hiện các thành thị trung đại

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên có thể lựa chọn và “cấu trúc” lại nội dung bài học trong sách giáo khoa như sau:

Trong phần “Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu”,

giáo viên có thể cụ thể hóa thành các nội dung chi tiết hơn như: - Sự khủng hoảng của đế quốc Rô - Ma;

- Việc làm của người Giéc-man khi vào lãnh thổ Rô-ma;

- Tác động những việc làm của người Giéc - man đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Châu Âu.

Ở phần hai “Xã hội phong kiến Tây Âu”, giáo viên có thể cụ thể hóa

thành các nội dung kiến thức:

- Sự ra đời lãnh địa phong kiến;

- Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa phong kiến.

- Tương tự, phần ba “Sự xuất hiện các thành thị trung đại” được cấu trúc lại thành:

- Nguồn gốc ra đời của thành thị; - Vai trò của các thành thị trung đại.

Trên cơ sở các thông tin thu được, nhất là trong phần xác định mục tiêu bài học, giáo viên cần phải thực hiện công việc lựa chọn các hình thức, phƣơng pháp tổ chức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá. Điều đó nhằm hướng đến mục đích tạo ra môi trường dạy học tích cực và có hiệu quả của giờ học.Việc làm này đòi hỏi sự sáng tạo của mỗi giáo viên và dựa trên những hiểu biết rõ ràng về đối tượng dạy học.

Các hình thức tổ chức dạy học cần đa dạng, phong phú, tạo cơ hội và đáp ứng các phong cách học tập khác nhau của học sinh. Đối với hình thức tổ chức dạy học trên lớp, giáo viên cần linh hoạt trong việc triển khai các hoạt động theo nhóm, cá nhân hay toàn lớp nhằm tạo ra hứng thú và động lực học tập tích cực của học sinh. Đối với hình thức hướng dẫn tự học ở nhà, giáo viên cần có những hướng dẫn cụ thể, thiết kế các công cụ hỗ trợ (phiếu học tập) và công cụ đánh giá việc thực hiện của học sinh.

Ví dụ, khi xây dựng kế hoạch dạy học Bài 9 - Vương quốc Cam-Pu- Chia và vương quốc Lào, trên cơ sở xác định rõ vị trí, mục tiêu bài học, bên

cạnh hình thức tổ chức dạy học trên lớp, giáo viên có thể lựa chọn thêm hình thức tự học ở nhà cho học sinh với việc yêu cầu các em đọc SGK và hoàn thiện biểu đồ K- W - L (Phụ lục 2).

Việc lựa chọn phƣơng pháp dạy học cũng cần phù hợp với nội dung dạy học và hướng đến mục tiêu bài học, tăng cơ hội dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh cũng như cơ hội học tập hợp tác, tương tác và đặc biệt là cần có tính khả thi.

Ví dụ, trong kế hoạch dạy học Bài 11 - Tây Âu thời hậu kỳ trung đại,

trên cơ sở xác định vị trí, mục tiêu bài học, giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp như: thuyết trình kết hợp sử dụng tranh ảnh, bản đồ, phim tư liệu; Graph; Thảo luận nhóm; kể chuyện; tích hợp để đạt được mục tiêu bài học đã đề ra (Phụ lục 2).

Kiểm tra, đánh giá là một thành phần bắt buộc trong khi giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học để kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài học. Vì vậy, trong kế hoạch bài dạy, giáo viên cần thể hiện được các hình thức kiểm tra, đánh giá trong và sau khi kết thúc bài dạy.

Công việc kiểm tra, đánh giá cần phải được tiến hành một cách chính xác, khách quan, công bằng, khuyến khích, tạo động lực và vì sự tiến bộ của người học. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung bài học và các hình thức, phương pháp tổ chức dạy học, giáo viên lựa chọn các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp. Tùy từng bài học, giáo viên cũng có thể thiết kế thêm các công cụ hỗ trợ để học sinh có thể tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá trong giờ học.

Quay trở lại ví dụ kế hoạch dạy học Bài 5 - Trung Quốc thời phong kiến, trên cơ sở mục tiêu, nội dung và các hình thức, phương pháp tổ chức dạy

tra, đánh giá bao gồm cả kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết với các công cụ như: ghi chép của học sinh trong biểu đồ K - W - L, câu hỏi, bài trình bày nhóm, phiếu học tập, thẻ nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử… Ngoài ra, giáo viên còn thiết kế thêm các công cụ hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá đối với các sản phẩm làm việc nhóm để tạo điều kiện cho học sinh có thể tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá trong giờ học (Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 49)