Lập kế hoạch đánh giá, cải tiến phát triển chuyên môn

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 55)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Lập kế hoạch đánh giá, cải tiến phát triển chuyên môn

Đánh giá cải tiến được coi là khâu cuối để hoàn tất một quy trình dạy học đồng thời là căn cứ, cơ sở định hướng cho những giá trị mới của quy trình dạy học tiếp theo. Công việc đánh giá cải tiến cần phải được tiến hành qua từng tiết học. Vì vậy, trong khi xây dựng kế hoạch dạy học, giáo viên cần phải đưa ra được kế hoạch đánh giá cải tiến cho bài dạy của mình.

Bản chất của đánh giá cải tiến là việc thu thập, phân tích và xử lý toàn bộ các thông tin liên quan đến quá trình diễn ra việc dạy học nhằm đưa ra những cải tiến cần thiết về mọi mặt (các nội dung dạy học, quy trình triển khai, nguồn học liệu…). Việc đánh giá cải tiến cần tiến hành liên tục, thường xuyên và định kì dựa trên các thông tin từ người học, đồng nghiệp, bản thân tự quan sát hoặc thậm chí qua các kết quả nghiên cứu. Nguyên tắc của đánh giá cải tiến là toàn diện, toàn phần. Trong đó cần chú trọng đến quá trình học diễn ra từ phía hoc sinh và quá trình dạy diễn ra từ phía giáo viên cũng như quá trình tương tác, cộng tác giữa hai chủ thể trên một cách tổng thể. Toàn bộ quá trình trên cần được quan sát và ghi nhận một cách có hệ thống, bằng nhiều cách khác nhau (sổ nhật ký, ghi chép nhanh, phiếu nhận xét, phỏng vấn, trao đổi…).

Bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau (được thu thập trước, trong và sau khi giảng dạy), giáo viên có thể đưa ra được những đánh giá, nhận định cần thiết để cải tiến việc dạy học của bản thân trong các bài học tiếp theo định

hướng mới (về đổi mới mục tiêu, phương pháp dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá).

Về tổng thể, đánh giá cải tiến chính là việc đánh giá lại kế hoạch bài dạy đã xây dựng và quá trình thực hiện kế hoạch đó. Công việc đánh giá cải tiến bao gồm những nội dung chính như: việc xác định mục tiêu bài học, nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, hình thức, tiêu chí kiểm tra, đánh giá, học liệu, phương tiện công nghệ, môi trường học tập…

Cũng với ví dụ Bài 5 - Trung Quốc thời phong kiến ở trên, trong giáo

án thực nghiệm của đề tài, để có thể thu thập được những thông tin phản hồi hữu ích cải tiến việc dạy học tốt hơn, trong phần củng cố, sơ kết bài học, bên cạnh việc dành một lượng thời gian để lắng nghe các ý kiến phản hồi của học sinh sau khi kết thúc bài học nhằm thu thập được những thắc mắc hay sự đóng góp ý kiến của các em cho bài dạy của mình, chúng tôi đã tự thiết kế phiếu lấy ý kiến phản hồi của học sinh để có thể thu thập được những thông tin cần thiết cải tiến cho bài dạy tiếp theo của mình (Phụ lục 1d).

Trên cơ sở đề xuất một số biện pháp vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường THPT ở trên, chúng tôi đã vận dụng để tiến hành xây dựng Bảng kế hoạch dạy học cho phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn (Phụ lục 2). Bảng kế hoạch dạy học là cơ sở để giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy cụ thể cho từng bài. Ví dụ, từ kế hoạch dạy học Bài 5 và Bài 10 sau, chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án cho từng bài cụ thể (Phụ lục 3a, 3b):

KẾ HOẠCH DẠY HỌC BÀI 5 VÀ BÀI 10 - PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

Tên bài Mục tiêu Hình

thức tổ chức dạy học Phƣơng pháp dạy học

Học liệu, phƣơng tiện dạy học Kiểm tra, đánh giá Đánh giá cải tiến Điều chỉnh phù hợp đối tƣợng Bài 5: Trung Quốc thời phong kiến

1. Trình bày quá trình phân hoá các giai cấp và hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc

2. Liệt kê được các mốc thời gian tồn tại, tên người sáng lập các triều đại Tần, Hán, Đường, Minh Thanh.

3. Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tần – Hán và - Tự học (ở nhà) - Trên lớp - Ghi chép: Biểu đồ K- W-L - Phương pháp: thuyết trình kết hợp sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu, - SGK Lịch sử lớp 10 - Sách tham khảo

- Bài trình chiếu Power Point

- Tranh ảnh, phim tư liệu về các thành tựu văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến - Sơ đồ sự phân hóa trong xã hội phong kiến

- Bài tập thực hành Phỏng vấn 3 bước Suy nghĩ – Theo cặp- Chia sẻ Bài tập “Tóm tắt 1 câu” - Quan sát và ghi chép của GV - Phản hồi của HS - Phiếu học tập dành cho HS chậm tiếp thu

máy nhà nước.

4. Nhận xét đặc điểm chung về kinh tế, chính trị, xã hội của Trung Quốc thời phong kiến -Tự học (ở nhà) phương pháp Graph; thảo luận nhóm - Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tần-Hán - Bảng so sánh về điểm giống và khác nhau trong bộ máy nhà nước của các triều đại phong kiến Trung Quốc

Bảng tổng kết về tình hình Trung Quốc thời phong kiến Thẻ nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử Bài 10: Thời kỳ hình thành và phát

1. Nêu được nguyên nhân và quá trình ra đời của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu

2. Trình bày được nguồn

- Tự học (ở nhà) - Trên lớp - Thuyết trình kết hợp sử - Ghi chép: Biểu đồ K- W-L - SGK Lịch sử lớp 10 - Sách tham khảo

- Bài trình chiếu Power

- KT viết 15’ - Trình bày cá - Quan sát và ghi chép của GV - Phản hồi của HS - Kế hoạch gặp gỡ tư vấn/ hỗ trợ thêm cho

triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) gốc và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu (về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa)

3. Giải thích khái niệm: Lãnh chúa, nông nô dựa vào vị trí, vai trò, mối quan hệ trong xã hội

4. Lập bảng so sánh về sự khác nhau của lãnh địa, thành thị trung đại về thời gian ra đời, dân cư, sự phát triển kinh tế và thể chế chính trị. - Tự học (ở nhà) dụng tranh ảnh, bản đồ; thảo luận nhóm; Graph Point - Bản đồ - Tranh ảnh về lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại - Bảng so sánh đặc điểm của lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại

- Sơ đồ về quá trình phong kiến hóa

- Sơ đồ giải thích khái niệm - Thẻ nhớ sự kiện lịch sử nhân/nhóm - Đánh giá theo bảng hướng dẫn (Rubric) những HS gặp khó khăn trong học tập

2.3. Thực nghiệm sƣ phạm

2.3.1. Mục đích thực nghiệm

- Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, khẳng định tính đúng đắn, phù hợp của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường THPT.

- Qua dạy thực nghiệm, lấy kết quả kiểm tra và ý kiến phản hồi của giáo viên, học sinh để phân tích, xác định tính hiệu quả của việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường THPT.

- Qua quá trình thực nghiệm và kết quả đánh giá thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc, chúng tôi tiếp tục hoàn thiện, nâng cao những kiến thức lý luận về dạy học bộ môn, nhất là việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường phổ thông.

- Là cơ sở quan trọng để chúng tôi rút ra những kết luận về việc vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử và đánh giá được vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.

2.3.2. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm

Để có thể tiến hành thực nghiệm thành công và thu được những kết quả chính xác, khách quan, khâu thực nghiệm cần phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo mục tiêu, khối lượng nội dung kiến thức, đúng với phân phối chương trình giảng dạy và đáp ứng chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với trình độ học sinh.

Ngoài ra, công việc thực nghiệm cũng cần phải tuân thủ một cách nghiêm túc thời khóa biểu của nhà trường, không gây ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác của học sinh.

2.3.3. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm

Chúng tôi chọn nơi tiến hành thực nghiệm là trường THPT Bình Sơn - Vĩnh Phúc. Đây là ngôi trường có nề nếp và chất lượng giảng dạy cũng như học tập của học sinh trên địa bàn tỉnh, có các lớp học chương trình cơ bản. Mặc dù mới được thành lập, song trải qua gần 10 năm phát triển, trường đã xây dựng cho mình một đội ngũ giáo viên với bề dày kinh nghiệm giảng dạy, tâm huyết với nghề nghiệp. Trình độ học sinh các lớp học tương đối đồng đều phù hợp cho việc thực nghiệm đề tài.

Sau khi tìm hiểu đối tượng học sinh và thăm dò ý kiến của các giáo viên dạy bộ môn và sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, chúng tôi lựa chọn hai lớp 10A1 và 10A2 để tiến hành thực nghiệm. Đây là hai lớp có chất lượng và trình độ nhận thức bộ môn ngang nhau, có số lượng học sinh không quá chênh lệch. Lớp 10A1 có 50 học sinh là lớp thực nghiệm. Lớp 10A2 có 45 học sinh là lớp đối chứng.

Công việc thực nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian: tháng 10/2012.

2.3.4. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở Tiết 1 - Bài 5 - Trung Quốc

thời phong kiến (Chương III, Phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10,

chương trình chuẩn). Để có thể tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thực hiện một số công việc sau:

Thứ nhất, điều tra, tìm hiểu học sinh của lớp thực nghiệm 10A1. Bằng

các hình thức khác nhau như quan sát, điều tra bảng hỏi, phỏng vấn giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và trực tiếp học sinh, chúng tôi đã thu được những thông tin ban đầu về điều kiện gia đình, năng lực học tập cũng như phong cách học tập của học sinh. Bên cạnh đó, qua phiếu thăm dò ý kiến, chúng tôi còn thu thập được các thông tin về thực trạng dạy và học tập môn

pháp dạy học lịch sử, cũng như những mong muốn, nguyện vọng của các em khi học tập môn Lịch sử.

Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, các trang thiết bị cũng như nguồn tư liệu cần thiết để phục vụ cho dạy và học môn Lịch sử.

Trước khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra nhu cầu học sinh trước bài học nhằm tìm hiểu những mong muốn, sở thích, khả năng của các em.

Những thông tin thu được là cơ sở để chúng tôi tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy và đưa ra những điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch bài dạy tiết học thực nghiệm nói riêng và môn học của mình nói chung.

Thứ hai, trao đổi với Tổ chuyên môn và giáo viên giảng dạy bộ môn về

ý đồ sư phạm mà chúng tôi dự định thực hiện.

Thứ ba, xây dựng hai kiểu kế hoạch bài dạy cho hai lớp 10 A1 và

10A2.

- Kiểu thứ nhất: kế hoạch bài dạy truyền thống, dạy theo cách thông thường, không có khâu điều tra, tìm hiểu và phân tích nhu cầu người học trước khi xây dựng, cũng không lập kế hoạch đánh giá cải tiến sau giờ học. Kiểu kế hoạch bài dạy này được sử dụng giảng dạy tại lớp 10A2 - lớp dạy đối chứng.

- Kiểu thứ hai: kế hoạch bài dạy được xây dựng trên cơ sở vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế. Trước khi xây dựng kế hoạch bài dạy cho tiết thực nghiệm, ngoài việc những thông tin thu được trong quá trình trao đổi, tiếp xúc với lớp (qua quan sát, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phát phiếu điều tra phong cách học tập, phỏng vấn trực tiếp học sinh…), chúng tôi thiết kế thêm một phiếu điều tra nhu cầu học sịnh trước bài học và một phiếu phản hồi ý kiến của học sinh sau bài học (Phụ lục 1c, 1d). Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy tuân thủ một cách

nghiêm túc và linh hoạt theo các biện pháp mà đề tài đề xuất. Những thông tin thu được trước khi xây dựng kế hoạch bài dạy giúp chúng tôi đưa ra những điều chỉnh phù hợp với năng lực, mong muốn, sở thích và các nhóm đối tượng học sinh khác nhau trong lớp. Kiểu giáo án này được sử dụng để dạy lớp 10A1 - Lớp dạy thực nghiệm (Phụ lục 3a).

2.3.5. Tiến trình thực nghiệm

2.3.5.1. Tiến trình giờ học đối chứng

Chúng tôi đã tiến hành dạy đối chứng tại lớp 10A2 vào tiết 4, buổi sáng ngày thứ Bảy (13/10/2012), triển khai giờ dạy theo kế hoạch bài dạy thông thường.

Vào giờ học, giáo viên giới thiệu bài mới và những nội dung kiến thức cơ bản của bài học, tổ chức và triển khai các hoạt động để nghiên cứu, tìm hiểu nội dung bài học.

Để đạt được các mục tiêu mà bài học nêu ra, giáo viên đã sử dụng các phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, sử dụng câu hỏi và bài tập lịch sử. Hoạt động chủ yếu diễn ra trong giờ học là giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi do giáo viên đưa ra. Với một số nội dung cần thiết sử dụng tranh ảnh, lược đồ, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét. Cuối bài học, giáo viên tổng kết bài học và giao nhiệm vụ về nhà.

Trước khi kết thúc giờ học, giáo viên yêu cầu học sinh làm một bài tập trắc nghiệm nhanh trong khoảng thời gian 10 phút để kiểm tra mức độ đạt mục tiêu bài học của các em.

Với kiểu giáo án thứ nhất, giáo viên đã việc triển khai giờ học theo kế hoạch bài dạy được xây dựng hoàn toàn trên cơ sở ý tưởng của giáo viên mà không xem xét tới việc phân tích nhu cầu người học để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau trong lớp.

2.3.5.2. Tiến trình giờ học thực nghiệm

Giờ học thực nghiệm được tiến hành vào tiết 1, buổi sáng ngày thứ Bảy (13/10/2012) tại lớp 10A1. Kế hoạch bài dạy mà giáo viên sử dụng trong giờ được xây dựng trên cơ sở phân tích nhu cầu người học để đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau.

Trước khi kết thúc bài học trước, giáo viên đã giao bài tập về nhà yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập để kiểm tra mục tiêu bậc 1 cùng việc chuẩn bị bài ở nhà của các em.

Vào giờ học, để giới thiệu bài mới, giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức lịch sử đã học ở Bài 3 - Các quốc gia cổ đại phương Đông, từ đó hướng dẫn các em liên hệ đến nội dung kiến thức bài

mới.

Trong giờ học, giáo viên cũng sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau bao gồm: thuyết trình kết hợp sử dụng tranh ảnh, phim tư liệu, bảng biểu; phương pháp Graph; thảo luận nhóm. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học sử dụng trong bài được giáo viên thiết kế trên cơ sở điều chỉnh (trong điều kiện có thể) sao cho phù hợp với trình độ, năng lực và mong muốn của từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp một cách tối đa. Các phương pháp mà giáo viên chọn lựa dựa trên cơ sở việc xác đinh vị trí, mục tiêu bài học đã

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)