9. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Nội dung cơ bản
Nội dung cơ bản của khóa trình Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại (lớp 10, chương trình chuẩn) bao gồm năm chương, chia làm 10 bài và được học trong 16 tiết, bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Chương II: Xã hội cổ đại.
- Những nét chính về điều kiện tự nhiên, sự phát triển và đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông, địa bàn, thời gian hình thành các quốc gia cổ đại, sự phân hóa xã hội với sự ra đời của giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, tổ chức của nhà nước chuyên chế của nhà vua, những thành tựu về văn hóa phương Đông.
- Nét khái quát về thiên nhiên và đời sống của cư dân Địa Trung Hải, những biểu hiện và nguyên nhân của sự phát triển nghề thủ công và thương nghiệp của các quốc gia cổ đại phương Tây; nội dung của chế độ chiếm nô, hiểu được đời sống vật chất và địa vị xã hội của các giai cấp trong xã hội; hiểu được thế nào là thị quốc và những biểu hiện của chế độ dân chủ cổ đại; quá trình chuyển biến từ thị quốc thành đế quốc với việc thể chế dân chủ bị bóp chết thay vào đó là nguyên thủ, một hoàng đế đầy quyền lực; những cuộc đấu tranh của chế độ nô lệ chống lại chế độ chiếm nô; những thành tựu văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma trên các lĩnh vực: Lịch và chữ viết, toán học, văn học, nghệ thuật, kiến trúc.
Chương III: Trung Quốc thời phong kiến
Qúa trình hình thành xã hội phong kiến, những nét chính về tổ chức bộ máy chính quyền thời phong kiến qua các triều đại, những bước phát triển về kinh tế và những thành tựu về văn hóa Trung Quốc, những điểm khác nhau, những tiến bộ trong tổ chức bộ máy nhà nước và chính sách phát triển kinh tế qua các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Ấn Độ; sự hình thành và phát triển của các quốc gia cổ đầu tiên ở Ấn Độ ven bờ sông Hằng, sự thống nhất Ấn Độ dưới triều vua A - sô - ca (Thế kỉ III TCN); sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gúp - ta (319 - 476) với sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ: Đạo Phật tiếp tục được truyền bá, đạo Hin - đu ra đời, nhiều chùa chiền được xây dựng, chữ Phạn được hoàn thiện…những ảnh hưởng to lớn của văn hóa Ấn Độ đến các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Những nét chính lịch sử Ấn Độ dưới Vương triều Hồi giáo Đê - li (1206 - 1526) và Mô - gôn (1526 - 1707) về tổ chức bộ máy nhà nước, chính sách thống trị và tôn giáo; qua đó thấy được sự khác nhau giữa hai vương triều này; vị trí của vương triều Đê - li và vương triều Mô - gôn trong lịch sử Ấn Độ; những công trình kiến trúc tiêu biểu trong thời kì này như: lăng mộ Ta - jơ Ma - han, lâu đài Thành Đỏ (La Ki - la)… Ấn Độ trong tình trạng chia rẽ và khủng hoảng nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây.
Chương V: Đông Nam Á thời phong kiến
- Hiểu được những nét cơ bản về sự xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á: Chăm - pa, Phù Nam, Kê - da… Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, biết được tên gọi, địa điểm, thời gian hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
- Trên cơ sở những nét khái quát cần nắm được một số quốc gia cụ thể ở đây là Vương quốc Lào và Cam - pu - chia. Đối với Vương quốc Cam - pu - chia cần tìm hiểu những nét về điều kiện tự nhiên, con người ở đây, sự phát triển rực rỡ của Vương quốc Cam - pu - chia dưới thời Ăng - co với những biểu hiện cụ thể; đối với Vương quốc Lào cần nắm được sự phát triển của Vương quốc Lào qua các thời kì, những thành tựu về văn hóa, sự sáng tạo, những nét độc đáo về văn hóa của hai dân tộc này.
- Những nét chính về quá trình hình thành các vương quốc của người Giéc - man. Tên các vương quốc đầu tiên được hình thành, những việc làm của người Giéc - man khi tràn vào lãnh thổ của Rô - ma; quá trình phong kiến hóa ở Vương quốc Phơ - răng, sự xuất hiện Lãnh chúa phong kiến và nông nô, địa vị về kinh tế và chính trị của Lãnh chúa và nông nô; hiểu được sự khác nhau về quá trình hình thành giữa các quốc gia phong kiến ở châu Á. Nắm được tổ chức kinh tế lãnh địa ở các nước Tây Âu; những biểu hiện của nền kinh tế trong các lãnh địa, hiểu được đây là nền kinh tế tự cấp tự túc; những nét cơ bản về đời sống chính trị trong lãnh địa cũng như sinh hoạt của các lãnh chúa phong kiến; nắm được khái niệm: Lãnh địa? lãnh chúa phong kiến? nông nô? Nguyên nhân xuất hiện các thành thị trung đại, những hoạt động kinh tế của các thành thị trung đại, ý nghĩa của các tổ chức này; nắm được các khái niệm Phường hội? Thương hội? Hiểu được nguyên nhân vì sao văn hóa Tây Âu thời kì sơ trung đại không phát triển được.
- Hiểu được nguyên nhân và điều kiện cần thiết của các cuộc phát kiến địa lí; các cuộc phát kiến địa lí lớn của Đi - a - xơ, Va - xcô đờ Ga - ma, C.Cô - lôm - bô, Ph. Ma - gien - lan; hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí; nắm được khái niệm : phát kiến địa lí; quá trình tích lũy ban đầu củu chủ nghĩa tư bản, số vốn đầu tiên mà thị dân Tây Âu tích lũy là do đâu? Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu, những biểu hiện của sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu; hiểu được khái niệm: Tích lũy tư bản nguyên thủy; Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Hiểu được hoàn cảnh dẫn đến phong trào văn hóa Phục hưng. Nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của Cải cách tôn giáo ở Tây Âu; nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc chiến tranh nông dân ở Đức, hiểu được thế nào là cải cách tôn giáo.
- Ôn tập hệ thống hóa lại toàn bộ kiến thức phần lịch sử thế giới cổ - trung địa với ba thời kì lớn của xã hội loài người: thời kì xã hội nguyên thủy, thời kì cổ đại, thời kì phong kiến.
Với những nội dung cơ bản như trên, có thể khẳng định phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 là giai đoạn lịch sử có nhiều nội dung cần nhớ và hiểu sâu trong tiến trình Lịch sử thế giới. Vì vậy, khi học phần này, học sinh phải ghi nhớ một lượng kiến thức tương đối lớn. Đây cũng là phần nội dung, có nhiều khái niệm lịch sử quan trọng và khó nhớ như: chế độ chuyên chế cổ đại, nền dân chủ cổ đại, lãnh địa phong kiến… Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho giáo viên khi giảng dạy phần nội dung này đó là phải triển khai bài dạy theo một quy trình dạy học với các phương pháp giảng dạy, phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá tối ưu nhất cho học sinh để giúp học sinh hiểu và hứng thú với môn học.
2.2. Một số biện pháp vận dụng quy trình dạy học theo hƣớng tiếp cận chuẩn quốc tế vào phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chƣơng trình chuẩn
2.2.1. Phân tích nhu cầu học sinh làm cơ sở xây dựng kế hoạch bài dạy
Phân tích nhu cầu là khâu đầu tiên mà giáo viên phải làm khi tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy. Thực hiện khâu này sẽ giúp cho giáo viên có thể thu thập được những thông tin quan trọng, hữu ích để xây dựng kế hoạch dạy học cho môn học hay kế hoạch bài dạy cho từng bài học cụ thể. Để có thể thực hiện được khâu này, giáo viên cần tiến hành các công việc như: điều tra đối tượng dạy học (người học) và nghiên cứu, tìm hiểu học liệu, phương tiện phục vụ cho bài học.
Điều tra đối tượng dạy học sẽ giúp cho giáo viên có được những hiểu
biết về trình độ, năng lực hiện tại, phong cách học của học sinh, mức độ hứng thú của người học đối với môn học, bài học… từ đó giáo viên có thể phác họa
được kế hoạch tổ chức triển khai và quản lý có hiệu quả giờ học, thúc đẩy các quá trình tìm kiếm cơ hội hỗ trợ cho người học trong giờ học.
Việc điều tra đối tượng dạy học sẽ bao gồm việc điều tra đối tượng dạy học trước khi học môn học và điều tra đối tượng dạy học trước mỗi bài học.
Điều tra đối tượng dạy học trước khi bắt đầu môn học bao gồm việc kiểm tra kiến thức nền của người học trước khi bắt đầu môn học và xác định phong cách học tập của học sinh.
Kiểm tra kiến thức nền của người học trước khi bắt đầu môn học nhằm đánh giá khả năng học tập cũng như những thuận lợi, khó khăn mà các đối tượng dạy học khác nhau có thể gặp phải trong quá trình học môn học. Nó còn giúp cho giáo viên phân loại được học sinh của mình theo các nhóm năng lực để có thể đưa ra các chiến lược dạy học phù hợp, hiệu quả trong suốt quá trình dạy học môn học.
Xác định phong cách học của học sinh sẽ có tác dụng định hướng cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh cách học hiệu quả hoặc hướng dẫn học sinh cách tự học, ôn tập phù hợp với phong cách học của mình làm cho việc học tập của học sinh trở nên hiệu quả hơn.
Giáo viên có thể thu thập được các thông tin trên bằng nhiều cách, qua nhiều con đường khác nhau như: bảng hỏi, trắc nghiệm, phỏng vấn, xem hồ sơ, học bạ, bảng điểm của học sinh, trao đổi, trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh, hoặc cũng có thể thông qua quan sát hoạt động của học sinh (Tham khảo“Tài liệu chương trình tập huấn hướng dẫn thực hành
theo quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế” trang 3-9). Tuy nhiên, các phương pháp cần phải đảm bảo tính tích hợp, đa chiều, mở và đơn giản. Một số câu hỏi quan trọng khi điều tra đối tượng dạy học trước khi bắt đầu môn học bao gồm [8, tr.4]:
- Sự chênh lệch (về kiến thức, kỹ năng) trong học tập giữa các nhóm học sinh được thể hiện như thế nào?
- Học sinh trong lớp thích được học như thế nào? Đã có được những kỹ năng học tập nào? Kỹ năng nào là kỹ năng mà các em cảm thấy tự tin nhất?
- Học sinh mong muốn điều gì nhất ở môn học này? - Điều kiện học tập của học sinh ra sao?
…
Việc điều tra đối tượng dạy học trước bài học nhằm mục đích đem lại cho giáo viên những thông tin về mức độ nắm bắt kiến thức đối với các bài học trước đó của học sinh, về những mong muốn cũng như sở thích của học sinh xung quanh nội dung kiến thức bài học, về các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau trong quá trình tổ chức giờ học. Để thu được những thông tin trên, giáo viên có thể đưa ra một phiếu điều tra gồm một số câu hỏi ngắn gọn để có thể tìm hiểu được nhu cầu người học hoặc cũng có thể thông qua con đường phỏng vấn trực tiếp học sinh, qua quan sát và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Cách đơn giản nhất mà giáo viên có thể thực hiện đó là thông qua trao đổi trực tiếp với học sinh trong quá trình học môn học.
Việc thiết kế bảng hỏi điều tra nhu cầu người học trước bài học tùy thuộc vào ý đồ của từng giáo viên, từng đặc điểm lớp học và cả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Đối với kế hoạch bài dạy thường, giáo viên có thể thiết kế một bảng hỏi khoảng từ 5 - 10 câu nhằm kiểm tra kiến thức nền, khả năng cũng như sở thích được tham gia vào các hoạt động khác nhau đối với từng nhóm đối tượng để làm cơ sở cho giáo viên có được những điều chỉnh phù hợp. Đối với kế hoạch bài dạy thiết kế theo kiểu dự án hay nghiên cứu, trước khi bắt đầu, giáo viên có thể đưa ra một phiếu điều tra về mong muốn,
sở thích cũng như khả năng thực hiện các nhiệm vụ của bài học. Một số câu hỏi quan trọng giáo viên cần lưu ý khi điều tra nhu cầu học sinh trước bài học:
- Học sinh quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào trong bài?
- Học sinh có khả năng và mong muốn được thực hiện nhiệm vụ nào trong giờ học?
- Các hình thức, phương pháp dạy học, các hình thức kiểm tra, đánh giá và các dạng tài liệu tham khảo mà các em mong muốn được giáo viên sử dụng và cung cấp trong giờ học là gì?
- Mức độ nắm bắt kiến thức đối với các bài học trước đó của học sinh như thế nào?
Việc tìm hiểu học liệu, phương tiện hỗ trợ việc dạy học như: tranh ảnh, bản đồ, các loại sách tham khảo… có thể sử dụng trong quá trình dạy học cũng sẽ giúp giáo viên có kế hoạch sử dụng, hỗ trợ cho quá trình dạy học của mình.
Như vậy, phân tích nhu cầu là công việc đầu tiên để tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy. Những kết quả thu được thông qua điều tra đối tượng dạy học trước khi bắt đầu môn học, bài học cũng như việc tìm hiểu các học liệu, phương tiện hỗ trợ việc dạy học sẽ là thông tin quan trọng để giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy. Tuy nhiên, giáo viên cần tránh cách hiểu, điều tra nhu cầu của học sinh không có nghĩa là để giáo viên có thể đáp ứng được hết tất cả các nhu cầu đó. Công việc dạy học cần phải được tiến hành theo một quy trình với những bước đi cụ thể, đảm bảo được mục tiêu bài học đã đề ra. Do đó, khâu phân tích nhu cầu học sinh là để cung cấp cho giáo viên những thông tin cần thiết về đối tượng dạy học và môi trường học tập, từ đó có thể phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu và có kế hoạch dạy học phù hợp, hỗ trợ tối đa việc học tập của học sinh.
viên cũng có thể xây dựng một bảng hỏi, hay phỏng vấn học sinh để phân tích nhu cầu của các em. Công việc đó tùy thuộc vào năng lực sư phạm cũng như sự quan tâm của mỗi giáo viên đối với việc dạy học.
Ví dụ, trong giáo án thực nghiệm của đề tài, để có thể phân tích nhu cầu học sinh trước khi xây dựng kế hoạch bài dạy Bài 5 - Trung Quốc thời phong
kiến, bên cạnh những thông tin mà chúng tôi thu thập được qua tiếp xúc, trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, điều tra, phỏng vấn học sinh về trình độ, năng lực, phong cách học tập, hứng thú học tập đối với môn học, chúng tôi đã phát phiếu điều tra nhu cầu người học trước bài học và trao đổi trực tiếp với lớp để có được thêm những thông tin về mong muốn, sở thích, cũng như khả năng của người học trước khi học bài này (Phụ lục 1c). Kết quả phân tích nhu cầu học sinh trước bài học thu được như sau:
Bảng 2.1. Mức độ quan tâm đối với các nội dung kiến thức Bài 5
Nội dung Tỉ lệ %
Sự thành lập nhà Tần và thống nhất Trung Quốc 62% Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán 90% Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường 86%