Phân tích nhu cầu học sinh làm cơ sở xây dựng kế hoạch bài dạy

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 44)

9. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Phân tích nhu cầu học sinh làm cơ sở xây dựng kế hoạch bài dạy

Phân tích nhu cầu là khâu đầu tiên mà giáo viên phải làm khi tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy. Thực hiện khâu này sẽ giúp cho giáo viên có thể thu thập được những thông tin quan trọng, hữu ích để xây dựng kế hoạch dạy học cho môn học hay kế hoạch bài dạy cho từng bài học cụ thể. Để có thể thực hiện được khâu này, giáo viên cần tiến hành các công việc như: điều tra đối tượng dạy học (người học) và nghiên cứu, tìm hiểu học liệu, phương tiện phục vụ cho bài học.

Điều tra đối tượng dạy học sẽ giúp cho giáo viên có được những hiểu

biết về trình độ, năng lực hiện tại, phong cách học của học sinh, mức độ hứng thú của người học đối với môn học, bài học… từ đó giáo viên có thể phác họa

được kế hoạch tổ chức triển khai và quản lý có hiệu quả giờ học, thúc đẩy các quá trình tìm kiếm cơ hội hỗ trợ cho người học trong giờ học.

Việc điều tra đối tượng dạy học sẽ bao gồm việc điều tra đối tượng dạy học trước khi học môn học và điều tra đối tượng dạy học trước mỗi bài học.

Điều tra đối tượng dạy học trước khi bắt đầu môn học bao gồm việc kiểm tra kiến thức nền của người học trước khi bắt đầu môn học và xác định phong cách học tập của học sinh.

Kiểm tra kiến thức nền của người học trước khi bắt đầu môn học nhằm đánh giá khả năng học tập cũng như những thuận lợi, khó khăn mà các đối tượng dạy học khác nhau có thể gặp phải trong quá trình học môn học. Nó còn giúp cho giáo viên phân loại được học sinh của mình theo các nhóm năng lực để có thể đưa ra các chiến lược dạy học phù hợp, hiệu quả trong suốt quá trình dạy học môn học.

Xác định phong cách học của học sinh sẽ có tác dụng định hướng cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh cách học hiệu quả hoặc hướng dẫn học sinh cách tự học, ôn tập phù hợp với phong cách học của mình làm cho việc học tập của học sinh trở nên hiệu quả hơn.

Giáo viên có thể thu thập được các thông tin trên bằng nhiều cách, qua nhiều con đường khác nhau như: bảng hỏi, trắc nghiệm, phỏng vấn, xem hồ sơ, học bạ, bảng điểm của học sinh, trao đổi, trò chuyện trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh, hoặc cũng có thể thông qua quan sát hoạt động của học sinh (Tham khảo“Tài liệu chương trình tập huấn hướng dẫn thực hành

theo quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế” trang 3-9). Tuy nhiên, các phương pháp cần phải đảm bảo tính tích hợp, đa chiều, mở và đơn giản. Một số câu hỏi quan trọng khi điều tra đối tượng dạy học trước khi bắt đầu môn học bao gồm [8, tr.4]:

- Sự chênh lệch (về kiến thức, kỹ năng) trong học tập giữa các nhóm học sinh được thể hiện như thế nào?

- Học sinh trong lớp thích được học như thế nào? Đã có được những kỹ năng học tập nào? Kỹ năng nào là kỹ năng mà các em cảm thấy tự tin nhất?

- Học sinh mong muốn điều gì nhất ở môn học này? - Điều kiện học tập của học sinh ra sao?

Việc điều tra đối tượng dạy học trước bài học nhằm mục đích đem lại cho giáo viên những thông tin về mức độ nắm bắt kiến thức đối với các bài học trước đó của học sinh, về những mong muốn cũng như sở thích của học sinh xung quanh nội dung kiến thức bài học, về các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá. Trên cơ sở đó, giáo viên có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau trong quá trình tổ chức giờ học. Để thu được những thông tin trên, giáo viên có thể đưa ra một phiếu điều tra gồm một số câu hỏi ngắn gọn để có thể tìm hiểu được nhu cầu người học hoặc cũng có thể thông qua con đường phỏng vấn trực tiếp học sinh, qua quan sát và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Cách đơn giản nhất mà giáo viên có thể thực hiện đó là thông qua trao đổi trực tiếp với học sinh trong quá trình học môn học.

Việc thiết kế bảng hỏi điều tra nhu cầu người học trước bài học tùy thuộc vào ý đồ của từng giáo viên, từng đặc điểm lớp học và cả phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Đối với kế hoạch bài dạy thường, giáo viên có thể thiết kế một bảng hỏi khoảng từ 5 - 10 câu nhằm kiểm tra kiến thức nền, khả năng cũng như sở thích được tham gia vào các hoạt động khác nhau đối với từng nhóm đối tượng để làm cơ sở cho giáo viên có được những điều chỉnh phù hợp. Đối với kế hoạch bài dạy thiết kế theo kiểu dự án hay nghiên cứu, trước khi bắt đầu, giáo viên có thể đưa ra một phiếu điều tra về mong muốn,

sở thích cũng như khả năng thực hiện các nhiệm vụ của bài học. Một số câu hỏi quan trọng giáo viên cần lưu ý khi điều tra nhu cầu học sinh trước bài học:

- Học sinh quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào trong bài?

- Học sinh có khả năng và mong muốn được thực hiện nhiệm vụ nào trong giờ học?

- Các hình thức, phương pháp dạy học, các hình thức kiểm tra, đánh giá và các dạng tài liệu tham khảo mà các em mong muốn được giáo viên sử dụng và cung cấp trong giờ học là gì?

- Mức độ nắm bắt kiến thức đối với các bài học trước đó của học sinh như thế nào?

Việc tìm hiểu học liệu, phương tiện hỗ trợ việc dạy học như: tranh ảnh, bản đồ, các loại sách tham khảo… có thể sử dụng trong quá trình dạy học cũng sẽ giúp giáo viên có kế hoạch sử dụng, hỗ trợ cho quá trình dạy học của mình.

Như vậy, phân tích nhu cầu là công việc đầu tiên để tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy. Những kết quả thu được thông qua điều tra đối tượng dạy học trước khi bắt đầu môn học, bài học cũng như việc tìm hiểu các học liệu, phương tiện hỗ trợ việc dạy học sẽ là thông tin quan trọng để giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy. Tuy nhiên, giáo viên cần tránh cách hiểu, điều tra nhu cầu của học sinh không có nghĩa là để giáo viên có thể đáp ứng được hết tất cả các nhu cầu đó. Công việc dạy học cần phải được tiến hành theo một quy trình với những bước đi cụ thể, đảm bảo được mục tiêu bài học đã đề ra. Do đó, khâu phân tích nhu cầu học sinh là để cung cấp cho giáo viên những thông tin cần thiết về đối tượng dạy học và môi trường học tập, từ đó có thể phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu và có kế hoạch dạy học phù hợp, hỗ trợ tối đa việc học tập của học sinh.

viên cũng có thể xây dựng một bảng hỏi, hay phỏng vấn học sinh để phân tích nhu cầu của các em. Công việc đó tùy thuộc vào năng lực sư phạm cũng như sự quan tâm của mỗi giáo viên đối với việc dạy học.

Ví dụ, trong giáo án thực nghiệm của đề tài, để có thể phân tích nhu cầu học sinh trước khi xây dựng kế hoạch bài dạy Bài 5 - Trung Quốc thời phong

kiến, bên cạnh những thông tin mà chúng tôi thu thập được qua tiếp xúc, trao

đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, điều tra, phỏng vấn học sinh về trình độ, năng lực, phong cách học tập, hứng thú học tập đối với môn học, chúng tôi đã phát phiếu điều tra nhu cầu người học trước bài học và trao đổi trực tiếp với lớp để có được thêm những thông tin về mong muốn, sở thích, cũng như khả năng của người học trước khi học bài này (Phụ lục 1c). Kết quả phân tích nhu cầu học sinh trước bài học thu được như sau:

Bảng 2.1. Mức độ quan tâm đối với các nội dung kiến thức Bài 5

Nội dung Tỉ lệ %

Sự thành lập nhà Tần và thống nhất Trung Quốc 62% Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán 90% Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường 86%

Trung Quốc thời Minh Thanh 80%

Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến 99%

Như vậy, khi xây dựng kế hoạch bài dạy đối với bài học trên, ngoài việc đảm bảo đầy đủ những nội dung kiến thức cơ bản của bài học, chúng tôi dự sẽ cung cấp cho học sinh thêm một số câu hỏi, thông tin, tranh ảnh về các nội dung kiến thức mà các em quan tâm, hứng thú.

Về việc thực hiện các nhiệm vụ trong giờ học, đa số học sinh trong lớp có khả năng và mong muốn được quan sát sơ đồ và nhận xét về sự phân hóa giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc; được vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy

nhà nước thời Tần Hán; được sưu tầm tài liệu và kể chuyện về nhân vật Tần Thủy Hoàng

Về kiểm tra, đánh giá, các em mong muốn được giáo viên cung cấp thêm các công cụ hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra đánh giá.

Về các tài liệu tham khảo, phần lớn học sinh trong lớp mong muốn được giáo viên trong lớp cung cấp dưới dạng sơ đồ, tranh ảnh, và các trang web học tập liên quan.

Những thông tin thu được ở trên là cơ sở quan trọng để trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy, chúng tôi có những điều chỉnh phù hợp với năng lực, sở thích, mong muốn cũng như đưa ra được những biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ đối với từng nhóm học sinh trong lớp.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 44)