Vị trí, mục tiêu

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 37)

9. Cấu trúc luận văn

2.1.1.Vị trí, mục tiêu

2.1.1.1. Vị trí

Bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp đường thẳng. Ở cấp THCS, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ thời nguyên thuỷ cho đến nay. Lên cấp THPT, học sinh tiếp tục được trang bị những kiến thức cơ bản, có hệ thống về sự phát triển của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc từ nguyên thủy cho đến nay nhưng ở mức độ nhận thức cao hơn, sâu hơn. Vì vậy, khi tiến hành dạy học, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là phải căn cứ vào nội dung, chương trình của môn học, cấp học nhằm đánh giá toàn diện học sinh trên cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và định hướng thái độ.

Bắt đầu từ năm học 2006 - 2007, chương trình, sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 mới chính thức được triển khai (chương trình phân ban) bao gồm hai cuốn sách giáo khoa theo hai chương trình chuẩn và nâng cao. Phần Lịch sử thế giới thời cổ đại và trung đại là phần nội dung kế tiếp phần Lịch sử thế giới thời nguyên thủy trong chương trình lớp 10. Đây là phần nối tiếp của Lịch sử thế giới thời nguyên thủy - thời kì đầu tiên của xã hội loài người; là phần nói về những đặc trưng của xã hội cổ đại và trung đại với sự phát triển

Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại có vị trí không thể tách rời lịch sử phát triển của xã hội loài người. Tìm hiểu về xã hội cổ đại và trung đại về cả mặt kinh tế, chính trị và tư tưởng sẽ giúp học sinh hiểu được bước phát triển của lịch sử xã hội loài người, chuẩn bị những điều kiện cần thiết để định hướng cách học cho cả quá trình học tập môn Lịch sử bậc THPT. Nhận thức đúng đắn, chính xác, nắm được quy luật đi lên của lịch sử giai đoạn này mới có thể hiểu bản chất và giúp cho việc học tập giai đoạn sau tốt hơn.

2.1.1.2. Mục tiêu

Theo Luật Giáo dục “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh

phát triển toàn diện về đạo đức, tri thức… nhằm tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Môn Lịch sử ở

trường phổ thông nhằm giúp học sinh “đạt được trình độ văn hóa phổ thông về lịch sử”, “củng cố vững chắc thế giới quan khoa học, nâng cao lòng yêu nước, yêu quê hương, giữ vững tinh thần dân tộc, tinh thần quốc tế chân chính” từ đó có ý thức tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực tư duy, hành động,

“có thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống”, đồng thời “chuẩn bị tiềm lực

cho việc tiếp tục học tập ở bậc cao hơn”.

Trên cơ sở mục tiêu chung của giáo dục phổ thông và của bộ môn Lịch sử, sau khi học xong phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn, học sinh cần đạt được những mục tiêu sau:

- Vê kiến thức:

Học sinh hiểu được những nét chính về điều kiện tự nhiên, sự phát triển và đặc điểm kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Trên cơ sở đó, học sinh so sánh được các đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng như những thành tựu đạt được giữa các quốc gia của hai khu vực này.

Bước sang thời kỳ phong kiến, học sinh hiểu được quá trình hình thành xã hội phong kiến của Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á. Qua đó

phân tích để thấy được những đặc điểm riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng quốc gia; Học sinh phải đánh giá được giá trị của văn hóa thời kỳ này đối với nền văn minh của nhân loại.

Đối với phần Tây Âu thời trung đại, học sinh cần hiểu được quá trình hình thành xã hội phong kiến châu Âu; Hiểu được khái niệm “lãnh địa phong

kiến” và đặc trưng của kinh tế lãnh địa; Giải thích được nguyên nhân xuất

hiện của thành thị trung đại và vai trò của thành thị đối với tiến trình đi lên của Lịch sử nhân loại; Đánh giá được những đóng góp của các cuộc phát kiến địa lý đối với sự phát triển kinh tế châu Âu thời trung đại.

Như vậy, để việc dạy và học đạt hiệu quả cao giáo viên cần xác định mục tiêu kiến thức cần đạt theo ba mức độ nhận thức, thông qua đó xác định kiến thức trọng tâm để có thể đưa ra được quy trình dạy học phù hợp cho từng nội dung, từng bài học.

- Về kỹ năng:

Là phần có dung lượng kiến thức phong phú nên sau khi học xong phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, giáo viên cần hình thành các kỹ năng cần thiết trong học tập bộ môn nói chung như kỹ năng xem xét các sự kiện lịch sử trong các quan hệ không gian, thời gian (đồng đại, lịch đại), kỹ năng làm việc với sách giáo khoa và các nguồn sử liệu, kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, đánh giá các sự kiện, hiện tượng, các quy luật phát triển của lịch sử. Ngoài ra, khi học phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại còn giúp học sinh bồi dưỡng năng lực phát hiện, đề xuất và giải quyết các vấn đề trong học tập lịch sử như việc điều tra, thu thập, xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết vấn đề, tổ chức thực hiện dự kiến, kiểm tra tính đúng đắn của kết quả, thông báo, trình bày về kết quả, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống và là nền tảng để học sinh tiếp cận với các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Hơn nữa, sau khi học xong phần này còn giúp học sinh hình thành năng lực tự học, tự làm

giàu tri thức lịch sử cho bản thân thông qua các nguồn sử liệu khác nhau, có những phát hiện mới và rút ra cách học, cách nghiên cứu riêng cho từng em.

- Về thái độ:

Khi học về lịch sử, văn hóa của các quốc gia cổ phương Đông và phương Tây đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Hi - Lạp, Rôma, học sinh hình thành ý thức trân trọng nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, có tinh thần quốc tế chân chính, vì hoà bình, tiến bộ xã hội.

Bên cạnh đó, dựa vào ý nghĩa của những bài học trong chương trình học sinh có được những phẩm chất cần thiết nhất của người công dân: thái độ tích cực trong việc thực hiện nghĩa vụ, yêu lao động, tôn trọng lao động và của cải con người làm ra, trách nhiệm đối với đất nước - cộng đồng; sống nhân ái, có kỉ luật, tôn trọng và làm theo luật pháp, đoàn kết dân tộc và hiểu biết về quá trình đi lên của đất nước cũng như sự đi lên của từng quốc gia trên thế giới.

Như vậy, quy trình dạy học cần phải được triển khai trên cơ sở xác định mục tiêu của môn học, bài học. Tuy nhiên, khi tiến hành dạy học, để có thể tạo hứng thú và hiệu quả học tập cho học sinh, ngoài việc căn cứ chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, giáo viên cũng cần phải dựa vào đặc điểm của từng nhóm đối tượng khác nhau, dựa trên cơ sở nhu cầu, sở thích và phong cách học tập của học để đưa ra quy trình dạy học cho phù hợp.

Trên cơ sở những mục tiêu đã xác định ở trên kết hợp với việc tìm hiểu nhu cầu và phong cách học tập của học sinh sẽ là căn cứ để chúng tôi vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chương trình chuẩn.

Một phần của tài liệu Vận dụng quy trình dạy học theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế vào môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông (phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại lớp 10, chư (Trang 37)