Thời kỳ sau 1991

Một phần của tài liệu Văn hóa ấn độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của geert hofstede (Trang 56)

Ấn Độ đã nổi lên như là một trong những nền kinh tế thịnh vượng nhất trong thế giới đang phát triển. Trong thời kỳ này, nền kinh tế đã tăng trưởng ổn định, chỉ có một vài đợt giảm sút lớn. Sự tăng trưởng này đã đi cùng với sự gia tăng tuổi thọ, tỷ lệ biết chữ và an ninh lương thực. Ấn Độ áp dụng mô hình kinh tế mới mở cửa và dựa nhiều hơn vào dịch vụ và tri thức để phát triển công nghệ thông tin.

Tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ đạt trung bình trên 6%/năm. Trong những năm gần đây, Ấn Độ luôn có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm trên 8%; riêng năm 2006 đạt khoảng 9%; dự trữ ngoại tệ đạt 180 tỷ USD. Năm 2008 là hơn 300 tỷ USD. Tổng GDP năm 2006 đạt 852 tỷ USD (theo World Bank), thu nhập bình quân đầu người năm 2006 khoảng 780 USD. Tính theo PPP thì con số này còn cao hơn nhiều.

Hiện nay, Ấn Độ là thành viên nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, với quy mô dân số lớn và trẻ của Ấn Độ, cùng với nền kinh tế phát triển liên tục ở mức độ cao, đặc biệt những thành công của Ấn Độ hiện nay như khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, trong tương lai không

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

xa, Ấn Độ sẽ là nền kinh tế chủ lực của thế giới, vượt qua cả Nhật và Đức. Khi đó quyền lực và tiếng nói của Ấn Độ sẽ trở nên rất có sức nặng, và vai trò của nhiều nước lớn hiện nay sẽ có nhiều biến đổi.

Mumbai - Thành phố lớn nhất Ấn Độ

Mọi thành công đều chủ yếu từ yếu tố con người mà ra. Hãy cùng anh Phan Bảo Lâm so sánh tương đối thú vị về Ấn Độ, Việt Nam và Trung Quốc để thấy những điều thú vị (đây là nhận xét phản hồi bài báo: “Cơ hội xuất khẩu vào Ấn Độ” trên vneconomy ngày 24/12/2010) :

ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

“Cơ cấu kinh tế của Ấn độ cũng không khác mấy so với Trung Quốc nhưng đường hướng phát triển kinh tế của họ khác hẳn Trung Quốc.”

“Cách của Trung Quốc là tập trung phát triển dọc theo ven biển, dựa vào các hải cảng để thuận tiện giao thương, lấy thặng dư kinh tế của khu vực này bù vào sự yếu kém của khu vực khác nên kinh tế Trung Quốc phát triển rất nhanh về mặt tổng giá trị nhưng chia cho dân số thì vẫn thấp.”

“Cách của Ấn độ là phát triển cân đối về mọi mặt để tạo nền tảng vững chắc trước khi đi vào giai đoạn tăng tốc. Kể từ cuộc "cách mạng xanh" cải tổ toàn bộ cơ cấu nông nghiệp do cố Thủ tướng Indira Ghandi chủ xướng tới khoảng 5 năm trước thì tốc độ tăng trưởng của Ấn độ là khá chậm nhưng đồng đều về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề giá trị gia tăng và làm chủ công nghệ.”

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của Ấn độ tuy kém Trung Quốc về tỷ lệ % nhưng tốc độ tăng trưởng GDP lại vượt hẳn Trung Quốc. Trung Quốc áp đảo thế giới về xuất khẩu còn Ấn độ lại chủ trương lấy tiêu thụ nội địa làm nền tảng trước khi vươn ra thế giới. Đường lối tăng trưởng GDP của Trung Quốc tương tự "4 con hổ châu Á" trước đây (gồm Hàn Quốc, Singapo, Hồng Kông và Đài loan), tức là dựa vào xuất khẩu trước để tạo vốn mà làm chủ công nghệ, nhưng những nước này có quy mô dân số rất nhỏ so với Trung Quốc nên họ "đi" nhanh hơn. Đường lối của Ấn độ là theo con đường của Nhật và Đức, chậm nhưng chắc, lấy nền tảng công nghệ làm sức mạnh (chứ không phải là lấy năng lực sản xuất làm sức mạnh như Trung Quốc). 7-8 năm trước các chuyên gia kinh tế thế giới còn bình luận khá bi quan về kinh tế Ấn độ khi so với Trung Quốc cho đến khi họ hạ thủy chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên thì người ta mới vỡ lẽ ra, "à, thì ra thế".

Trung Quốc phát triển công nghiệp vũ trụ, Ấn độ phát triển công nghiệp hạt nhân. Trung

Quốc "đói" năng lượng còn Ấn độ thì không. Thành tích của công nghiệp vũ trụ Trung Quốc là rất ấn tượng khi tự đưa được người vào không gian nhưng ứng dụng kinh tế của nó thì chưa có điều kiện kiểm chứng.

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Thành tích của công nghiệp hạt nhân Ấn độ cũng ấn tượng không kém khi cứ vài năm họ lại cho "nổ bom" để thử nghiệm (chứ không phải để đe dọa người ta vào những thời điểm nhạy cảm như Triều Tiên), ứng dụng của công nghiệp hạt nhân là muôn hình vạn trạng, từ năng lượng, nông nghiệp, y tế đến vật liệu nano (thay đổi cấu trúc nguyên tử của vật chất nhằm tạo ra những vật chất không có trong tự nhiên nhưng đáp ứng các đòi hỏi của khoa học như tạo ra loại pin có kích thước nhỏ nhưng khả năng tích điện cao, vật liệu siêu dẫn hay làm ra... vàng nhân tạo cũng từ công nghệ này tuy nhiên đây vẫn còn là công nghệ của tương lai).

Buồn cười là giải Field do Ấn độ lập ra nhưng chưa có người Ấn nào đoạt giải trong khi Việt Nam lại có một người là GS. Ngô Bảo Châu. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng GDP của Ấn độ khá ấn tượng, bỏ xa Trung Quốc khoảng vài nghìn đô tính theo đầu người nhưng lại rất âm thầm và lặng lẽ chứ không "đình đám" như Trung Quốc.

Điều này làm nhiều chuyên gia kinh tế thế giới phải tự đặt câu hỏi, với quy mô dân số nhất nhì thế giới của hai nước này, ai đang đi đúng hướng?

Giữa hai hướng đi ấy, liệu chủ trương "xuất khẩu kiếm ngoại tệ bằng mọi giá" mà bỏ qua vấn đề làm chủ công nghệ của Việt Nam (tức là không theo hướng nào) là đúng?

ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Khái quát chung lại: Kinh tế Ấn Độ

Đơn vị tiền tệ: Rupee Ấn Độ 1 INR = 100 paise - Năm tài chính 1 tháng 4 - 31 tháng 3

- Các tổ chức thương mại tham gia WTO, SAFTA (Thương mại Tự do Nam Á) - Các chỉ số thống kê:

o GDP 4,042 tỷ USD (ước 2006) ( thứ 12 thế giới xét theo giá trị danh nghĩa, thứ 4 xét theo PPP

o Tốc độ tăng trưởng 9,0% (2005/2006) o GDP bình quân đầu người 820 USD (danh nghĩa), 3.700 USD (PPP) o GDP theo khu vực nông nghiệp (19,9%), công nghiệp (19,3%), dịch vụ

(60,7%) (ước 2006) o Tỷ lệ lạm phát (CPI) 5,3% (2006) o Tỷ lệ phần trăm dân số dưới ngưỡng nghèo 25% (ước 2002) o Lực lượng lao động 509,3 triệu người (ước 2006) o Lực lượng lao động theo khu vực kinh tế nông nghiệp (60%), công nghiệp

(12%), dịch vụ (28%) o Tỷ lệ thất nghiệp 7,8% (ước 2006)

- Các ngành kinh tế chính: dệt, hóa chất, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, hóa dầu, cơ khí, phần mềm

- Kinh tế đối ngoại o Xuất khẩu: 112 tỷ USD (ước 2006) o Các mặt hàng xuất khẩu chính: hàng dệt, đá quý, đồ trang sức, máy móc, hóa chất, đồ da

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Hong Kong 4,2% (2005) o Nhập khẩu: 187,9 tỷ USD f.o.b (ước 2006) o Các mặt hàng nhập khẩu chính: Dầu thô, máy móc, đá quý, phân bón, hóa chất

o Các đối tác chính: Trung Quốc 7,2%, Mỹ 6,4%, Bỉ 5,1%, Singapore 4,7%, Áo 4,2%, Đức 4,2%, Anh 4,1% (2005)

- Tài chính công o Nợ công: 132,1 tỷ USD (ước 2006) o Thu ngân sách: 109,4 tỷ USD (ước 2006)

ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

o Chi ngân sách: 143,8 tỷ USD bao gồm chi đầu tư 15 tỷ USD (ước 2006) o Viện trợ kinh tế: nhận 2,9 tỷ USD (năm tài chính

1998/1999)

Với sự phát triển mạnh mẽ, người dân Ấn Độ trong tương lai sẽ xây dựng một đất nước vững mạnh như những gì họ đã làm trong lịch sử. Nhiều dự báo đầy triển vọng cho nền kinh tế Ấn Độ. Chẳng hạn, Tập đoàn Citigroup (Mỹ) cho hay Ấn Độ có thể sẽ vượt Mỹ và Trung Quốc, trở thành nền kinh tế lớn nhất vào năm 2050. Đến năm 2050, GDP của Ấn Độ dự kiến đạt 85.970 tỷ USD. Báo cáo cũng cho rằng trước năm 2015, Ấn Độ sẽ thay thế Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới. Đằng sau số liệu GDP, báo cáo của Citigroup cũng nhận xét dân số và tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ là ưu thế đem lại tăng trưởng cho Ấn Độ.

Người ta có thể dự đoán rất nhiều như thế theo tình hình hiện nay. Mấy năm trước chắc không nhiều người quan tâm nhiều đến Ấn Độ mà có lẽ chỉ chú ý chạy theo Trung Quốc. Tình hình có nhiều thay đổi thì lại có nhiều dự báo thay đổi theo. Đúng là một sự chạy theo thực tế nhưng chắc chắn một điều, hiện tại Ấn Độ vẫn là một nước lớn và có thị trường rất rộng. Nền kinh tế sẽ còn tăng trưởng cao nhiều năm nữa nên việc nhanh chóng củng cố quan hệ và nhất là quan hệ kinh doanh đối với Ấn Độ là việc Việt Nam nên làm ngay.

Một phần của tài liệu Văn hóa ấn độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của geert hofstede (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w