Tính cách người Ấn và doanh nhân Ấn Độ

Một phần của tài liệu Văn hóa ấn độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của geert hofstede (Trang 43)

Có nhiều cách nhìn về tính cách của người Ấn, những nhà làm du lịch thì cho là người

Ấn mến khách và cởi mở. Nhiều người không nghĩ thế, họ cho là người Ấn Độ hay tự ti và khó gần. Nhưng chắc chắn là có sự khác biệt so với người Việt Nam.

Có rất nhiều điều thú vị được kể từ những người đã đến Ấn Độ. Nhiều người khi nói đến Ấn Độ họ nghĩ đến bẩn thỉu, nhếch nhác. Cũng có phần đúng.Ở những đô thị quá đông dân thì rác thải rất nhiều.Rất nhiều người Ấn Độ hiện nay còn sống ở

ả n tr ị Qu ả n tr ị Kinh doanh Qu ố c tế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

mức nghèo khổ. Các thành phố luôn gắn với hình ảnh những khu ổ chuột. Nhưng cũng cùng đó là những con người giầu có sống hết sức xa hoa lộng lẫy. Ví dụ Antilla, căn nhà đắt nhất thế giới thuộc sở hữu của người giàu thứ 4 hành tinh, tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani. Căn nhà này có giá 2 tỷ $. Có người nói thế này: “Đối với người nước ngoài, người Ấn Độ vừa có mặc cảm tự ty vừa tự tôn. Họ biết rất rõ bán đảo bao la của mình là một cái nôi văn hóa và học thuật của loài người. Cuộc đời của nhiều vĩ nhân nước họ là những bó đuốc soi đường cho hậu thế. Nền văn minh, triết lý và tôn giáo của họ là nền tảng của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới, kể cả của Âu Mỹ và Trung Quốc. Thế nhưng nước họ ngày nay thuộc loại lạc hậu nhất, đời sống dân chúng khốn khổ nhất. Họ có cái đau khổ của một nhà quí tộc khánh kiệt.”

Nói chung nhiều người có thể có cảm giác chưa mấy hay về Ấn Độ, nhưng đa phần họ khi đến Ấn Độ và trở về đều thấy khâm phục những gì mà người Ấn Độ đã làm. Những công trình kiến trúc vĩ đại đến những nếp sống của dân cư thường

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

này đều có nhiều khác biệt so với Việt Nam và khác xa những thứ họ biết về châu Âu và Mỹ. Ấn Độ có thể nói là một xứ sở mang nặng đầu óc tôn giáo. Như vậy người Ấn Độ vẫn rất tin vào tôn giáo và phong tục trong xã hội hiện đại. Điều này có thể các doanh nhân Việt Nam cần lưu ý.

Một số doanh nhân nhận xét: Xuất phát từ một cấu trúc xã hội có tính đẳng cấp, người Ấn Độ rất khó thân cận. Lạ thay, đối với thú vật thì họ gần gũi mà đối với người thì họ xa cách. Hình như mỗi người Ấn Độ khi gặp người khác, việc đầu tiên là họ định nghĩa ai hơn ai, về đẳng cấp huyết thống ai ưu việt hơn ai. Ấn Độ là một xứ sở của sự phân biệt giai cấp. Người giàu có thì hợm hĩnh khinh người, người

nghèo khổ thì yên phận chịu đựng. Những người là kỹ sư hay thương nhân, họ thuộc thành phần có học và có tiền, trong nội bộ xã hội, họ coi khinh người khác, đối với người nước ngoài đến thì họ e dè và phức tạp.

Những người đã tiếp xúc với nhiền nền văn hóa trên thế giới, đi qua châu Âu và Mỹ nhiều, làm việc nhiều với người Phương Đông nhưng đến Ấn Độ vẫn thấy “khác lạ”. Đây là những gì đang xảy ra.

Rõ ràng tính cách hay văn hóa kinh doanh của Ấn Độ bị ảnh hưởng nhiều bởi cộng đồng mà họ sống. Điều này là hiển nhiên. Mở rộng quan hệ với các doanh nhân Ấn Độ là điều các doanh nhân Việt Nam nên làm, vượt qua các trở ngại để làm ăn với họ. Ấn Độ có thể có nhiều mặt chưa tốt. Chính phủ liên bang của họ có khi chưa

ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

được đánh giá cao nhưng phải nói rằng hệ thống doanh nghiệp tư nhân của họ rất mạnh. Con đường phát triển kinh tế của Ấn Độ giống như Nhật Bản và Đức. Họ rất chú trọng khoa học công nghệ. Họ không màu mè như Trung Quốc mà họ rất thực chất. Nếu so sánh với Trung Quốc thì doanh nghiệp Ấn ít phụ thuộc vào sự bảo trợ của nhà nước hơn các doanh nghiệp Trung Quốc, và vì thế họ sáng tạo hơn. Ấn Độ là nơi tiên phong sản xuất ra loại xe hơi giá 2.000 đô la Mỹ, máy tính 35 đô la, các ca mổ tim chi phí cực thấp và một số phương pháp mới lạ trong việc quản trị nhằm tương tác nhiều hơn với khách hàng.

Ấn Độ có rất nhiều tỉ phú. Hai mươi công ty của Ấn Độ bao gồm Bajaj Auto, Bharat

Forge, Cipla, Ranbaxy, Tập đoàn Reliance, TCS, Tata Motors, Tata Steel, Wipro và Infosys đã được Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) liệt vào Danh sách 100 Công ty khổng lồ mới thách thức toàn cầu của năm 2008. Đây là những thành tích rất đáng nể của một đất nước có một mô hình phát triển khác biệt và mới mẻ.

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c tế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Một phần của tài liệu Văn hóa ấn độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của geert hofstede (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w