Chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn

Một phần của tài liệu Văn hóa ấn độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của geert hofstede (Trang 33)

Ngoài các chỉ tiêu trên, Geert – Hofstede còn nêu ra 2 chỉ tiêu khác để phân biệt các nền văn hóa, đó là chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa cá nhân và định hướng dài hạn.

Theo xếp loại của ITIM, chỉ số đo lường khuynh hướng đề cao vai trò cá nhân trong xã hội IDV (Individualism) và chỉ số đo lường tính dài hạn nền văn hóa LTO (Long-Term Orientation) của Ấn Độ lần lượt là 48 và 61. Với IDV ở mức 48, ta có thể thấy văn hóa Ấn Độ ở mức trung lập giữa việc đề cao chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể trong xã hội. Và đây chính là xu hướng mà dần dần sau này các nước có thể sẽ hướng đến. Sự hài hòa giữa khi nào nên coi trọng ý kiến cá nhân, khi nào thì tập thể rất có thể sẽ là nét độc đáo trong văn hóa Ấn Độ, đồng thời có thể gây những trở ngại cho các doanh nghiệp, doanh nhân đến làm ăn tại quốc gia này.

Cũng theo kết quả nghiên cứu này, chỉ sô LTO của Ấn Độ được đánh giá là 61 điểm, có nghĩa là văn hóa Ấn Độ mang định hướng dài hạn. Điều này là hoàn toàn chính xác. Từ hàng ngàn năm trước, Ấn Độ đã hình thành và xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt, do vị trí địa lý, địa hình… mà trở nên tách biệt với bên

Kinh doanh Qu ố

c t ế ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

ngoài. Nhưng sau quá trình thương mại, giao lưu văn hóa cùng sự xuất hiện xâm chiếm của ngoại bang đã khiến văn hóa Ấn Độ dần thay đổi, điều chỉnh dần phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Người Ấn xưa thường có khuynh hướng hòa hợp hơn là chinh phục, họ cho rằng không nhất thiết phải đấu tranh mà để cho mọi việc diễn ra một cách tự nhiên, và điều đó giường như vẫn còn ảnh hưởng cho đến tận bây giờ. Nền văn hóa mang tính dài hạn còn thể hiện ở việc sẵn sàng phục vụ

người khác. Chúng ta đều biết, người Ấn rất hiếu khách, nhất là đối với du khách nước ngoài. Chính vì lẽ đó mà du lịch ở Ấn Độ rất phát triển và mang lại nguồn thu lớn cho quốc gia mỗi năm.

Tóm lại, theo các tiêu chí của Geert – Hofstede, Ấn Độ được đánh giá là quốc gia có

khoảng cách quyền lực cao, đồng thời có nền văn hóa mang tính cứng rắn và dài hạn.

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Chương 2

Con người Ấn Độ và mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 2.1 Con người và doanh nhân Ấn Độ

Một phần của tài liệu Văn hóa ấn độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của geert hofstede (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w