Nền văn hóa mang tính cứng rắn là nền văn hóa có khuynh hướng đề cao những giá trị như tiền bạc, địa vị, danh tiếng, thử thách… Trái lại, nền văn hóa mang tính mềm mỏng sẽ đề cao các giá trị như mối quan hệ, sự hợp tác, sự an toàn… Vậy văn hóa Ấn Độ được đánh giá là nền văn hóa như thế nào..?
ả n tr ị
Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]
Chỉ số MAS (Masculinity) được dùng để đo lường tính mềm mỏng hay cứng rắn của nền văn hóa. Với thước đo từ 0 đến 100, theo chiều tăng dần của tính cứng rắn, ITIM đã đưa ra các số liệu được tổng hợp lại như sau:
Country PDI Country PDI
China 66 Russia 36
Japan 95 United Kingdom 66
Thailand 34 France 43
Indonesia 48 India 56
Vietnam 40 United States 62
South Korea 39 Germany 66
Phillipines 64
(Nguồn: ITIM - Culture and Management consultants)
Chỉ số này của Ấn Độ được đánh giá ở mức trung bình cao, có nghĩa, dường như mang yếu tố của “nam quyền” hơn của “nữ quyền”. Đúng như vậy, ở Ấn Độ, đàn ông có vai trò thống trị. Đàn ông là trụ cột gia đình. Việc buôn bán và kiếm tiền chỉ có cánh đàn ông làm. Ra chợ hay đến bất kỳ công sở, nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm nào, rất ít thấy bóng dáng phụ nữ. Tất cả công việc buôn bán kinh doanh thuộc về đàn ông. Đàn ông cắm hoa, đàn ông bán vải, quần áo, thức ăn, rau cải, bán Chai – một loại nước uống, bán thịt… Từ những việc nặng nhọc cho đến những công việc chỉ dành cho phụ nữ như may vá, đàn ông đảm nhận hết. Đó cũng là công bằng vì văn hoá cưới hỏi ở Ấn Độ là phụ nữ đi cưới đàn ông. Bên nhà trai yêu cầu lễ vật, nhà gái phải đáp ứng đầy đủ nếu không muốn từ hôn. Vì thế, sau khi cưới, đàn ông phải ra đường để kiếm tiền nuôi vợ con. Phụ nữ chỉ mỗi một việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình. Đây là sự khác biệt đối với văn hóa Việt Nam.
Qu ả n tr ị Kinh doanh Qu ố c t ế
Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]