Tiêu chí này nhằm xem xét mức độ con người chấp nhận sự bất bình đẳng trong xã hội. Một nền văn hóa có khoảng cách quyền lực cao xem sự bất bình đẳng là cần thiết, quyền lực chính là biểu tượng cho danh giá, quan niệm mỗi người có một vị trí riêng trong xã hội và người có quyền không nên che giấu quyền lực.
Khoảng cách này được đo bằng chỉ số PDI (Power Distance Index) với thước đo tăng dần theo khoảng cách quyền lực từ 0 đến 100. Theo nghiên cứu của ITIM (tổ chức Tư vấn Văn hóa và Quản lý) đã cho kết quả sau:
Country PDI Country PDI
China 80 Malaysia 104
Japan 54 United Kingdom 35
Thailand 64 France 68
Indonesia 78 India 77
Vietnam 70 United States 40
South Korea 60 Poland 68
Qu ả n tr ị Kinh doanh Qu ố c t ế ả n tr ị
Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]
(Nguồn: ITIM - Culture and Management consultants)
Qua đó ta thấy Ấn Độ được đánh giá là nước có khoảng cách quyền uy khá lớn với số liệu định lượng là 77. Thật vậy, ở Ấn Độ, địa vị thường được quyết định bởi tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước được xem là có uy tín hơn những công việc ở các cơ quan tư nhân. Điều này cũng thể hiện ở việc tuy chỉ có khoảng 30% dân số sống ở thành thị nhưng ở Ấn Độ lại xuất hiện những tỉ phú thuộc vào dạng giàu có nhất thế giới, trong khi phần lớn dân số sinh sống ở nông thôn, đói nghèo và mù chữ vẫn là hiện tượng dễ bắt gặp ở nước này. Theo thống kê thì Ấn Độ là nước có GDP bình quân đầu người cao, nhưng đồng thời cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ mù chữ, tỉ lệ đói nghèo cao hàng đầu thế giới.
Cũng dễ dàng nhận ra rằng chỉ số PDI của Việt Nam so với Ấn Độ chênh lệch không nhiều, từ đó có thể kết luận văn hóa 2 nước sẽ có những điểm tương đồng.
Kinh doanh Qu ố
c t ế
Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]