Thời kì sau 1945 tới nay (2011)

Một phần của tài liệu Văn hóa ấn độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của geert hofstede (Trang 68)

Như đã từng nói, quan hệ Ấn Độ - Việt Nam trước đây trong lịch sử cũng như hiện nay, mang tính bổ sung và hợp tác nhiều hơn. Quan hệ văn hóa hai nước mang tính dung hòa, khác hẳn cái cách Việt Nam giao lưu văn hóa với Trung quốc. Thời kỳ xung quanh năm 1945, hai nước Việt Nam và Ấn Độ, một nước thì vừa độc lập tạm thời, một nước đang còn đấu tranh. Nhưng trước đó thì luôn ủng hộ nhau trong bối cảnh cả hai nước đều bị xâm chiếm như vậy. Ấn Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập trước đây, trong công cuộc tái thiết đất nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế sau này.

ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng Lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại Niu Đê-li. Ngày 07/01/1972, hai nước nâng quan hệ lên cấp Đại sứ.

Quan hệ chính trị

Trong thời kỳ hiện đại, mối quan hệ giữa hai dân tộc đã được hai vị lãnh đạo tiền bối kiệt xuất của hai nước là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru tạo dựng nền móng, các thế hệ lãnh đạo kế tiếp và nhân dân hai nước dày công vun đắp.

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nhân chuyến thăm Ấn Độ của Người vào năm 1980 là “một mối quan hệ trong sáng như bầu trời không một gợn mây”.

Tổng Bí thư Lê Duẩn thăm Ấn Độ năm 1984, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm năm 1989, Tổng Bí thư Đỗ Mười thăm năm 1992, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm năm 2003; Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Ấn Độ năm 1999; Thủ tướng Phạm Văn

ả n tr ị Qu ả n tr ị Kinh doanh Qu ố c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Đồng thăm Ấn Độ các năm 1955, 1978, 1980 và 1983, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm năm 1997; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thăm năm 1994. Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ.

Tổng thống Ấn Độ R.Venkatraman thăm Việt Nam năm 1991, Phó Tổng thống K.R.Narayanan thăm năm 1993, Thủ tướng R.Gandhi thăm Việt Nam các năm 1985 và 1988, Thủ tướng P.V. Narasimha Rao thăm năm 1994, Thủ tướng Ấn Độ A.B. Vajpayee thăm năm 2001, và chuyến thăm Việt Nam tháng 3-2007 của Chủ tịch Quốc hội S.Chatterjee.Tổng thống Ấn Độ Pratibha Devisingh Patil thăm Việt Nam năm 2008. Và nhiều cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo hai nước ở các diễn đàn quốc tế khác như Liên hiệp quốc, Phong trào Không liên kết, hợp tác Nam- Nam, ASEM, APEC, các cơ chế hợp tác của ASEAN như ARF, Cấp cao Đông Á và hợp tác sông Hằng - sông Mê-kông…

ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đón tiếp Tổng thống Pratibha Devisingh Patil (2008)

Từ năm 2003, hai nước đã thành lập cơ chế đối thoại chính trị thường niên giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Cơ chế này đã trở thành một kênh trao đổi thường xuyên và có hiệu quả giữa hai nước về các vấn đề chính trị quốc tế và khu vực hai bên cùng quan tâm.

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Tháng 12/1982, Uỷ ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế, thương mại và Khoa học kỹ thuật đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Đến nay, hai bên đã tổ chức được 13 kỳ họp luân phiên giữa New Delhi và Hà Nội. Uỷ ban Hỗn hợp là một trong những cơ chế quan trọng và hữu hiệu, giúp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng, ngân hàng, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, văn hoá, giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, bưu chính viễn thông…

Về thương mại: Kim ngạch buôn bán hai chiều Việt Nam - Ấn Độ tăng lên rõ rệt, từ mức khởi điểm khoảng 50 triệu USD vào giữa thập kỷ 1980 lên trên 1 tỷ USD năm 2006.Kim

ngạch thương mại giữa hai nước có tốc độ tăng trưởng khá cao, ở mức trung bình 20% mỗi năm.

Những năm gần đây, Ấn Độ luôn là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt

Nam. 11 tháng đầu năm 2010, buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 2,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt trên 863 triệu USD tăng 39% so với cùng kỳ năm trước, những con số này là minh chứng rõ nét về tác động tích cực của Hiệp định tự do Ấn Độ - ASEAN có hiệu lực từ 2010 đối với hai nước.

Dưới đây là bảng thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ một số năm gần đây:

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

(*) Số liệu năm 2010 là số liệu của 11 tháng đầu năm.

Đơn vị tính: triệu USD

Năm Xuất khẩu

của Việt Nam

Nhập khẩu của Việt Nam

Tổng kim ngạch XNK Cán cân thương mại 2006 137,84 880,28 1.018,12 -742,44 2007 179,70 1.356,93 1.536,63 -1.177.23 2008 388,99 2.094,40 2.483,39 -1.705,41 2009 420,00 1.635,00 2.055,00 -1.215,00 2010 (*) 992,00 1.762,00 2.754,00 -770,00

(Theo số liệu công bố của Tổng Cục Hải quan Việt Nam)

Về đầu tư: Tính đến cuối năm 2006, Ấn Độ có 12 dự án FDI còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư đăng ký 46,4 triệu USD, đầu tư thực hiện hơn 580 triệu USD. Năm 2007 đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam. Tháng 2/2007, Tập đoàn ESSAR đã ký thỏa thuận đầu tư một dự án thép cán nóng tại Bà Rịa - Vũng Tàu trị giá 527 triệu USD. Tháng 5/2007, Tập đoàn TATA của Ấn Độ đã ký Bản ghi nhớ (MOU) với Tổng công ty thép Việt Nam để nghiên cứu xây dựng nhà máy thép liên hợp Hà Tĩnh, khai thác mỏ sắt Thạch Khê với công suất 4,5 triệu tấn thép/năm. Hai dự án này đã đưa Ấn Độ vào nhóm 10 nước và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, và Việt Nam trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất của Ấn Độ trong các nước ASEAN.

ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Tính đến tháng 1-2011, Ấn Độ có 50 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với vốn đăng ký hơn 212 triệu đô la Mỹ, đứng thứ 28/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông Abhay Thakur, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại thành phố Hồ Chí Minh, vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam, tính cả đầu tư qua nước thứ ba, lên đến gần 500 triệu đô la Mỹ.

Ngoài ra hiện nay xu hướng đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam vẫn tiếp tục. Các nghành như công nghệ thông tin, sắt thép, hàng gia dụng… có chi phí sản xuất ở Việt Nam rẻ hơn so với ở Ấn Độ.

Ngoài ra, các nhà chính trị Ấn Độ cũng rất khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam, đồng thời Ấn Độ cũng cung cấp cho Việt Nam những khoản tín dụng rất quý báu.

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Về khoa học công nghệ: Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng trong lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam. Ngoài việc thành lập Tiểu ban Hợp tác về khoa học công nghệ, hai nước cũng ký Nghị định thư đầu tiên về Công nghệ thông tin vào tháng 8/1999. Ấn Độ đang giúp Việt Nam rất có hiệu quả trong một số dự án công nghệ thông tin, trong đó có dự án Hỗ trợ Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm ở Việt Nam và dự án thành lập Trung tâm Nguồn nhân lực cao ở Hà Nội. Ngoài ra, hai nước cũng đang có quan hệ hợp tác tốt trong các lĩnh vực tiên tiến như sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình, công nghệ sinh học (lai tạo giống cây, giống con)...

Về giáo dục và đào tạo: Từ đầu những năm 90, hàng năm, chính phủ Ấn Độ dành cho Việt Nam trên 100 suất học bổng (14 suất học sau Đại học theo Chương trình trao đổi văn hoá CEP và hơn 100 suất theo Chương trình kinh tế kỹ thuật ITEC ngắn hạn) để đào tạo đại học, sau đại học trong hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, y tế, nông nghiệp, thú y, ngân hàng, bảo hiểm, năng lượng hạt nhân v.v... Ngoài ra, Ấn Độ cũng cấp mới cho Việt Nam một số học bổng trong khuôn khổ hợp tác Sông Hằng - Sông Mêkông, Kế hoạch Colombo. Ấn Độ cũng giúp Việt Nam thành lập Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Việt-Ấn (VIEDC), Trung tâm đào tạo tiếng Anh tại Đà

ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Nẵng. Ấn Độ đang và sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn cho sinh viên Việt Nam, với học phí hợp lý, lại được đào tạo bằng tiếng Anh.

Trong lĩnh vực văn hoá, hàng năm hai bên đều tiến hành trao đổi các đoàn nghệ thuật và văn hoá. Hai bên đã ký kết Chương trình Trao đổi Văn hoá giai đoạn 2007-2009. Ấn Độ cũng giúp Việt Nam trùng tu các di sản như các tháp Chăm ở mền Trung…

Hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực an ninh và quốc phòng cũng có những bước phát triển tốt đẹp thông qua việc trao đổi đoàn, trao đổi thông tin, tài liệu, hợp tác đào tạo... giúp bổ trợ cho quan hệ hợp tác gắn bó và tin cậy giữa hai nước.

Hiện nay quan hệ quốc phòng hai nước rất phát triển. Các chuyến thăm của lãnh đạo quân đội Ấn Độ đến Việt Nam ngày càng nhiều. Các đoàn quân sự, nhất là hải quân Ấn Độ thường xuyên ghé thăm Việt Nam.

ả n tr ị

Kinh doanh Qu ố

c t ế

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Trong bối cảnh Ấn Độ hiện nay có chính sách hướng Đông mạnh mẽ, cùng với khu vực ASEAN hiện nay đang ngày càng liên kết mạnh và trở thành khu vực năng động, là trung tâm trong hợp tác nhiều khu vực. Triển vọng quan hệ hai nước ngày càng phát triển, tạo nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh.

ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Chương 3

Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với người Ấn Độ 3.1 Trên góc độ vĩ mô

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ đã có từ lâu đời, khởi nguồn từ những mối liên hệ và giao lưu lịch sử sâu xa về văn hóa - tôn giáo - thương mại. Với sức hấp dẫn của một thị trường tiềm năng như Ấn Độ, việc tìm hiểu và tăng cường hợp tác, ngoại giao trên góc độ vĩ mô là điều hết sức cần thiết. Việt Nam và Ấn Độ vốn đã có mối quan hệ tốt đẹp từ xa xưa, do đó không lý do gì chúng ta lại không phát triển mối quan hệ cũng như việc tận dụng điều kiện thuận lợi đó để có thể tạo ra môi trường kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước nhà.

Trên cấp độ vĩ mô, nhóm xin kiến nghị một số giải pháp cho việc phát triển mối quan hệ bang giao giữa hai quốc gia như sau:

Tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ ngoại giao

Trong quá khứ, những chuyến thăm cấp cao thường xuyên đã giúp hai nước không ngừng củng cố và phát triển một mối quan hệ chính trị gắn bó và bền chặt. Thông qua các chuyến thăm đó, rất nhiều Hiệp định, dự án, hợp đồng, thỏa thuận kinh doanh… đã được ký kết, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn tại Ấn Độ, cũng như thu hút nguồn vốn đầu tư từ Ấn Độ vào Việt Nam. Hai bên cần thường xuyên trao đổi thông tin và kiến nghị với Chính phủ hai nước đưa ra những giải pháp có lợi cho doanh nghiệp mỗi bên. Đây là việc làm hết sức quan

Kinh doanh Qu ố

c t ế ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

trọng, chúng ta cần phải duy trì và củng cố điều này, đồng thời có những chính sách điều chỉnh phù hợp trong nước để có thể khai thác tối đa lợi thế này.

Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, tìm hiểu văn hóa Ấn Độ

Nền văn hóa Ấn Độ vô cùng đặc sắc và có nhiều khác biệt so với Việt Nam, hơn nữa tuy môi trường chính trị - kinh tế - pháp luật giữ vai trò quan trọng nhất và có tác động mạnh nhất đến môi trường thương mại và đầu tư quốc tế nhưng môi trường văn hóa đang ngày càng chứng minh tầm ảnh hưởng của nó. Nếu làm ăn kinh doanh tại Ấn Độ (hay bất kỳ nước nào khác) mà không hiểu được văn hóa dân tộc cũng như văn hóa kinh doanh nơi đây thì sẽ khó có thể đạt được hai chữ “thành công”. Ấn Độ được xác định là một thị trường hấp dẫn kể cả ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, tất nhiên Việt Nam không nằm ngoài danh sách những quốc gia hướng tới khai thác thị trường này. Do đó, việc tìm hiểu văn hóa Ấn Độ là điều hết sức cấp thiết mà Chính phủ phải là người chủ động. Việc này có thể được thực hiện bằng cách tổ chức các chương trình “Trao đổi Văn hóa”, các ngày hội giao lưu ẩm thực, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao…, các buổi tọa đàm giao lưu giữa các doanh nghiệp, doanh nhân Ấn Độ với Việt Nam…

Kinh doanh Qu ố

c t ế ả n tr ị

Quản trị Kinh doanh Quốc tế [NGHIÊN CỨU VĂN HÓA ẤN ĐỘ]

Để có thể tìm hiểu tốt về văn hóa, cách hiệu quả nhất có lẽ là giáo dục. Giáo dục về văn hóa nên được đưa vào các chương trình giảng dạy trong trường đại học, cao đẳng, thậm chí cấp trung học. Trên thực tế, Việt Nam và Ấn Độ cũng đã có một số chương trình hợp tác đào tạo nhưng chưa thực sự hiệu quả và chỉ mang tính ngắn hạn. Trong tương lai chúng ta cần khắc phục điều này. Đưa chương trình đào tạo văn hóa vào trường học, nhất là cho các sinh viên khối ngành kinh tế sẽ là việc làm

mang hiệu quả thiết thực, nó trang bị cho sinh viên – những doanh nhân, những chủ doanh nghiệp tương lai của đất nước một kiến thức nhất định về văn hóa, không chỉ của Ấn Độ mà bất cứ nước nào cũng thế.

Một phương pháp nữa đó là mở các chương trình hợp tác quốc tế, đưa sinh viên Việt Nam sang học bên Ấn Độ, như thế sinh viên có thể tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Ấn, và có được những trải nghiệm thực tế, phục vụ rất hữu ích cho sau này khi quay về làm việc với các doanh nghiệp, doanh nhân Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Văn hóa ấn độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của geert hofstede (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w