Đánh giá đặc trƣng ổn định, khó thay đổi

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 64)

7. Bố cục luận văn

3.2. Đánh giá đặc trƣng ổn định, khó thay đổi

Bên ca ̣nh đánh giá về hình thức bề ngoài mang đặc trưng cố hữu bất biến, các nội dung về phẩm chất , trí tuệ , năng lực và hoàn cảnh sống , là những đă ̣c trưng ổn đi ̣nh của con người cũng rất được quan tâm đánh giá . Trong đó, những đă ̣c điểm về trí tuê ̣, năng lực của con người được quan tâm đánh giá nhiều nhất với 92 biểu thức, chiếm 53,18%; tiếp đến là đánh giá về tính cách , hoàn cảnh sống . Sự xuất hiê ̣n của các nô ̣i dung đánh giá được chúng tôi thống kê qua bảng sau:

STT Đá nh giá đặc trƣng ổn định , khó thay đổi

Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ (%)

1 Trí tuệ, năng lực 92 53,18

2 Tính cách 42 24,28

3 Hoàn cảnh sống 39 22,54

4 Tổng số 173 100

Bảng 6: Bảng thống kê tần số xuất hiện của các biểu thức đánh giá đặc trưng ổn đi ̣nh, khó thay đổi

3.2.1 Đánh giá tích cực

3.2.1.1.Phẩm chất

Nói đến phẩm chất tức là nói đến tính cách đạo đức của mỗi người . Theo đó, thâ ̣t thà, thẳng thắn và hiền lành , tốt bu ̣ng, phúc hậu là những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Ca ngợi người có tính cách thâ ̣t thà , ngay thẳng, không dối trá, giả tạo nhân dân ta thường dùng câu thành ngữ “thật như đếm”:

-Nơi vù ng quê bề ngoài rất yên tĩnh này, vừa có những người ngơ ngác dại khờ, những người thật thà như đếm, nhưng cũng lại là những kẻ đủ mưu

ma chước quỷ , không mấy lúc ngồi yên , và cũng không để cho người khác ngồi yên. (14, 71)

Bên ca ̣nh đó , trong nguồn tư liê ̣u mà chúng tôi thống kê được , một số thành ngữ cũng được sử dụng trong lời nói mang hàm ý khen người có tính cách hiền lành, tốt bu ̣ng, phúc hậu. Chẳng ha ̣n như:

-Và cách đây độ ba năm , hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ hiền như đất. (8, 78)

Trong tư duy người Viê ̣t, đất là mô ̣t hình ảnh thiêng liêng mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc . Đất là cội nguồn của sự sống . Người Viê ̣t vẫn thường trân tro ̣ng go ̣i tên đất me ̣. Ngườ i Viê ̣t dùng hình ảnh đất để ví với người người có tính cách hiền lành, chất phác, không làm ha ̣i ai bao giờ.

Hay:- Sao lại có bà quan dễ dãi, phúc hậu như bà phật này. (8, 371)

Qua khảo sát , chúng tôi nhận thấy rằng , phần lớn các hình ảnh được đem ra để chỉ phẩm chất “phúc hậu” của con ngư ời là các nhân vâ ̣t thần thánh, do con người tưởng tượng ra như : bà phật, ông tiên, bụt. Đây chính là

sự biểu hiê ̣n của tư duy con người được phản ánh vào trong ngôn ngữ . Bởi lẽ, trong các câu chuyê ̣n dân gian hay trong su y nghĩ của ngư ời Việt Nam, bà phâ ̣t, ông tiên, bụt là những thế lực siêu nhiên thường đi cứu giúp , làm phúc cho con người, mang la ̣i những điều tốt đe ̣p cho ho ̣.

Ngoài những phẩm chất được thể hiện ở các đặc điểm tính cách nêu trên thì đă ̣c điểm về sức khỏe cũng rất được quan tâm đánh giá. Chúng tôi đưa sự đánh giá sức khỏe vào mục này chứ không để chung với đặc trưng ngoại hình, vóc dáng… là bởi vì, phù hợp với quan niệm người đàn ông phải mạnh mẽ làm trụ cột gia đình, gánh vác những công việc nặng nhọc, cho nên, khỏe mạnh được đánh giá như một phẩm chất tốt của nam giới. Để khen ngườ i là khỏe mạnh, người ta có thể so sánh với mô ̣t người nào đó có đă ̣c tính tương tự như vâ ̣y, như : khỏe như lực điền, khỏe như Trương Phi, khỏe như voi…

-Quân của Triê ̣u Đà đông như kiến, tướ ng của Triê ̣u Đà khỏe như voi. (12,7)

Theo quan niê ̣m của người Viê ̣t Nam , đàn ông là phái ma ̣nh . Chính vì vâ ̣y mà trong lời đánh giá về sức khỏe , thường là những lời bình phẩm về người đàn ông.

3.2.1.2.Trí tuệ, năng lực

Trí tuệ và năng lực được thể hiện ở khả năng học tập , làm việc và tầm suy nghĩ ở mỗi người . Theo đó, người có tài năng , ý chí, năng lực làm rất được coi tro ̣ng trong xã hô ̣i. Đó có thể là nhà văn, nhà báo giỏi nghề được mọi người công nhận; là người thầy tài hoa…

-Đêm qua, bản báo phóng viên năm mê, mê thấy bác lính lê ̣ xõa tóc đến kêu rằng: Lạy ngài, ngài là bậc văn sĩ Nhất Đông Dương đáng là nhà báo

giỏi nhất. (8, 591)

Hay người có tài lớn chí cao:

-Rằng giáo sư vốn là bậc tài lớn chí cao , chỉ vì số mệnh và thời cơ ngang trái nên mới lui về ở ẩn… (7, 94)

Không chỉ là năng lực nghề nghiệp, sống trong mô ̣t đất nước có truyền thống hiếu ho ̣c như Viê ̣t Nam, năng lực, trí tuệ trong ho ̣c hành được xem như mô ̣t tấm gương tốt trong xã hô ̣i, để mọi người noi theo.

-Ông thân sinh ra ông đỗ đạt cao , nổi danh bậc chân nho một vùng, học trò theo học đông cả trăm ngàn , ngồi dậy ở hương thôn mà lương phạn không bằng viên thơ lại cấp huyê ̣n. (5, 178)

3.2.1.3. Hoàn cảnh sống

Con người sống trong xã hô ̣i với cá c vi ̣ thế , hoàn cảnh khác nhau , có người đa ̣t đến đỉnh cao của danh vo ̣ng nhưng cũng có người phải chi ̣u cảnh sống nghèo hèn, luồn cúi. Trong cách đánh giá của tiếng Viê ̣t đã phán ảnh vấn đề này khá rõ nét.

Những người c ó địa vị , giàu có, sung sướng luôn là niềm mơ ước của con người.

-Những chậu hoa khổng lồ ở các góc phòng , những lọ hoa đồ sộ trên bàn tiệc, bốn cây đèn nến mỗi cây có 100 ngọn bạch lạp, làm cho quan khách phải tưởng mình đến dự một bữa tiê ̣c của một bậc vương giả, vào thời trung cổ, bên tây phương. (24, 349)

-Nước người ta sung sướng như thiên đường thế chứ . (7, 221)

3.2.2. Đánh giá tiêu cực

3.2.2.1.Phẩm chất

Trái ngược với những đánh giá tíc h cực về phẩm chất con người như thâ ̣t thà, hiền lành, tốt bu ̣ng đã nêu ở trên , người đời thường chê bai người có tính cách gian dối, lừa lo ̣c; đô ̣c ác, nham hiểm.

Để chê người gian dối, lừa lo ̣c, người ta có thể nói: -Rồi như tiếng sét, ông huyê ̣n gắt:

Đồ xỏ lá! Đem về để vợ chồng con cái ăn với nhau ! Nhà tao không có

lợn!…

Mày kêu mày túng ? Mày túng thì ông cách cổ mày đi cho thằng khác làm. Đồ ba que! (8, 404)

Lời nhâ ̣n xét này xuất phát từ câu thành ngữ “ba que xỏ lá” chỉ thói lừa dối, gian lâ ̣n, đểu cáng để kiếm lời

Khi nói đến bản chất đô ̣c ác , nham hiểm, người ta thường dùng nh ững hình ảnh loài vâ ̣t biểu trưng cho sự xấu xa, nham hiểm, độc ác. Ta vẫn thường nghe những lời đánh giá như:

-Nếu hôm đó xảy ra đánh nhau giữa hai toán , thì đổ máu là cái chắc ! Và mình có thể bị đâm chết với mấy con dao sét của tụi ăn cướp, móc túi. Con nít đầu chưa sạch cứt trâu mà tụi nó dữ tợn như beo! (18, 434)

-Sao em nghe nói bọn Viê ̣t Min dữ tợn như con yêu râu xanh kia mà ? (18, 344)

Beo, yêu râu xanh là những hình ảnh biểu trưng cho sự xấu xa , ác độc. Bởi vâ ̣y, những lời đánh giá này được coi là s ự đánh giá tiêu cực, là lời chê bai nă ̣ng nề nhất giành cho những con người nham hiểm, đô ̣c ác.

Như đã đề cập ở mục phân tích đánh giá tích cực phía trên, sức khỏe được coi là một vốn quí, một phẩm chất đáng để nhận xét, đánh giá. Bởi vậy, trong khi người có sức khỏe đượ c ca ngợi thì ngược la ̣i là những người ốm yếu, không có sức khỏe la ̣i bi ̣ đánh giá thấp, đă ̣c biê ̣t là với đàn ông.

-Quan gia đã bác hết . Nó lại đọc chiếu của vua nước nó , bắt quan gia phải lạy.

Có đời thủa nào như thế !... Con ta sức như đào tơ liễu yếu , đá nh làm sao được bầy lang sói. (12, 103)

“Đào tơ liễu yếu” là thành ng ữ chỉ người có th ể chất mảnh dẻ , yếu mềm. Đây là lời nhận xét của người mẹ về con trai của mình.

3.2.2.2.Trí tuệ, năng lực

Trí tuệ, năng lực là thước đo sự thành công của con người trong cuô ̣c sống và công viê ̣c . Trong mô ̣t đất nước có truyền thống hiếu ho ̣c như Viê ̣t Nam, chắc hẳn ngườ i không có tài năng , vô tích sự; không chăm chỉ ho ̣c tâ ̣p ; ngu dốt và thiển cận, không biết nhìn xa trông rô ̣ng rất đáng bi ̣ chê trách , coi thường. Dựa trên nguồn tư liê ̣u mà chúng tôi khảo sát được , quan niê ̣m này được thể hiê ̣n khá rõ nét. Cụ thể:

Chê người không có tài năng, đa ̣o đức, vô tích sự, tầm thường:

-Bọn tài hèn đức kém tạo ra xung quanh anh một bầu không khí ghen

ghét, đê tiện. (7, 241)

Cũng chính vì vậy mà người không chăm chỉ học tập , kém cỏi thường bị người đời chê trách.

-Nói thế mà nghe lọt tai à ? Thế mà cũng đòi ngậm bút vào mồm , cắp

Đặc biệt, trong cách nói hàng ngày của người Viê ̣t Nam , những người không có tài năng và kém cỏi thường bi ̣ chê là ngu dốt . Qua khảo sát tư liê ̣u , chúng tôi nhận thấy có mô ̣t điểm khá thú vi ̣ là , để chỉ những người có bản chất ngu dốt, dại dột, người ta thường đem so sánh đối tượng đó với con vâ ̣t . Đặc trưng của loài vật thường bị cho là ngu dốt , không có óc suy nghĩ . Và những hình tượng con vâ ̣t bi ̣ đem ra làm đă ̣c trưng so sánh ở đây thường là : chó, lợn, bò. Trong đó, hình tượng con vật được sử dụng trong so sánh nhiều nhất vẫn là chó và lợn.

-Câm ngay! Làm gì mà bô bô cái mồm lên thế. Đồ ngu như lợn. Cái gì thì mua được, chứ cái này mua được à? (8, 282)

-Đồ ngu như chó!... Sao không bảo ngay tao?... (8, 581)

Bên ca ̣nh đó, sự chê trách còn dành cho những người thiển câ ̣n , không biết nhìn xa trông rô ̣ng.

-Thì ra là thế . Lâu nay em cứ tưởng bác kinh nghiê ̣m xương máu đầy mình, tính toán thâm hậu , nào ngờ thiển cận, nông choèn như đít cái chén

hạt mít. (15, 145)

3.2.2.3.Hoàn cảnh sống

Đối lập với người có địa vị và giàu có , những người nghèo hèn , không có địa vị lại bị coi thường trong xã hội . Họ thường được gọi là thứ cùng đinh áo rách nghèo khổ, đói rách hay thằng dân đen vớ i thái đô ̣ thiếu tôn tro ̣ng của

người đời.

-Như thế nà o cũng coi chúng là bọn ngu si, dốt nát. Thờ i nào cũng chỉ

là thằng dân đen hong hó ng ngửa mặt lên như con chó đói chờ được miếng

xương là ngoáy cái tít cái đuôi lên mừng, xun xoe. (3, 312)

“Dân đen” thườ ng để chỉ người có đi ̣a vi ̣ thấp kém , nghèo hèn trong xã hô ̣i.

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về cách đánh giá ph ẩm chất, trí tuệ, năng lực, hoàn cảnh sống của con người . Thông qua đó, chúng tôi đã

chỉ ra một s ố quan điểm khi nhìn nhâ ̣n đánh giá của người Viê ̣t Nam về tính cách; trí tuệ, tài năng; hoàn cảnh sống… Cách nhìn nhận trên đã phần nào thể hiê ̣n được đă ̣c trưng tư duy và văn hóa của người Viê ̣t.

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)