Đánh giá bằng hìnhthức sử dụng quán ngữ tình thái “phải cái”

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 49)

7. Bố cục luận văn

2.2.6.Đánh giá bằng hìnhthức sử dụng quán ngữ tình thái “phải cái”

cái” (công thức 6)

Phải cái + TTĐG tiêu cƣ̣c/ MĐĐG tiêu cƣ̣c

Đây là hình thức đánh giá ngược la ̣ i với hình thức đánh giá tích cực ở mục 2.1.1.3, là một cặp đối ứng qua 2 cực. Nếu như “Được cái” là quán ngữ tình thái tích cực thì “Phải cái” là quán ngữ tình thái tiêu cực , thể hiện đánh giá chê trong phát ngôn. Cũng như biểu thức khen “Được cái”, biểu thức chứa quán ngữ “phải cái” cho biết một hoặc một số đánh giá tích cực ở phía trước

và dự báo một đánh giá tiêu cực ở phía sau. Cũng như ở biểu thức khen, chúng tôi gọi đây là cách chê “chắt lọc”, tức là lựa ra một đánh giá chê trong một chuỗi những đánh giá khen ở phía trước, bằng cách này mà làm nổi sự đánh giá chê.

-Luận nhà cậu tốt, chỉ phải cáikhông thực tế với hoàn cảnh xã hội bây giờ. (6, 76)

-Ông Hiếu là người có nghĩa với cụ lắm. Chỉ phải cái chị vợ là đáo để. (3, 21)

2.2.7. Đá nh giá bằng hình thức láy từ (công thức 7)

Mô ̣t số biểu thức láy từ chúng ta có thể dễ dàng nhâ ̣n thấy trong lời nói thường ngày, như: con gái con gớm (con gái con lứa ), con trai con lứa (con

giai con giếc), đàn ông đàn ang,…

-Làm cái thân con giai con giếc, chả gì cũng đã ngót ba mươi tuổi đầu

rồi, mà như mày thì thật nhục lắm ! Bé thì nhờ mẹ , nhờ cha, nhớn thì nhờ vợ, già thì nhờ con, úi chao ôi là cái mặt nam nhi! Ối chao ôi là cái mặt tài giai ! (26, 67)

-Mày bỏ ngay nó ra, đàn ông đàn ang gì mà suốt ngày đánh chửi vợ ý , không biết xấu hổ à? (23, 94)

2.2.8. Đá nh giá bằng hình thức bác bỏ, hạ thấp đối tượng (công thức 8)

(…) + thế (mà) cũng đòi + …

Nếu coi đánh giá tích cực là cực dương, đánh giá tiêu cực là cực âm thì có thể coi đây là dạng đối ứng của biểu thức đánh giá tích cực “Thế mới gọi

là…” ở phía cực dương. Nó thường dự báo một lời chê bai, bác bỏ. Cũng như

biểu thức thể hiện đánh giá tích cực “Thế mới gọi là…”, tính dự báo, áp đặt của biểu thức này rất cao, cho dù xuất hiện ở dạng bỏ lửng, nó vẫn thể hiện sắc thái đánh giá tích cực. Ví dụ:

-Nói thế mà cũng đòi nói. Ăn sung mặc sướn g mà làm thằng nô lê ̣ có được không? (7, 128)

-Nói thế mà nghe lọt tai à ? Thế mà cũng đòi ngậm bút vào mồm , cắp sách đi học! (26, 58)

-Thế mà cũng đòi biết chữ, cũng đòi đọc báo! (26, 144)

Ở ví dụ trên, nếu lược bỏ động từ nói, thành “Thế mà cũng đòi. Ăn

sung mặc sướng mà làm thằng nô lệ có được không?” thì biểu thức vẫn còn nguyên đánh giá tiêu cực, sự bác bỏ đối với thực tế được thể hiện ở phía sau. Còn 2 ví dụ sau là sự bác bỏ sự tình diễn ra: người mang danh là có học thức nhưng hành xử không phù hợp với học thức đó.

Trên đây là 8 hình thức đánh giá tiêu cực bằng phương thức ngữ pháp thường được sử du ̣ng trong giao tiếp hàng ngày . Để thấy được mức đô ̣ phổ biến và thông du ̣ng của các hình thức, chúng tôi đã lập bảng so sánh về tần số xuất hiê ̣n của chúng:

STT Giá trị Hình thức đánh giá tiêu cực Tổng

số Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Công thức 5 Công thức 6 Công thức 7 Công thức 8 1 Số lươ ̣ng 215 57 22 10 8 7 4 4 327 2 Tỷ lệ (%) 65,75 17,43 6,73 3,06 2,45 2,14 1,22 1,22 100

Bảng 3: Tỉ lệ tư liệu xuất hiện của 8 hình thức đá nh giá tiêu cực

Như vâ ̣y, hình thức đánh giá tiêu cực đầu theo công th ức 1 có tần số sử dụng cao nhất trong tổng số các cấu trúc đánh giá tiêu cực với 65,75%. Các công thức tiếp theo từ 2 đến 8 chiếm tỷ lê ̣ ít hơn và được sắp xếp theo thứ tự giảm dần. Những cấu trúc sau mă ̣c dù có tần số xuất hiê ̣n ít hơn nhưng không hẳn vì vâ ̣y mà có mức điển hình kém hơn , bởi điều này còn do thói quen của người sử du ̣ng quyết đi ̣nh.

Nhìn vào các cấu trúc đã phân tích ở trên , chúng tôi thấy rằng, cấu trúc có sử dụng TĐG tiêu cực kết hợp với DTĐG tiêu cực , TTĐG tiêu cực , MĐĐG tiêu cực có tần số xuất hiện rất lớn (trên 90%) và có thể coi là một hình thức điển hình nhất của những lối nói đánh giá tiêu cực trong tiếng Viê ̣t . Viê ̣c sử du ̣ng các DTĐG tiêu cực , TTĐG tiêu cực , MĐĐG tiêu cực sẽ làm cho mức đô ̣ của lời đánh giá tiêu cực tăng lên rất nhiều , gây được ấn tượng mạnh với người nghe.

Như vâ ̣y, xét một cách toàn diện đánh giá tiêu cực nhiều hơn đánh giá tích cực cả về số lượng và số công thức đ ánh giá. Xét về số lượng , số biểu thức đánh giá tiêu cực nhiều gấp 1,7 lần so với đánh giá tích cực (như đã nêu ở bảng 1). Xét về số công thức đánh giá, trong khi đánh giá tích cực có 6 công thức thì đánh giá tiêu cực có tới 8 công thức. Điều đó đã cho thấy sự đa da ̣ng của các biểu thức đánh giá, đă ̣c biê ̣t là trong đánh giá tiêu cực.

Mă ̣t khác, chúng tôi cũng nhận thấy rằng , viê ̣c vâ ̣n du ̣ng công thức đă ̣c thù trong lời đánh giá thường ma ng la ̣i sắc thái biểu đa ̣t cao hơn và gây được ấn tượng hơn với người tiếp nhận . Cùng một lời chê về sự ngu dốt , nếu như chúng ta nói “Mày ngu lắm” là mộ t cách nói bình thường có sắc thái biểu đa ̣t thấp hơn so v ới câu có s ử dụng hình thức đánh giá tiêu cực có tính đă ̣c thù như “Đồ ngu như chó! ”

Sau đây là bảng thống kê hình thức của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá tích cực Đánh giá tiêu cực

Đánh giá bằng hình thức tôn cao đối tác:

Đấng/ Bâ ̣c + tƣ̀/ MĐĐG tích cƣ̣c

Đánh giá bằng hình thức hạ thấp đối tượng:

Đồ/ THTĐT (quân, lũ, thằng, con,…) + DTĐG tiêu cƣ̣c / TTĐG tiêu cƣ̣c/ MĐĐG tiêu cƣ̣c

quán ngữ tình thái “được cái”:

Đƣợc cái/ Đƣợc cái là + DTĐG tích cƣ̣c/ ĐTĐG tích cƣ̣c / TTĐG tích cƣ̣c/ MĐĐG tích cƣ̣c

quán ngữ tình thái “phải cái”:

Phải cái + TTĐG tiêu cƣ̣c/ MĐĐG tiêu cƣ̣c

Đánh giá bằng hình thức khen , tán đồng:

Thế/ Nhƣ thế mới (gọi) là … chứ

Đánh giá bằng hình thức bác bỏ, hạ thấp đối tượng:

(…) + thế (mà) cũng đòi + …

Đánh giá bằng hình thức so sánh:

Tƣ̀ chỉ phẩm chất tích cƣ̣c + (nhƣ) + DTĐG tích cƣ̣c

Đánh giá bằng hình thức so sánh:

Tƣ̀ chỉ thói / phẩm chất tiêu cƣ̣c + (nhƣ) + DTĐG tiêu cƣ̣c

Đánh giá bằng hình thức cảm thán:

Tuyê ̣t/ Tuyê ̣t vời / … / Xiết bao / Hoan hô

Đánh giá bằng hình thức sử dụng quán ngữ tình thái : đời thủa nhà ai , đời thủa nào, ai đời, ai lại:

Đời thủa nhà ai / đời thủa nào / ai đời/ ai la ̣i + MĐĐG

Đánh giá bằng hình thức sử dụng trợ từ “được”:

Động từ + đƣơ ̣c

Đánh giá bằng hình thức tách từ:

A với / với chả / mấy chả B + tƣ̀/ MĐĐG

Đánh giá bằng hình thức sử dụng “gì/ gì mà”:

ĐTĐG + gì/ gì mà + TĐG tiêu cƣ̣c

Đánh giá bằng hình thức láy từ

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, chúng tôi đã tập trung vào trìn h bày và phân tích hình thức của các lối nói đá nh giá trong tiếng Viê ̣t . Chúng tôi phân loại hình thức của các lối nói đánh giá thành hai loại, đó là đánh giá giá tích cực và đánh giá tiêu cực , từ đó đi sâu vào phân tích từng hình thức thuô ̣c hai loa ̣i đánh giá trên. Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ nhất, số lượng công thức đánh giá tích cực và tiêu cực rất phong phú, thêm vào đó nhiều công thức trong số này là âm bản đối xứng qua trục đánh giá.

Thứ hai, số lượng tư liệu còn cho th ấy, đánh giá tiêu cực nhiều hơn và điển hình hơn so với đánh giá tích cực cả về số lượng biểu thức và công thức đánh giá. Xét công thức đánh giá , số công thức đánh giá tiêu cực nhiều hơn đánh giá tích cực 2 công thức. Con số này cho thấ y, hình thức của biểu thức đánh giá tiêu cực phong phú hơn và có tính ổn đi ̣nh hơn so với các biểu thức đánh giá tích cực.

Thứ ba , có hình thức đánh giá thể hiê ̣n tính chất đă ̣c thù và chuyên nghiê ̣p. Đó là những hình thức đánh giá bằng bi ểu thức mang tính ngữ pháp, có sử dụng các quán ngữ tình thái như: được cái, thế (mới) gọi là … chứ, phải cái, ai đời, ai lại, đời thủa nhà ai, thế cũng đòi.

Thứ tư, hành động ngôn ngữ thể hiện đánh giá ti êu cực phong phú hơn hình thức đánh giá tích cực . Cách thể hiện đánh giá tiêu cực có thể là một lời than vãn, chửi bới , mỉa mai ,… trong khi đó , đánh giá tích cực thường xuất hiê ̣n dưới hình thức mô ̣t câu cảm thán hay mô ̣t lời nhâ ̣n xét.

Thứ năm, các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt ph ần lớn là đối xứng nhau qua 2 cực đánh giá tích cực và tiêu cực. Điển hình là hình thức đánh giá tiêu cực “Đồ/ THTĐT (quân, lũ, thằng, con,…) +DTĐG tiêu cực/TTĐG tiêu cực/MĐĐG tiêu cực” đối lập với hình thức đánh giá tích cực “Đấng/ Bâ ̣c + từ/ MĐĐG tích cực ”. Tương tự là hình thức có sử dụng quán ngữ “Phải cái + TTĐG tiêu cực/ MĐĐG tiêu cực” với “Được cái/ Được cái là + DTĐG tích cực/ ĐTĐG tích cực/ TTĐG tích cực/MĐĐG tích cực”; hay “(…) + thế (mà) cũng đòi + …” vớ i “Thế/ Như thế mới (gọi) là … chứ”. Việc chỉ ra các hình thức đối xứng nhau theo hai hướng đánh giá như vâ ̣y đã phần nào cho thấy tính hê ̣ thống trong lối nói khen – chê của người Viê ̣t. Chúng tôi cho rằng, điều này sẽ cung cấp mô ̣t phần lý thuyết hữu ích cho viê ̣c giảng da ̣y tiếng Viê ̣t như mô ̣t ngoa ̣i ngữ , bởi lẽ các lối nói khi đã được mô hình và hê ̣ thống hóa thành các cấu trúc sẽ giúp người ho ̣c dễ nắm bắt và nhâ ̣n biết hơn.

Chƣơng 3

NGƢ̃ NGHĨA CỦA CÁC LỐI NÓI MANG TÍNH ĐÁNH GIÁ TRONG TIẾNG VIỆT

Đánh giá là cách thức dùng ngôn từ để nhận xét về một vật, việc, hiện tượng nào đó nảy sinh trong đời sống. Lời đánh giá có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực. Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào khảo sát các nội dung đánh giá về con người trên tất cả các khía ca ̣nh.

Căn cứ vào các đặc tính cố hữu, không thể thay đổi hay ổn định khó thay đổi và linh hoạt thay đổi tùy thuộc vào cá nhân , chúng tôi phân loại các biểu thức đánh giá thành ba nô ̣i dung như sau . Cách gọi tên này chỉ có tính tương đối và chủ yếu để phân loại.

-Đánh giá đặc trƣng cố hữu, bất biến: Đó là những đặc trưng mang theo con người từ khi sinh ra và không thay đổi trong suốt cuộc đời, được thể hiê ̣n ở ngoa ̣i hình như: khuôn mặt, hình dáng, nước da, thần thái.

-Đánh giá đặc trƣng ổn định khó thay đổi: Đặctrưng này gắn với mỗi

người một cách lâu dài, khó thay đổi như: phẩm chất, trí tuệ, năng lực, hoàn cảnh sống.

-Đánh giá đặc trƣng biến động theo hoàn cảnh: Được thể hiện ở lối

sống, ứng xử của con người . Đặc điểm này được căn cứ dựa trên lối sống , cung cách nói năng, ứng xử của mỗi người với gia đình, cộng đồng. Nó có thể thay đổi linh hoạt tùy theo từng cá nhân, trong từng bối cảnh cụ thể. Đây chính là nô ̣i dung mà mo ̣i người thường hay đánh giá.

Trong thực tế thống kê tư liệu, chúng tôi nhận thấy c ác nội dung đánh giá trên có tần số xuất hiện khác nhau, được thể hiện ở bảng thống kê sau:

STT Nô ̣i dung đánh giá Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ (%)

1 Đánh giá đặc trưng cố hữu, bất biến 75 14,51 2 Đánh giá đặc trưng ổn định khó thay đổi 173 33,46 3 Đánh giá đặc trưng biến động theo hoàn cảnh 269 52,03

Nhìn vào bảng thống kê chúng tôi nhận thấy rằng , đánh giá đă ̣c trưng cố hữu , bất biến và đánh giá đặc trưng ổn định khó thay đổi là những nội dung ít bi ̣ đánh giá hơn với tỷ lê ̣ lần lượt là 14,51% và 33,46%. Ngược la ̣i, đă ̣c trưng biến đô ̣ng theo hoàn cảnh la ̣i là nô ̣i dung được quan tâm đánh giá nhiều nhất, chiếm hơn mô ̣t nửa so với tổng số c ác biểu thức đánh giá . Điều này đã cho thấy, có vẻ như khi đánh giá về người khác, người Viê ̣t Nam ít chú trọng đến những đặc điểm tự thân, tức là những đặc điểm có từ khi sinh ra mà người ta không thể chủ động lựa chọn, hoặc những đặc điểm mang tính ổn đi ̣nh, khó có thể thay đổi, mà thiên về đánh giá đặc điểm mà con người có thể thay đổi linh hoa ̣t trong lối sống, ứng xử hàng ngày. Đây cũng là các đặc điểm do chính cá nhân mỗi người lựa chọn cách ứng xử, phụ thuộc vào mỗi cá nhân.

Trong chương này , chúng tôi sẽ trình bày lần lượt các nội dung đánh giá theo thứ tự các mục . Ở mỗi mục, chúng tôi sẽ đưa ra và phân tích những lối nói đánh giá tích cực (khen) trước, rồi sau đó là đánh giá tiêu cực (chê).

3.1. Đánh giá đặc trƣng cố hữu, bất biến

Khi giao tiếp, hình thức bên ngoài luôn là cái đư ợc mọi người chú ý đầu tiên bởi đó là những điều dễ nhận biết nhất, là điều đầu tiên khi người này tiếp cận với người kia. Mặt khác, người ta có thể đánh giá một con người chỉ thông qua một vài đặc điểm bên ngoài của người đó. Dân gian có câu: Trông

mặt mà bắt hình dong là vì vậy.

Tuy nhiên, ngoại hình luôn được coi là vấn đề nhạy cảm mà người ta không thể không cân nhắc qui tắc lịch sự, bởi đây cũng là nơi dễ gây xúc phạm thể diện, có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ liên nhân. Có lẽ chính vì vậy, những đặc điểm về ngoại hình ít được nói đến hơn trong các vấn đề được đưa ra đánh giá. Thêm nữa, ngoại hình là cái được sinh ra không do ý thức của con người quyết định, do đó mà sự đánh giá ở nô ̣i dung này ít hơn so v ới các bình diện khác. Khi được đưa ra đánh giá thì chúng tôi nhận thấy rằng,

người ta thường khen nhiều hơn chê, và phần lớn thông qua những đặc điểm về ngoại hình để phần nào thấy được đặc điểm về tính cách, bản chất của con người.

Khi đánh giá con người về ngoại hình, người ta thường chú ý đến các đặc điểm về ngoại hình tổng thể (nói chung) của một người nào đó ; khuôn mặt; dáng vóc, thần thái; nước da; đầu tóc.Thông thường, khi chú ý đến chi tiết nào trong hình thức thì người ta sẽ dành nhiều sự đánh giá cho chi tiết đó. Như vậy cũng tức là có thể mỗi cộng đồng sẽ ưu tiên đánh giá chi tiết này hơn là chi tiết kia. Khảo sát sau đây của chúng tôi sẽ thể hiện tính ưu tiên đó.

STT Đánh giá đặc trƣng cố hữu, bất biến

Số lƣơ ̣ng Tỷ lệ (%)

1 Ngoại hình tổng thể 26 34,67

2 Khuôn mă ̣t 20 26,67

3 Dáng vóc, thần thái 20 26,67 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Nước da 8 10,66

5 Đầu tóc 1 1,33

6 Tổng số 75 100

Bảng 5: Bảng thống kê tần số xuất hiê ̣n của các biểu thức đánh giá đặc trưng cố hữu bất biến

Như vâ ̣y, trong đánh giá đă ̣c trưng cố hữu , bất biến, thì ngoa ̣i hình tổng thể hay được nói đến nhất , với 26 biểu thức, chiếm 34,67%. Đó có thể là lời khen “đe ̣p” hoặc cũng có thể là chê “xấu” nói chung . Tiếp đến , ngườ i ta

thường chú ý đến chi ti ết khuôn mă ̣t ; dáng vóc, thần thái với 20 biểu thức, chiếm 26,67%; ít hơn cả là đánh giá về nước da và đầu tóc. Nô ̣i dung đánh giá cụ thể sẽ được chúng tôi phân tích ở phía sau.

3.1.1 Đánh giá tích cực

3.1.1.1.Ngoại hình tổng thể

Khi đánh giá tích cực tổng thể về mô ̣t người nào đó , họ thường ví vẻ đe ̣p của người được nói đến như hoa, tiên, thiên thần, tranh vẽ, hay vớ i mô ̣t

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 49)