Đánh giá bằng hìnhthức so sánh (công thức 1)

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 37)

7. Bố cục luận văn

2.1.1.Đánh giá bằng hìnhthức so sánh (công thức 1)

Tƣ̀ chỉ phẩm chất tích cƣ̣c + (nhƣ) + DTĐG tích cƣ̣c

Các danh từ được sử dụng trong công thức này thường mang ý nghĩa biểu trưng nào đó . Đối tượng được lấy làm chuẩn để so sánh thường là các danh từ. chỉ đặc điểm , phẩm chất tốt đe ̣p, cao quý nhằm nâng cao vi ̣ trí và phẩm chất của đối tượng được đánh giá.

Chẳng ha ̣n như danh từ: “tiên/ thiên thần/ hoa” thườ ng dùng để chỉ con người đe ̣p, “trứng gà bóc” để chỉ người có làn da trắng , “con nai” để chỉ

người hiền lành, dịu dàng, hay “con voi” để so sánh với người khỏe mạnh , to

lớn… Ví du ̣:

-Trờ i ơi, một người con gái đe ̣p như tiên, thông minh và di ̣u dàng thế kia làm sao lại nói đến cái điều tuyê ̣t vọng ấy. (3, 188)

-Chủ quán là chi ̣ Nho , mũi dọc dừa , răng khểnh, mắt sóng sánh và da

trắng như trứng gà bóc. (3, 316)

-Vẫn treo ngườ i trên dây thép , em ngẩng lên nhìn vẻ lo lắng sợ hãi của các bạn với ánh mắt dịu dàng như mắt nai, và mỉm cười rất dễ thương. (18, 42)

-Quân của Triê ̣u Đà đông như kiến, tướ ng của Triê ̣u Đà khỏe như voi. (12, 7)

Đây là l ối đánh giá khá đă ̣c biê ̣t . Cũng giống như biểu thức so sánh mang sắc thái đánh giá tiêu cực , ở đây có thể có mặt hoặc khôn g có mă ̣t tính từ chỉ phẩm chất tích cực (“như tiên”, “như trứng gà bóc” , “như voi” hay

“như con nai”),… ngườ i nghe vẫn có thể hiểu ngay đó là mô ̣t đánh giá tích cực mà không cần sự xuất hiên của từ “đe ̣p”, “trắng”, “khỏe”, “hiền lành, dịu dàng”,…

Tuy nhiên trong mô ̣t số trường hợp , tùy thuộc phạm vi ẩn dụ của từ ngữ, chúng ta vẫn cần đến từ chỉ phẩm chất phía trước bộ phận so sánh để nhâ ̣n biết nó thuô ̣c loa ̣i đánh giá nào như:

-Cháu có biết rằng quâ n Nguyên thằng nà o cũng khỏe như Trương

Phi cả không? (12, 109)

Trong ví du ̣ trên, do Trương Phi có phạm vi ẩn dụ cả về sức khỏe lẫn sự nóng tính, nên biểu thức so sánh “khỏe như Trương Phi” cần sự có mặt của từ chỉ phẩm chất tích cực “khỏe” để tránh hiểu thành “nóng tính như Trương Phi”, là sự đánh giá tiêu cực.

Có thể nói, đánh giá bằng biểu thức so sánh , bên ca ̣nh những biểu thức mang tính chuyên nghiê ̣p , có khả năng dự báo sắc thái đánh giá cho vế sau , thì cũng có biểu thức cần phải căn cứ vào ý nghĩa từ vựng của tính từ đánh giá ở vế trước mới có thể biết được đó là đánh giá tích cực hay tiêu cực.

2.1.2. Đánh giá bằng hình thức tôn cao đối tác (công thức 2)

Đấng/ Bâ ̣c + tƣ̀/ MĐĐG tích cực

Hình thức đánh giá này sử dụng các đại từ tôn trọng danh xưng như

trọng và tôn cao vị thế , uy tín, tài năng cũng như phẩm chất cao đẹp củ a đối tượng được nói đến . Chúng tôi gọi là “tôn cao” đối tác bởi vì khi sử dụng “đấng, bậc” là người đánh giá đặt người được đánh giá ở vị thế cao hơn mình rất nhiều, như ở các ví dụ phía dưới. Chúng đối lập với các đại từ mang sắc thái coi thường, hạ thấp đối tượng như : đồ/ quân/ lũ/ thằng… Nô ̣i dung này chúng tôi sẽ đề cập tới ở mục 2.1.2.1.

Ví dụ:

-Rằng giá o sư vốn là bậc tài lớn chí cao , chỉ vì số mệnh và thời cơ ngang trái nên mới lui về ở ẩn… (7,94)

-Nói tóm lại một câu, trướ c mắt người cổ hủ, hai tiểu thư đã được khen là đủ tư cách để “trả nợ đời” , hay là trước mặt những người văn minh tân tiến, đó là những bậc nữ lưu gương mẫu đang “đá nh dấu cho một thời đại”. (24, 145)

-Anh nó i với giọng tiếc thương rồi bất chợt gõ bát ngâm nga : “Kiều rằng những đấng tài… hoa…” (16, 57)

2.1.3. Đá nh giá bằng hình thức sử dụng quán ngữ tình thái “được

cái”(công thức 3)

Đƣợc cái/ Đƣợc cái là + DTĐG tích cƣ̣c/ ĐTĐG tích cƣ̣c/ TTĐG tích cƣ̣c/ MĐĐG tích cƣ̣c

Như chúng tôi đã đề cập ở chương 1, quán ngữ tình thái có tác dụng làm phương tiện hỗ trợ, tác động vào nội dung mệnh đề, vào ý nghĩa chỉnh thể của câu , đưa vào câu nhữn g kiểu tình thái đánh giá , biểu cảm khác nhau . Quán ngữ tình thái tích cực có đặc điểm là luôn luôn d ự báo hướng đánh giá tích cực dù trong bất kỳ ngữ cảnh cảnh nào của phát ngôn . Nó có tính ổn định cao, là dấu hiệu cho phép người nghe ngay l ập tức biết được đó là quán ng ữ tình thái tích cực, và đó là biểu thức đánh giá tích cực. Mục đích sử dụng các quán ngữ tình thái tích cực là để nhấn mạnh , hỗ trợ và bảo vê ̣ l ập trường của người phát ngôn.

“Được cái/ Được cái là” là quán ngữ biểu thị tình thái tích cực trong tiếng Viê ̣t , được sử du ̣ng trong câu như mô ̣t phương tiê ̣n , mô ̣t công cu ̣ tác đô ̣ng vào nô ̣i dung mê ̣nh đề để biểu thi ̣ đánh giá tích cực.

-Con gá i quê tôi không biết làm duyên làm dáng đâu , thật như đếm đó. Chỉ được cái thương chồng… (2, 76) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chân tay nần nẫn trù ng trục . Nhưng được cái trắng, trắng như cạo ! Và hay cười. (14, 154)

-Ông trung tá nhà tao được cái đứ c ăn, đức ngủ là không ai bằng. Một cân gạo một bữa, tao không nói ngoa. (6, 121)

Trong tư liê ̣u khảo sát được , chúng tôi nhận thấy rằng , quán ngữ “được cái/ được cái là” thườ ng dùng trong khẩu ngữ , các đoạn hội thoại , đứng ở đầu câu, đầu phân câu hay xen giữa chủ ngữ và vi ̣ ngữ. Trong kiểu đánh giá này, theo cách nhìn nhâ ̣n đánh giá của người nói thì nô ̣i dung được đánh giá là điều tốt, có tính tích cực bù lại cho những cái xấu , có tính tiêu cực đã được nói đến ở phía trước.

Ở ví dụ trên, vế đầu tiên của câu, người viết thể hiê ̣n đánh giá chê “con gái quê tôi không biết làm duyên làm dáng” và tiếp đến ở vế sau , tác giả lại thể hiê ̣n sự khen ngợi của mình bằng viê ̣c sử dụng quán ngữ “được cái” đứ ng trước MĐĐG tích cực: “được cái thương chồng”.

Hay ở ví du ̣ tiếp theo , nô ̣i dung được đánh giá tích cực đó là nước da

“trắng, trắng như cạo! Và hay cười” sau khi đưa ra thông tin không mấy tích

cực ở phía trước đó là “chân tay nần nẫn trùng trục”.

Có điều khá đặc biệt là quán ngữ “được cái/ được cái là” thường xuất hiện sau một hoặc một số đánh giá tiêu cực. Vì thế, quán ngữ này xuất hiện như là sự đánh giá tích cực được “chắt lọc” trong nhiều cái tiêu cực của đối tượng. Nhưng cũng chính vì thế mà nó được làm nổi và thu hút chú ý vào thông tin đánh giá tích cực. Chẳng hạn trong ví du ̣ đ ầu của mục này, đối tượng được đánh giá có tới 2 điểm tiêu cực (không biết làm duyên, thật thà

thô vụng), và quán ngữ “được cái” (thương chồng) phía sau đã tạo nên điểm nhấn tích cực cho đối tượng – điểm nhấn mang tính đối chọi với đánh giá tiêu cực phía trước.

2.1.4. Đá nh giá bằng hình thức cảm thán (công thức 4)

Tuyê ̣t/ Tuyê ̣t vời/ … / Xiết bao/ Hoan hô

Vớ i hình thức đánh giá này , mă ̣c dù không xuất hiện các DTĐG tích cực và MĐĐG tích cực nhưng người nói vẫn thể hiê ̣n được thái đô ̣ khen ngợi, thán phục tuyệt đối với đối tượng được nói đến . Các từ biểu thị cảm thán này có thể đứng đầu hoặc cuối câu đánh giá.

-Tuyê ̣t vời! Một phong độ can đảm tuyê ̣t vời! Hôm nay anh đã nổi lên như một người hùng trước đám báo chí rồi. (1, 62))

-Chị ấy dễ dàng biết bao, vui vẻ biết bao. (17, 72)

-Hoan hô một khí phách kiên cường! (1,408)

2.1.5. Đá nh giá bằng hình thức sử dụng trợ từ “được”(công thức 5)

Động từ + đƣơ ̣c

Trong giao tiếp, chúng ta bắt gặp khá nhiều cấu trúc đánh giá ki ểu này như: ăn được, trông được, thấy được, nghe được, học được, … Ngườ i nói thể hiê ̣n thái đô ̣ đồng tình và khen ngợi với nô ̣i dung của đối tượng được nêu ra trước đó.

-Giỏi! Giỏi! Bà này lý luận nghe cũng được đấy. Luận gật gật đầu. Lý đắc chí:

Nghe được quá đi chứ! Này, ông Đông nhà ông cũng thua tôi chứ tưởng. (6, 273)

-Gia đình anh Hưởng là chỗ bạn bè lâu năm, thằng Thưởng là đứa đoàng hoàng, mặt mày sáng sủa, tướng tá dễ coi, nó lại thương Bảo Nhi. Tôi

thấy được. (30, 2)

Về hình thức, cách đánh giá này thường xuất hiện dưới các dạng thức:

Động từ + đƣơ ̣c + đấy/ đấy chƣ́. Ví dụ: nghe được đấy / nghe được đấy chứ.

Động từ + đƣơ ̣c + tƣ̀ chỉ mƣ́c đô ̣ “lắm / quá”. Ví dụ: nghe được lắm,

trông được quá,…

Tuy nhiên, cũng có khi , đô ̣ng từ trong cấu trúc này bi ̣ lược bỏ đi , chỉ xuất hiê ̣n mô ̣t từ “được” trong câu mà vẫn không làm thay đổi, giảm bớt mức

độ đánh giá tích cực. Ví dụ:

-Ông cụ đẩy Thú ra một bước, nhìn anh từ đầu đến chân, rồi phá lên cười: Hà Hà!... Đeo cả Tômxông về à… Anh “lực lượng”… Được! (28, 201)

2.1.6. Đá nh giá bằng hình thức khen, tán đồng (công thức 6) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thế/ Nhƣ thế mới (gọi) là … chứ

Như đã trình bày ở phần trên, hình thức đánh giá bằng biểu thức khen , tán đồng sử dụng quán ngữ tình thái tích cực thế/ như thế mới (gọi) là … chứ

có tác dụng nhấn mạnh đến nội dung mà ngư ời phát ngôn cho là đúng đắn, chuẩn mực, và thể hiện sự ca ngợi với đối tượng được nói đến. Ví dụ:

-Ăn nó i như rứa mới gọi là biết ăn nói chứ! (19, 86) -Thế này mới gọi là người con hiếu thảo chứ.. (31)

Hai biểu thức trên biểu thị sự đánh giá tích cực đối với cách ăn nói và

sự hiếu thảo của người con bằng thái đô ̣ ca ngợi, đồng tình.

Cũng cần nói thêm, cùng với biểu thức “Được cái…” (công thứ c 3),

biểu thức này có tính đánh giá chuyên nghiệp, là biểu thức sinh ra để thực hiện đánh giá, căn cứ vào tính chất đối xứ ng qua hai cực tích cực và tiêu cực . Cụ thể, nằm ở cực dương (đánh giá tích cực) là “Thế mới gọi là…” thì phía cực âm (đánh giá tiêu cực) là “Thế mà cũng đòi…”, tương tự biểu thức tích

cực “Được cái...” đối xứng với tiêu cực “Phải cái…”. Dạng tiêu c ực chú ng

tôi sẽ trình bày ở mục 2.2.6 phía sau.

Thông qua các ví du ̣ đã phân tích , chúng tôi nhận thấy các quán ngữ tình thái tích cực này có đặc điểm : Các quán ngữ tình thái tích cực luôn d ự

báo nghĩa đánh giá tích cực cho phía sau c ủa biểu thức, là điều mà theo đánh giá của chủ ngôn là tốt . Chúng được sử dụng theo nguyên tắc áp đ ặt định hướng đánh giá, tức là các quán ngữ này s ẽ qui định yếu tố khác trong biểu thức phải là đánh giá tích cực , nếu không, biểu thức sẽ tr ở nên vô nghĩa . Chẳng ha ̣n: “Cái lão say ấy được cái tốt bụng” (3, 149), quán ngữ tình thái

tích cực “được cái” đồng nhất vớ i ý nghĩa với mê ̣nh đề cũng thể hiê ̣n ý tích cực là chỉ người đàn ông “tốt bụng”. Nếu mệnh đề đó thể hiện ý đánh giá tiêu cực như “ xấu bụng , lười biếng” (Cái lão say ấy được cái xấu bụng / lười biếng) thì phát ngôn sẽ trở nên vô nghĩa và không có tính chân thực.

Trên đây là 6 hình thức đánh giá tích cự c với tần s ố xuất hiện khác nhau được thể hiê ̣n cu ̣ thể qua bảng thống kê sau:

STT Giá trị Hình thức đánh giá tích cực Tổng số Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Công thức 5 Công thức 6 1 Số lượng 93 38 23 21 11 4 190 2 Giá trị 48,95 20 12,11 11,05 5,79 2,11

Bảng 2: Tỉ lệ tư liệu xuất hiện của 6 hình thức đá nh giá tích cực

Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy mức độ phổ biến tron g sử du ̣ng của các hình thức đánh giá tích cực được x ếp theo thứ tự thấp dần từ 1 đến 6. Để thể hiện thái đô ̣ khen ngợi , ngưỡng mô ̣ với đối t ượng được nói đến, các MĐĐG tích cực được sử du ̣ng khá nhiều , chiếm đến 62,89% (công thức 2 và 3), bên ca ̣nh đó có các hình thức chỉ cần đến các từ cảm thán như

“tuyê ̣t/ tuyê ̣t vời/ xiết bao … hoan hô” hay biểu thứ c khen, tán đồng cũng mang ý nghĩa biểu đạt lời khen rất lớn, bô ̣c lô ̣ thái đô ̣ thán phu ̣c tô ̣t bâ ̣c của người nói đối với đối tượng khen.

So với hình thức đánh giá tích cực, số lượng hình thức đánh giá tiêu cực (ĐG tiêu cực ) nhiều hơn với 8 cấu trúc, bao gồm các yếu tố rất đa da ̣ng, phong phú. Mô ̣t số hình thức trong đó có sự đ ối xứng với những hình thức thuô ̣c hình thức ĐG tích cực , như chúng tôi đã đề cập. Đây là mô ̣t vấn đề thú vị và của tiếng Việt, được tập trung khảo sát trong luận văn và trở thành điểm nhấn so vớ i các nghiên cứu trước đó. Đặc điểm này có thể trở thành ứng du ̣ng quan trọng trong việc giảng da ̣y tiếng Viê ̣t cho người nước ngoài.

2.2.1. Đánh giá bằng hình thức hạ thấp đối tượng (công thức 1)

Đồ/ quân/ lũ/ thằng/ con,… + DTĐG tiêu cƣ̣c/TTĐG tiêu cƣ̣c/MĐĐG tiêu cƣ̣c

Đây là hình thức đối xứng với hình thức ở mu ̣c 2.1.2. Hình thức đánh giá tiêu cực này sử dụng các danh từ chỉ loại : đồ, thằng, quân, thứ, loại, lũ, bọn, hạng,… đứ ng đầu các biểu thức . Tương tự hình thức hạ thấp đối tượng,

chúng tôi cho rằng, khi sử dụng Đồ/quân/lũ... là người nói đặt đối tượng xuống một vị thế thấp. Dựa vào nguồn tư liê ̣u khảo sát được , chúng tôi chia thành ba loại như sau:

* Đồ + DTĐG tiêu cƣ̣c/TTĐG tiêu cƣ̣c/MĐĐG tiêu cƣ̣c

-Đồ mặt dày! Thế mà không biết nhục! Sao nó không chết đi cho người

ta nhe ̣ nợ. (8, 217)

-Đồ khốn nạn! Đồ dòi bọ! Mày định lật tao hả? Tao sẽ đạp nát cái đầu

cho của mày. Đồ đê tiện! (7, 259)

-Một Điếu quay lại nhìn Mê ̣ -lai đang đứng chết điếng , mặt cắt không còn giọt máu.

Đồ con lợn! –Một điếu gầm lên. Hắn bướ c lại giật phắt cái lon cài trên ống tay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

áo Mệ-lai tàn tật, vung roi quất tới tấp lên vai, lên lưng, vừ a quất vừa chửi:

Đồ súc vật nhơ bẩn! Đồ súc vật nhơ bẩn! (18, 448)

Với những câu đánh giá tiêu c ực trùng với hình thức chửi như trên , chúng tôi nhận thấy mức độ biểu thị ý nghĩa chê bai rất lớn . Có lẽ chính vì

vâ ̣y mà nó được sử du ̣ng rất nhiều và thông du ̣ng trong sinh hoa ̣t hàng n gày để biểu thị đánh giá tiêu cực tối đa với đối tượng được nói tới.

*Mày/ thằng/ thằng cha, con/ con mẹ… + tục ngữ/ thành ngữ/châm cách ngôn…

-Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò đầu bướu. (8, 12)

-Cứ những thằng dốt đặc cán nai, bảo gì nghe đấy, tôi rất thích. (3, 313)

*Quân/ Thƣ́ / Loại/ Ngữ/ Lũ/ Bọn/Hạng… + Tƣ̀ ĐG tiêu cƣ̣c/ MĐĐG tiêu cƣ̣c

-Ấy đấy cái quân giá áo túi cơm , đồ thiếu niên vô tư tưởng , vô hy

vọng, quân phàm phu tục tử không biết the ̣n cho giống người, mi đã hỏi

đến chương trình thì ấy đó là cái chương trình hành sự của chúng ta. (26, 97) -Trờ i ơi, trên đời này , sao lại có loại người mất dạy , vô văn hóa như thế chứ! (15, 331)

-Tôi nghĩ: Hạng gái hư hỏng ấy thì mình lấy sao được! (8, 691)

Có thể thấy một đặc điểm nổi bật của cấu trúc này là , những ngữ cố đi ̣nh biểu thị ý nghĩa đánh giá tiêu cực thường là các thành ngữ . Chúng được dùng như là vi ̣ từ trong các cấu trú c đánh giá tiêu cực để làm tăng tính hình tượng trong phát ngôn chê, làm cho lời nói trở nên có ấn tượng hơn rất nhiều so với cách nói thông thường không sử dụng thành ngữ.

Những kiểu nói thường được dùng trong hình thức này như đồ con lợn, đồ con bò, thằng đầu bò đầu bướu,… là hình thức đánh giá tiêu cực gián tiếp

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 37)