Đánh giá bằng hìnhthức khen, tán đồng (công thức 6)

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 42)

7. Bố cục luận văn

2.1.6. Đánh giá bằng hìnhthức khen, tán đồng (công thức 6)

Thế/ Nhƣ thế mới (gọi) là … chứ

Như đã trình bày ở phần trên, hình thức đánh giá bằng biểu thức khen , tán đồng sử dụng quán ngữ tình thái tích cực thế/ như thế mới (gọi) là … chứ

có tác dụng nhấn mạnh đến nội dung mà ngư ời phát ngôn cho là đúng đắn, chuẩn mực, và thể hiện sự ca ngợi với đối tượng được nói đến. Ví dụ:

-Ăn nó i như rứa mới gọi là biết ăn nói chứ! (19, 86) -Thế này mới gọi là người con hiếu thảo chứ.. (31)

Hai biểu thức trên biểu thị sự đánh giá tích cực đối với cách ăn nói và

sự hiếu thảo của người con bằng thái đô ̣ ca ngợi, đồng tình.

Cũng cần nói thêm, cùng với biểu thức “Được cái…” (công thứ c 3),

biểu thức này có tính đánh giá chuyên nghiệp, là biểu thức sinh ra để thực hiện đánh giá, căn cứ vào tính chất đối xứ ng qua hai cực tích cực và tiêu cực . Cụ thể, nằm ở cực dương (đánh giá tích cực) là “Thế mới gọi là…” thì phía cực âm (đánh giá tiêu cực) là “Thế mà cũng đòi…”, tương tự biểu thức tích

cực “Được cái...” đối xứng với tiêu cực “Phải cái…”. Dạng tiêu c ực chú ng

tôi sẽ trình bày ở mục 2.2.6 phía sau.

Thông qua các ví du ̣ đã phân tích , chúng tôi nhận thấy các quán ngữ tình thái tích cực này có đặc điểm : Các quán ngữ tình thái tích cực luôn d ự

báo nghĩa đánh giá tích cực cho phía sau c ủa biểu thức, là điều mà theo đánh giá của chủ ngôn là tốt . Chúng được sử dụng theo nguyên tắc áp đ ặt định hướng đánh giá, tức là các quán ngữ này s ẽ qui định yếu tố khác trong biểu thức phải là đánh giá tích cực , nếu không, biểu thức sẽ tr ở nên vô nghĩa . Chẳng ha ̣n: “Cái lão say ấy được cái tốt bụng” (3, 149), quán ngữ tình thái

tích cực “được cái” đồng nhất vớ i ý nghĩa với mê ̣nh đề cũng thể hiê ̣n ý tích cực là chỉ người đàn ông “tốt bụng”. Nếu mệnh đề đó thể hiện ý đánh giá tiêu cực như “ xấu bụng , lười biếng” (Cái lão say ấy được cái xấu bụng / lười biếng) thì phát ngôn sẽ trở nên vô nghĩa và không có tính chân thực.

Trên đây là 6 hình thức đánh giá tích cự c với tần s ố xuất hiện khác nhau được thể hiê ̣n cu ̣ thể qua bảng thống kê sau:

STT Giá trị Hình thức đánh giá tích cực Tổng số Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Công thức 4 Công thức 5 Công thức 6 1 Số lượng 93 38 23 21 11 4 190 2 Giá trị 48,95 20 12,11 11,05 5,79 2,11

Bảng 2: Tỉ lệ tư liệu xuất hiện của 6 hình thức đá nh giá tích cực

Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy mức độ phổ biến tron g sử du ̣ng của các hình thức đánh giá tích cực được x ếp theo thứ tự thấp dần từ 1 đến 6. Để thể hiện thái đô ̣ khen ngợi , ngưỡng mô ̣ với đối t ượng được nói đến, các MĐĐG tích cực được sử du ̣ng khá nhiều , chiếm đến 62,89% (công thức 2 và 3), bên ca ̣nh đó có các hình thức chỉ cần đến các từ cảm thán như

“tuyê ̣t/ tuyê ̣t vời/ xiết bao … hoan hô” hay biểu thứ c khen, tán đồng cũng mang ý nghĩa biểu đạt lời khen rất lớn, bô ̣c lô ̣ thái đô ̣ thán phu ̣c tô ̣t bâ ̣c của người nói đối với đối tượng khen.

Một phần của tài liệu Đặc trưng của các lối nói mang tính đánh giá trong tiếng Việt (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)