7. Bố cục luận văn
3.3.1. Đánh giá tích cực
3.3.1.1. Lối sống
Trên phương diê ̣n này , nhiều đă ̣c điểm về lối sống cao đe ̣p của con người được ca ngợi , đó là lối sống trong sáng , thanh ba ̣ch; biết nhường nhịn người trên kẻ dưới; vui vẻ, lạc quan; hay trong cách nói năng và ứng xử với gia đình và xã hội.
Khi đánh giá về lối sống trong sáng , thanh ba ̣ch , người nói thường dùng thủ pháp so sánh với hình ảnh viên ngọc quý hay gương để tăng tính
hình tượng và làm nổi bật phẩm chất tâm hồn của con người . Đó là người có lối sống trong sáng , không làm điều ác , làm hại người khác , không bi ̣ những cám dỗ của cuộc sống làm vẩy đục tâm hồn.
-Giữa chốn nhơ nhớp, Đan Thiền trong sạch như viên ngọc quý, trí bà
sáng như vừng nhật nguyệt. (12, 334)
Cùng với lối sống trong sáng , thanh ba ̣ch , nhanh nhe ̣n , nhường nhi ̣n cũng là một đạo lý cao đẹp của Việt Nam . Nhân dân ta có câu “Kính trên nhường dưới”. Bở i vâ ̣y , không chỉ người trong gia đình mà trong quan hê ̣ giữa con người với con người với nhau trong xã hô ̣i , nếu biết nhường nhi ̣n nhau thì cuô ̣c sống sẽ vui vẻ, thuâ ̣n hòa.
-Từ ngày ấy, ngày tư ngày Tết, có khách có bạn, thừa cái gì đổ đi thì đổ con me ̣ Tính không hè nhúng lấy một đầu đũa . Được cái con mẹ nó cũng tốt nhịn thành ra chị em cũng vui vẻ. (4, 141)
Bên cạnh đó, cuộc sống cũng trở nên tốt đẹp hơn với những con người có lối sống vui tươi, lạc quan. Bởi lối sống đó không chỉ tốt cho bản thân mỗi người mà còn làm cho người khác cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với ho ̣ . Điều này tỏ ra phù hợp với quan niệm “dĩ hòa vi quý” – luôn đề cao sự hòa thuận, vui vẻ giữa con người với con người trong xã hội.
-Xuân Tươi là cán bộ của phòng văn hóa huyê ̣n , chỉ nhỉnh hơn Thủ vài tuổi, nhưng đã hưu non từ năm kia , vì nghe đâu năng lực cũng không được dồi dào lắm; cả văn lẫn hóa chỉ ở mức tạm dùng khi bấn người. Nhưng được cái lúc nào cũng hồ hởi lạc quan, cứ vui như tết! (14, 183)
Bên cạnh các lối sống tốt đẹp được đề cập ở trên, một khía cạnh rất quan trọng thường được mọi người quan tâm đánh giá đó là các ứng xử con người đối với sự tác đô ̣ng của người khác trong những tình huống xác đi ̣nh , thể hiê ̣n qua thái đô ̣ , hành vi, cử chỉ giữa những người trong gia đình và xã hô ̣i. Đây là vấn đề thể hiê ̣n được chiều sâu văn hóa trong quan hê ̣ tôn ti giữ a những con người với nhau phản ánh thông qua các lời nói đánh giá.
Trong quan hê ̣ gia đình , ứng xử được thể hiện trong mối quan hệ giữa con cái với cha me ̣, vợ với chồng. Nhân dân ta giáo huấn con cháu về đa ̣o lý
“Kính trên nhường dưới”, hay “Một lòng thờ me ̣ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” tứ c đề cao con người biết kính tro ̣ng , yêu thương, hiếu thảo với cha me ̣, bề trên. Ngược với đa ̣o lý đó sẽ bi ̣ chê trách và đánh giá không tốt. Bởi vậy, hiếu thảo, nghe lời cha me ̣, bề trên là truyền thống đạo lý được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác.
-Thế này mới gọi là người con hiếu thảo chứ. (31)
Trong quan hê ̣ giữa vợ chồng với nhau , thủy chung, sống có nghĩa tình là cách ứng xử được đề cao, đặc biệt là với phụ nữ:
-Con gái quê tôi không biết làm uyên làm dáng đâu, thật như đếm đó. Chỉ được cái thương chồng – anh rút bao thuốc Trường Sơn trong túi ra, chúng tôi mỗi người cầm một điếu… (2,76)
Trong quan hệ người với người ở xã hội tôn ti như xã hội Việt, người ta đề cao nh ững người sống biết trên biết dưới . Bề dưới đã đành phải bày tỏ lễ độ tôn trọng bề trên, nhưng ngược lại, cách ứng xử của người có địa vị cao với người dưới cũng r ất hay được xem xét đánh giá . Đôi khi, dưới áp lực của sự đánh giá này, ngườ i có v ị thế bề trên bắt buộc phải thể hiê ̣n sự quan tâm , tôn tro ̣ng cho dù đây là hành vi không chân thành mà ch ỉ mang tính nghi thức xã giao.
-Bây giờ phải tường trình với Cẩm, cũng là một điều Tự không muốn . Nhưng may, Cầm được cái vẫn giữ được thói quen của mấy anh lãnh đạo: hỏi
thăm cấp dưới mà không thèm nghe nên Tự cũng chỉ cần đáp qua loa. (5, 111)
Có vẻ như sự đánh giá đã dựng lên tiêu chuẩn, thang giá trị tích cực, tiêu cực trong một xã hội mà mọi thành viên trong xã hội đó phải tuân theo, nếu muốn được đánh giá tích cực.
3.3.1.2.Phong cách sống
Theo nguồn tư liệu mà chúng tôi khảo sát, tự tin và nhanh nhẹn là hai đặc điểm về phong sống của con người được đề cập đến.
Phong cách tự tin có thể được thể hiện thông qua lời nói của mỗi người:
- Gã nói bằng những lời chắc như đinh đóng: “Tôi phiên dịch được, tôi lãnh chuyện này cho”. (15, 124)
Chỉ người tự tin về khả năng mình có thể làm được.
Bên cạnh đó, nhanh nhẹn là một đặc điểm luôn được ngợi khen. Ta thường bắt gặp những cách nói so sánh giàu hình ảnh về phong cách sống này như: nhanh như chớp, nhanh như cắt, nhanh như rắn. Chẳng hạn như:
-Nghe tiếng kim hỏa đập vào hạt nổ viê n đạn lép , Nguyễn Trì vụt tính trí lại. Hắn phản ứng nhanh như một ánh chớp. Hắn nhà o tới, tung chân đá vào cổ tay Lượm. (18, 527)
Đối lập với đặc tính nhanh nhẹn là chậm chập. Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập đến ở phần đánh giá tiêu cực.
3.3.1.3.Nói năng
Nói năng được xem như là nghệ thuật trong giao tiếp, bởi vậy mà ông cha ta từ xưa đã có câu “học ăn học nói , học gói học mở”. Do đó , nói năng nhẹ nhàng dễ nghe, có sức thuyết phục là đích mà mọi người luôn hướng tới.
-Cô hà o hứng , hồi hộp, cứ vài hôm lại điê ̣n cho tôi , hỏi xem nên đem cái gì, khí hậu bên đó ra sao . Gọi nhiều đến nỗi tôi phát bực. Được cái may, cô có giọng nói thật dễ thương, không thì tôi đến chết vì stress. (16, 199)
Tuy nhiên không phải vì vậy mà người đàn ông “ăn to nói lớn” lại bị chê bai, mà ngược lại, đó lại là điều cần thiết ở “phái mạnh”, nhất là những người có địa vị trong xã hội:
- Lờ i quát của quan to và gọn như một tiếng sét. (24, 109)
3.3.2. Đá nh giá tiêu cực
3.3.2.1. Lối sống
Những đă ̣c điểm về lối sống mà chúng tôi đã nêu trong phần đánh giá tích cực ở trên được coi là những chuẩn mực tốt đẹp , được đề cao trong xã hô ̣i. Trái ngược với những chuẩn mực ấ y là những cái xấu , đáng bi ̣ chê trách. Trong phần đánh giá tiêu cực được trình bày sau đây , chúng tôi có sự so sánh các đặc điểm về lối sống đã nêu trong đánh giá tích cực.
Theo đó, đối lập với người có lối sống trong sáng, thanh ba ̣ch là người có lối sống không đàng hoàng, vô đạo đức trong xã hô ̣i.
- Tôi không ngờ anh là thằng khốn nạn. Thủ thỉ gì nhà mày… Tao biết mày là thằng lưu manh đểu cáng. (3,482)
Bên ca ̣nh đó , tham lam, keo kiê ̣t, bủn xỉn là đă ̣c điểm đối lâ ̣p với lối sống nhường nhi ̣n cũng đáng bi ̣ chê trách. “Tham như mõ” là cách nói ví von được sử du ̣ng phổ biến trong đời sống hàng ngày để chê những kẻ tham lam . Lối so sánh này bắt nguồn từ đặc điểm của ngườ i làm nghề mõ trong xã h ội phong kiến Việt Nam, đó là to tiếng, tham ăn, ăn bẩn.
Hay nếu như người vui vẻ thường khiến cho người khác thoải mái khi giao tiếp thì ngược la ̣i, người nóng tính la ̣i khiến cho ho ̣ cảm thấy khó chi ̣u.
-Người đàn bà đẩy chồng ra, đập chân đành đạch:
Ơ kìa cái ông này, cán bộ ngoại giao gì mà hổ mang hổ lử a thế. (5, 336)
Cách nói trên xuất phát từ câu thường được sử dụng là nóng tính như lửa, chỉ người có tích cánh nóng nảy, dễ cáu giận.
Cùng với những đă ̣c điểm về lối sống được trình bày tương ứng theo hai hướng là đánh giá tích cực và tiêu cực đã nêu ở trên , khi khảo sát tư liệu về lối sống, chúng tôi còn nhận thấy sự đánh giá tiêu cực dành cho người có lối sống lạc hậu, thiếu thực tế, hoặc bướng bỉnh, ngang ngược.
Với sự đánh giá “Luận nhà cậu tốt , chỉ phải cái không thực tế với
hoàn cảnh xã hội bây giờ” . (6, 76), người ta chê một con người không thức
thời, không bắt kịp thời đại. Có vẻ như đây là một lối sống không đáng bị chê, thậm chí ở khía cạnh khác còn đáng được khen, như người ta vẫn khen lối sống liêm khiết thanh cao, không màng danh lợi…Vì sao như vậy? Theo chúng tôi, người Việt có xu hướng thích ứng nhanh với hoàn cảnh, cốt để tồn tại được trong những điều kiện nghiệt ngã, nói theo thành ngữ “ở bầu thì tròn,
ở ống thì dài” chính là lối sống này. Cho nên cũng không quá khó hiểu khi lối
sống thanh bần giản dị của nhân vật Luận bị coi là không còn phù hợp với thời đại, cho nên nó không được đánh giá tích cực.
Cũng là một kiểu sống không cần hòa nhập với xung quanh, ở một phía khác, người sống bướng bỉnh, ngang ngược cũng bị đem ra đánh giá theo hướng tiêu cực:
-Năm Thọ vốn là một thằng đầu bò đầu bướu. [8,12]
Trong lối sống của cá nhân hay cộng đồng xã hội, cách ứng xử trong gia đình cũng như xã hội rất được quan tâm đánh bởi đây chính là khía cạnh nói lên bản chất con người, và góp phần thể hiện chiều sâu văn hóa của người Việt.
Quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái, chữ hiếu được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy mà một người con không biết nghe lời bề trên sẽ bị coi là bất hiếu và bị xã hội lên án, phê phán. Điều này được thể hiê ̣n rõ qua ví du ̣ sau:
Đó là lần đầu tiên Phúc dám cãi lại me ̣ , và chính cũng là vì lần đầu tiên nên bà mẹ coi ngay anh là quân đại bất hiếu chi tử , chứ xưa nay anh ngoan ngoãn, có thế bao giờ. (26, 61)
Đó là quan hê ̣ cha me ̣ và con cái . Còn quan hê ̣ vợ chồng v ốn đề cao sự thủy chung giàu nghĩa tình. Bởi vậy, thói hƣ hỏng, lẳng lơ, trơ trẽn, không chung thủy luôn bị xã hội chê bai.
-Hai ngườ i vẫn là vợ chồng của nhau , nhưng được tự do thả mình theo mốt sống mới của những con người hiê ̣n đại : một vài tuần, các cặp vợ chồng thân nhau lại đổi vợ chồng cho nhau một vài ngày (!). Hiê ̣n đại gì mà quái
gở thế! Bằng con vật à? (6, 182)
Phê phán lối sống buông thả, trụy lạc trác táng thiếu chung thủy. Bên cạnh đó, trong quan hệ với người ngoài xã hội, cách ứng xử kiêu căng, ngạo mạn, thích đối đầu với người khác mà không biết lượng sức mình thường có ở người trẻ tuổi là điều không tốt và nên tránh:
-Thật khốn nạn cho bọn “ngựa non háu đá”, không biết ngườ i biết ta . (3, 419)
3.3.2.2.Phong cách sống
Các nội dung đánh giá tiêu cực xuất hiện trong mục phong cách sống nhiều và phong phú hơn so với đánh giá tích cực.
Như trên chúng tôi đã đề cập, nếu như nhanh nhẹn được ngợi khen thì châ ̣m cha ̣p la ̣i là phong cách thường bi ̣ chê trách . Để đánh giá mô ̣t người nào đó châ ̣m cha ̣p , người ta thường có sự so sánh tương đồng với đă ̣c điểm của các con vật như sên, rùa. Chẳng hạn như:
Đây là đặc điểm thể hiện tác phong của con người được lặp đi lặp lại trong đời sống hàng ngày và trở thành thói quen. Bên cạnh đó, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy xuất hiện thêm một số đặc điểm khác trong phong cách sống thường bị chê bai, đó là luộm thuộm, bẩn thỉu; không tự tin.
Chê lối sống luô ̣m thuô ̣m, bẩn thỉu người đời thường sử dụng câu thành ngữ “bẩn như ma” (4, 261), còn với những người không tự tin , luống cuống họ cũng dùng cách nói rất giàu hình ảnh “luống cuống như gà mắc tóc” (18, 18). Các hình ảnh được đem ra so sánh như “ma”, “gà” mang những ý nghĩa văn hóa nhất định trong ngôn ngữ. Điều này sẽ được chúng tôi phân tích sâu hơn ở mục 3.4.
3.3.2.3.Nói năng
Trên phương diện đánh giá về cung cách nói năng, trái với người nói năng nhe ̣ nhàng , dễ nghe , người nói to , nói năng lung tung , thô ba ̣o , ít nói hoă ̣c nói quá nhiều la ̣i thường bi ̣ chê bai. Người nói lớn tiếng, mất lịch sự thường bị so sánh với tiếng kêu to của giống vịt đực:
-Gớ m, mồm với chả miê ̣ng gì mà toang toáng như ngỗng đực! (21, 131)
Hay chê người nói năng lung tung, lỗ mãng, cục cằn:
-Ăn với nói… như cái đồ lục súc! (17, 56)
Hoặc chê người nói quá nhiều, hay quá ít, lúc nào cũng lầm lì như hòn cuội, không chịu nói năng gì:
-Trông cá i mặt lão lầm lì như hòn cuội, cũng đoán được tung tích. (19, 30)
Cách đánh giá tích cực và tiêu cực về cung cách nói năng đã nêu ở trên rất phù hợp với lời khuyên bảo của ông cha ta từ xưa đó là “lời nói chẳng mất tiền mua” cho nên phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay “ăn nên đọi,
nói nên lời”. Thông qua các đánh giá trên , chúng tôi nhận thấy , sự tiết chế trong nói năng, với người Việt là điều rất quan tro ̣ng để gây được thiê ̣n cảm
với người nói chuyê ̣n. Nói quá to hay nói quá nhỏ , nói quá nhiều hay nói quá ít đều là điều nên tránh . Theo đó, người ta chỉ nên nói ở mức đô ̣ vừa phải và có chừng mực , kèm theo đó là tính chân thực trong lời nói , bởi điều này sẽ giúp cho con người sống lịch sự, tế nhi ̣ hơn, và có thể vì thế sẽ đa ̣t được thành công trong giao tiếp ứng xử.
Như vâ ̣y , khi đánh giá về đ ặc trưng dễ biến động theo hoàn cảnh thì người ta thường chê nhiều hơn là khen , điều đó được thể hiê ̣n rõ nét ở sự đa dạng của các nội dung đánh giá chê được đề câ ̣p đến.
Trong mu ̣c 3.3 này, chúng tôi đã chỉ ra và phân tích nội dung ngữ nghĩa của các biểu thức đánh giá về lối sống , ứng xử. Đây là nô ̣i dung được quan tâm đánh giá nhiều nhất được thể hiê ̣n trên các khía ca ̣nh c ủa con người như phong cách sống, nói năng, cách ứng xử với gia đình và xã hội . Đặc biệt, nô ̣i dung đánh giá này thường thiên về đánh giá tiêu cực hơn là đánh giá tích cực . Chúng tôi cho rằng , có lẽ do đây là những đặc tí nh có thể thay đổi linh hoa ̣t theo mỗi cá nhân nên những lời nói chê được nói nhiều hơn nhằm giúp cho con người có thể sửa đổi những điểm chưa tốt của mình , để dần hoàn thiện bản thân, đồng thời có những cách ứng xử phù hợp để đa ̣t được thành công khi giao tiếp.
Xét trên phương diện ngữ nghĩa của các lối nói đánh giá , những đă ̣c điểm về chuẩn mực đánh giá khen – chê về con người được thể hiê ̣n trên nhiều mă ̣t . Chúng tôi đã sắp xếp biểu thứ c đánh giá thành ba đ ặc trưng để đánh giá, trong mỗi đặc trưng lại chứa đựng những nội dung cụ thể hơn, đã được chỉ ra và phân tích như đã trình bày ở trên. Theo đó có 19 nô ̣i dung đánh giá tích cực và 26 nô ̣i dung đánh giá tiêu cực đượ c đề câ ̣p . Chúng tôi cũng làm rõ sự chênh lê ̣ch về số lượng các nô ̣i dung đánh giá tích cực và tiêu cực . Cụ thể:
STT Nô ̣i dung đánh giá
Tích cực Tiêu cƣ̣c
Đặc trƣng cố hữu bất biến
1 Ngoại hình tổng thể Ngoại hình tổng thể
2 Khuôn mă ̣t Khuôn mă ̣t
3 Dáng vóc, thần thái Dáng vóc, thần thái
4 Nước da Nước da
Đầu tóc
Đặc trƣng ổn định khó thay đổi
5 Thâ ̣t thà, thẳng thắn Gian dối, lừa lo ̣c