7. Kết cấu luận văn
3.3 Vấn đề Phục cổ Tòng tục trong tác phẩm Gia lễ
Trong lời Tựa sách Gia lễ, Chu tử có đề cập đến việc Lễ nghi thời cổ đại cho đến ngày nay đã không còn phù hợp, và ngƣời quân tử khi hành lễ đã phải châm chƣớc rất nhiều đến sự thay đổi đó “...những chế độ về cung lƣ khí phục, những môn về xuất nhập đứng ngồi, đều đã không còn hợp với đời nữa. Ngƣời quân tử, có khi châm chƣớc đến sự thay đổi cổ kim, mà xây dựng các pháp độ theo thời,...”. Đối với Chu Hy, việc chỉnh sửa lễ nghi, có quan hệ rất lớn tới việc vận dụng nó vào thời đại của ông. Đây không phải là thứ lễ học kinh điển trên sách vở, mà là lễ học thực
86
hành và sống động trong hiện thực. Chu tử chủ trƣơng Lễ dĩ thời vi đại, thực chất có thể coi việc Phục cổ - Tòng tục là việc vận dụng một cách linh hoạt hệ thống cổ lễ vào xã hội đƣơng thời.
Phục cổ:
Phục cổ có nhiều biểu hiện, nó không hẳn là xu hƣớng khôi phục cổ lễ. Thứ nhất, có thể coi đó nhƣ một biểu hiện thái độ đối với thực trạng thiếu hiểu biết về nghi lễ trong xã hội đƣơng thời. Chủ yếu là thông qua việc yêu cầu ngƣời hành lễ chú trọng thực hiện đúng các nghi tiết và quan tâm đến việc đọc nghi tiết trong cỗ lễ. Sở dĩ Chu tử quan chú nhiều đến bộ phận nghi tiết của Lễ là bởi ông nhận thấy sự thiếu hụt trong kiến thức của cả giới học lễ lẫn dân gian về mảng này. Chu tử lên án việc Vƣơng An Thạch bỏ khoa thi Minh kinh, làm giảm vị thế của sách Nghi lễvà nâng tầm sách Lễ ký và khiến cho dân gian mất đi thói quen đọc lễ. Thế tục thay vì trực tiếp nghiên cứu sáchNghi lễ lại chú tâm vào Lễ kývốn là bộ sách bổ trợ cho việc học nghi lễ - chỉ biết bàn về tinh thần mà không nắm đƣợc cụ thể nghi tiết. Đây là một tệ nạn trong việc thực hành lễ. Chính vì vậy, trong sách Gia lễ, nghi tiết đƣợc tác giả liệt kê tuy rằng đã giản lƣợc đi rất nhiều nhƣng vẫn là đặc điểm nổi bật. Ngƣời học lễ có thể quan tâm đến những vấn đề nhƣ: Vì sao lại phải tiến hành 3 lần
gia quan- đội mũ cho ngƣời mới trƣởng thành? Tại sao lại đặt các tiết Giáng thần – Tham thần trong lễ tế với thứ tự trƣớc sau hoặc đảo lộn?... Nhƣng với tinh thần của một cuốn sách lấy nghi tiết làm trọng tâm, tác giả giảm thiểu tối đa những luận bàn về nghi lễ nhƣ vậy. Tuy vậy, thông qua những nghi tiết đó, ta cũng thấy đƣợc cụ thể tác giả đã lƣu giữ và cải biến bộ phận cổ lễ đến đâu trong cuốn sách của mình.
Thứ hai, hiện tƣợng phục cổ cũng có thể là vì theo quan điểm nhận xét của tác giả thì vấn đề tòng tục là không thỏa đáng. Thông thƣờng thì đối với tục lễ, Chu Hy thể hiện một quan điểm khá bao dung. Nhƣ việc đƣa tiết Mộ tế vào thiên Tế lễ, mặc dù đây vốn không phải là một tiết trong cổ lễ, chỉ bởi ngƣời đời khi ấy vẫn theo, cũng không có phƣơng hại gì đến lễ nghĩa, thậm chí có thể bổ trợ thêm, nên tác giả không ngần ngại việc thêm tiết này vào Gia lễ [48]. Tuy nhiên, cũng có những thói
87
tục mà tác giả đặc biệt lên án. Gia lễ tán đồng với Tƣ Mã Ôn công rằng, trong việc tang lễ, không đƣợc làm theo Phật sự: Bất tác Phật sự. Tiểu chú của Gia lễ làm rõ ý này bằng cách trích nguyên vẹn luận điểm của Tƣ Mã công. Sở dĩ có việc này bởi đạo Phật khi ấy đã rất thịnh hành ở Trung Quốc và trở thành một trong những đối trọng của Nho giáo trên lĩnh vực tƣ tƣởng và thu hút đƣợc đông đảo nhân dân mọi tầng lớp tin theo. Bên cạnh đó, những tƣ tƣởng về “thiên đàng”, “địa ngục” trong đạo Phật cũng đi ngƣợc lại với quan niệm về đạo đức tu thân của ngƣời quân tử trong đạo Nho, cũng là truyền thống lễ nghi lâu đời của Trung Quốc. Cùng với đạo Phật, trong xã hội đƣơng thời cũng lƣu hành những thói mê tín dị đoan khác mà hậu quả của nó gây ảnh hƣớng lớn đến lễ nghĩa đạo đức trong dân gian. Trong việc chọn đất để tiến hành chôn cất cho cha mẹ, hẳn là khi ấy thói đời thƣờng hay lƣu cữu ở lâu trong nhà, đợi chọn đƣợc đất tốt, đất phát mới chôn cất. Tuy nhiên trong Lễ, đối với ngƣời hiếu tử, việc chọn đất không phải là quan hệ đến họa phúc của bản thân, mà đó là sự trăn trở đối với nơi yên nghỉ của cha mẹ mình, nên trong tiểu chú của
Gia lễ trích lời của Tƣ Mã công rằng: “thế tục ngày nay tin theo lời thày bói, chẳng những chọn năm, tháng, ngày, giờ, lại còn chọn hình thế nước non, cho rằng việc con cháu sau ngày giàu khó, quý tiện, hiền ngu, thọ yểu, thảy đều hệ lụy vào đây....vậy giả sử như việc chôn cất, bảo quản thi thể cha mẹ có ảnh hưởng đến họa phúc của con người thật, thì những đứa con đứa cháu ấy há lại nỡ để thể xác mẹ cha thịt rữa phơi sương mà tự mình cầu được lợi lộc nào ư?”Trong Tang lễ, khi bàn về việc hỏa thiêu cha mẹ thay cho chôn cất, Gia lễ cho rằng thói tục thƣờng hay lƣu theo những thứ man di, khiến cho lễ nghi bị thay đổi đến mức không thể chấp nhận đƣợc. Tiểu chú trích lời Tƣ Mã Quang rằng:“Người đời cũng có kẻ đi làm quan mất ở phương xa, con cháu đem hóa cữu cha, thu lại tro xương đem về quy táng... Việc này, ban đầu xuất phát cũng bởi cái tục của bọn Khương, Hồ xâm nhiễm vào Trung Hoa, cứ làm như vậy dần dần, riết rồi tập thành thói thường, người đời cũng điềm nhiên, chẳng coi là việc lạ, thế há chẳng đau sót sao?” Đối với việc đƣơng thời khi lập bàn thờ lúc ngƣời mới mất, thƣờng hay vẽ hình đặt ra phía sau hồn bạch, Gia lễ đồng ý với Tƣ Mã Quang, cho rằng tiết này chƣa thật sự hợp lễ, chỉ có thể áp dụng với ngƣời là nam giới, còn với phụ nữ lại e là việc phi lễ: “Người xưa đẽo gỗ để làm trùng, chủ ý để thần vào, nay cũng có cách như thế, nhưng nhà các kẻ sĩ cùng dân thường chưa được biết đến, cho nên mới dùng bó lụa
88
để gửi gắm thần khí, gọi là Hồn bạch, cũng là cái di ý của cổ lễ thôi. Thế tục đều vẽ hình, đặt ở phía sau hồn bạch. Là đấng nam tử lúc sinh thời có vẽ ảnh lại, dùng cái ảnh ấy, thì thôi không nói, nhưng đến như bậc phụ nhân, lúc sinh thời giấu mình nơi khuê các, có ra ngoài cũng phải đi xe buông màn cẩn trọng, che khuất mặt mình đi, thì đến lúc chết rồi, há có thể để cho người thợ vẽ vào tận trong thâm thất, mở lụa che mặt, chấp bút tỷ mỉ mà họa lại hình tướng, vẽ nên dung mạo, thế thời khác nào phi lễ. Vả lại thế tục còn dùng những đồ quan mạo, y phục, giày dép trang sức cho thây như người còn sống, thế thì quá là quê kệch, chớ có theo đấy!”Việc thiết lập tam cương, ngũ thường là một đặc điểm của Nho học thời Tống, trong đó, lễ nghi giành cho giới nữ tạo thành một khung hình chặt chẽ và trói buộc. Trong Tư Mã thị cư gia tạp nghi đƣợc trích dẫn vào Gia lễ có quy định chặt chẽ về phận vị của ngƣời phụ nữ, theo đó, việc họ ra khỏi chốn khuê phòng đã là một điều chẳng đặng, huống nữa là việc lộ diện cho ngƣời lạ thấy dung nhan thì càng tuyệt đối không thể. Cho nên
Gia lễ theo đó cũng bác bỏ việc thói tục làm ảnh thờ cho ngƣời quá cố.
Tòng tục:
Tòng tục cũng có nhiều nguyên nhân. Việc áp dụng một hệ thống cổ lễ vốn rất đồ sộ đối với xã hội đƣơng thời bản thân nó đã là điều bất cập. Những bất cập đó có thể đến từ nguyên nhân về đối tƣợng thực hành,... nhƣ đã phân tích ở trên, nhƣng cũng có thể do chính bản thân cổ lễ không còn đƣợc bảo lƣu cho đến đƣơng thời nữa. Có những nghi tiết đã trở nên mờ mịt, không còn đủ cứ liệu để kiểm chứng, đặt ra yêu cầu cần phải bổ sung hoặc thay đổi. Đây là một thực trạng đã đƣợc Chu tử đề cập nhiều khi thực hiện chấn chỉnh hệ thống lễ nghi. Trong Quan lễ, đối với cổ lễ, sẽ có tiết bốc phệ để chọn ngày làm lễ gia quan, đồng thời cũng làm tiết ấy để chọn vị tân khách đến dự lễ, nhƣng Gia lễ thấy rằng việc này không thể thực hiện trong đƣơng thời đƣợc nữa, nên đã thay đổi thành: Trước đó ba ngày, chủ nhân kính cáo ở Từ đường. Trong cổ lễ thì bói phệ để chọn ngày, nay thì không làm thế được nữa, nhưng cứ trong tháng Giêng chọn lấy một ngày là được. ...Giới tân (Mời khách). Cổ lễ bốc phệ để chọn tân khách, nay không làm thế được, nhưng có thể chọn trong số những người bằng hữu một bậc hiền giả mà hữu lễ là được. Ở thiên Tế lễ, việc bói phệ đƣợc thay bằng việc tung miếng giao để định ngày, trong lễ Thời tế: Chủ nhân tấn hốt39, châm hương hơ miếng giao, chọn lấy ngày
39
89
trong tuần đầu tiên, cáo là: “Mỗ tôi xin hỏi về việc làm lễ tế mùa này vào ngày mỗ tháng tới, cũng là để yên lòng tổ tiên, ngõ hầu hưởng cho!” Rồi ném miếng giao lên trên cái mâm, nếu được một sấp một ngửa là điềm lành. Việc trên là do nghi tiết bói phệ đến nay không thể thực hiện đƣợc nữa nên tác giả cải đổi, tuy nhiên, cũng có những thay đổi do phong tục tập quán của xã hội thay đổi. Nhƣ khi làm lễ quàn Thấn, nghi tiết trong chính văn sách
Gia lễ đƣa ra là: Đưa quan vào trong gian nhà chính để lùi sang mé tây. Tiết này vốn trong cổ lễ không nhƣ vậy, tiểu chú của nghi tiết nêu rõ theo ý giải thích của tác giả sách
Thư nghinhƣ sau: Tư Mã công nói: “Người thời Chu làm lễ Thấn ở trên thềm thềm tây, nhưng nay nhà cửa xây cũng khác đi, có khi bị nhỏ hẹp, cho nên cứ làm lễ ấy ở trong nhà chính nhưng chếch lui về mé tây là được...”Nhƣ vậy là Gia lễ đã học theo Thư nghi, cho rằng cùng với sự thay đổi của phƣơng thức sống đƣơng thời, cách thiết lập kiến trúc nhà cửa cũng khác biệt so với ngày xƣa, nên ngƣời làm lễ cũng theo đó mà có những cải biến thích đáng. Nếu nhƣ cứ cứng nhắc mà áp dụng thì e rằng ngƣời đƣơng thời không thể theo cho chuẩn lễ đƣợc. Cùng với sự thay đổi về cách thiết lập kiến trúc nhƣ trên, trang phục của đƣơng thời cũng biến thiên đi rất nhiều. Vì vậy, nếu đọc trong cổ lễ, khi nhắc đến lễ Gia quan, dùng ba lần đội mũ với ba loại mũ bao gồm:
Tri bố, Bì biền, Tước biền, đại diện cho việc ngƣời trƣởng thành bắt đầu có trách nhiệm với bản thân và xã hội, thì trong Gia lễ không quy định ba loại mũ này. Thay vào đó, Gia lễ đổi thành đội Cân, Mạo, Bộc đầu, là trang phục hiện hành lúc bấy giờ.
Tòng tục có một biểu hiện nữa là việc thêm vào các nghi tục đƣơng thời hoặc bớt đi những cổ tục không cần thiết. Khi lƣợc bớt các lễ trong Hôn lễ, tác giả chú rằng: Cổ lễ có lễ Vấn danh, Nạp cát, ngày nay thì không thể làm hết các lễ ấy, chỉ dùng các lễ Nạp thái, Nạp tệ, để cho giản tiện.Khi thực hiện lễ Miếu kiến, đƣa cô dâu mới về nhà chồng vào yết kiến trong từ đƣờng, Chu tử có sự thay đổi về lễ số lớn: Đến ngày thứ ba, chủ nhân đưa con dâu mới vào từ đường yết kiến. Thời xưa sau ba tháng mới làm lễ kiến miếu, ngày nay cho rằng như vậy quá lâu, đổi thành ba ngày. Cũng có khi là sự thêm thắt vào cho hợp với thế tục nhƣ lễ Mộ tế đã nêu ở trên. Tuy nhiên sự thêm bớt này cũng có trƣờng hợp không hẳn là do lễ tục, hoặc dùng để cho hợp với thời nghi. Trong Quan lễ, sau
90
khi ngƣời đƣợc gia quan hoàn thành các nghi lễ liên quan, đƣợc đặt tên tự và đi yết kiến các vị trƣởng bối trong gia tộc, còn có thêm tiết: Chủ nhân đưa Quan giả đi yết kiến
ở Từ đường. Nghi tiết này có thể coi nhƣ là một biểu hiện của việc củng cố mô hình
Tông pháp chế mà cuốn sách đang hƣớng đến.
Tòng tục và Phục cổ đôi khi phải dung hòa với nhau. Tức là Tòng tục không chỉ có nghĩa là thêm hoặc bớt, lƣợc bỏ hoặc cải biến, nó còn là sự quyền hành, cân đối giữa cổ và kim, giữa lễ và pháp. Có khi thói tục của ngƣời dân lƣu hành những nghi tiết bất hợp lý, khiến cho cổ lễ bị mai một. Khi quyết định độ tuổi ra quan cho con trai, Chu Hy theo quy định trong Thư nghi: Con trai tuổi từ mười lăm đến hai mươi đều có thể làm lễ gia quan được. Tiểu chú làm rõ thêm ý này: Tư Mã công nói rằng:“Thời xưa, được hai mươi tuổi thì gia quan,...Gần đây, nhân tình khinh bạc, chớm hơn 10 tuổi cho kết trái đào, ấy là quá bé... Việc ấy nay tuy chưa thể thay đổi ngay được, nhưng cứ phải từ mười lăm tuổi trở lên, đợi cho đứa trẻ có thể đọc thông Hiếu kinh, Luận ngữ, căn bản biết qua lễ nghĩa là có thể làm lễ gia quan cho nó, như thế cũng còn được.”Nếu lƣu theo thói tục mà cho trẻ gia quan quá sớm, khi chúng còn non dại và chƣa hiểu biết về lễ nghĩa, thì đây vừa là hành động trái với cổ lễ, lại vừa trái với mô hình giáo dục cũng nhƣ quy luật phát triển của đứa bé. Việc cân nhắc và chọn ra một độ tuổi nhất định phù hợp vừa có thể bảo lƣu lễ tiết lẫn lễ ý, lại phù hợp với hiện trạng xã hội đƣơng thời. Cũng có khi thực hiện cổ lễ phải cân nhắc đến pháp luật hiện hành. Nhƣ khi thực hành Hôn lễ, trong quy định về độ tuổi kết hôn, Chu tử áp dụng: Nam tử tuổi từ mười sáu đến ba mươi, nữ tử tuổi từ mười bốn đến hai mươi. Tiểu chú làm rõ thêm ý này: Tư Mã công nói: “Xưa, con trai ba mươi tuổi thì lấy vợ, con gái hai mươi tuổi mới gả chồng. Nay theo luật pháp quy định, con trai từ mười lăm, con gái từ mười ba trở lên đều có thể nghe chuyện hôn sự rồi. Nay làm thuyết này, là để tham vào cái đạo cổ kim, đắn đo giữa lễ nghi và luật lệnh, thuận theo cái lý của trời đất, hợp hòa với cái đáng nên trong nhân tình vậy.”
Nhƣ đã đề cập đến trong những dẫn luận ở chƣơng 1, vào đƣơng thời xung quanh thời điểm ra đời của sách Gia lễ, cục diện về Lễ học tƣơng đối phức tạp. Cổ lễ là bộ phận mang tính chất kinh điển, nhƣng nếu áp dụng cho thực tế hành lễ lúc bây giờ thì quá đồ sộ, phồn thịnh, nhƣng lại không thể bao quát đƣợc hết thành phần đối tƣợng. Bên cạnh đó, việc thu nhặt, tích lũy thậm chí sáng tạo của cả tầng lớp
91
dân chúng lẫn các lễ học gia đối với lễ tục khiến cho trầm tích về lễ ngày càng dày lên. Điều này khiến cho bộ phận lễ nghi ngày càng trở nên phức tạp và khó vận dụng. Việc Thư nghi ra đời, và một cuốn sách thích hợp hơn nữa chính là Gia lễ
xuất thế đã gần nhƣ ngay lập tức đƣợc tiếp nhận và phổ biến rộng rãi. Gia lễthâu tóm khá nhiều thành tựu của Thư nghi, đặc biệt chú ý đến nghi tiết, và cũng có những cân nhắc trong việc thực hành cổ lễ và châm trƣớc lễ tục trong dân gian. Điều này cũng tạo nên một trong những đặc điểm lễ học của tác phẩm này.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Sau giới thiệu cơ bản về nội dung sách Gia lễ, ở chƣơng này, luận văn hƣớng đến mục tiêu tìm hiểu những quan điểm lễ học đƣợc biểu hiện trong tác phẩm. Thông qua đó, chúng tôi muốn làm rõ thêm giá trị, đặc biệt là giá trị mang tính thời sự của cuốn sách khiến cho cuốn sách trở thành một tác phẩm mang vị thế lớn lao