Tông pháp chế trong Gia lễcủa Chu Hy

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 77)

7. Kết cấu luận văn

3.2 Tông pháp chế trong Gia lễcủa Chu Hy

Tông pháp hay con gọi là Tông tử chi pháp là chế độ duy trì tổ chức gia tộc dựa trên sự thống lĩnh của vị Tông tử. Tông tử chi pháp kế thừa chế độ biện biệt hai dòng đích – thứ rất nghiêm khắc của Chu lễ. Trong đó, đối với quyền lực gia tộc, ngƣời con đích trƣởng tử theo dòng phụ hệ là ngƣời có địa vị và quyền lực cao nhất, có nhiệm vụ kế nối, dẫn dắt và phát triển dòng tộc. Đích trƣởng tử là con trƣởng của ngƣời vợ chính phối, những ngƣời con còn lại đều đƣợc xác định là thứ tử. Từ việc xác lập vị đích trƣởng tử này, các quan hệ tôn ty trong Tông tộc cũng đƣợc định vị. Mọi thành viên trong gia tộc đều thống thuộc dƣới sự chi phối, giám sát của ngƣời tông tử. Sự quy tòng đƣợc xây dựng trên quan hệ huyết thống khiến cho việc tuân thủ tuyệt đối việc quản lý của Tông tử đối với những thành viên trong gia tộc ấy trở

76

nên tự nhiên. Trong xã hội có giai cấp của Trung Quốc, sự hình thành và củng cố mô hình gia tộc với trật tự thuận thuộc tự nhiên không cƣỡng chế là một trong những phƣơng thức đặc thù cho việc duy trì trật tự xã hội. Và ngƣợc lại, một gia tộc đƣợc duy trì với kết cấu chặt chẽ cả về mặt huyết thống và kinh tế, thì thông qua sinh hoạt trong gia tộc của mình, những thành viên trong gia tộc có liên đới với nhau không chỉ đơn thuần là huyết duyên mà còn là những lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội,...

Hoàng Thụy Tiết đời Nguyên khi biên tập sách Chu tử thành thư đã chỉ ra rằng:

家禮以宗法為主.所謂非嫡長子不敢祭其父,皆是意也.至于冠昏喪祭,莫不以宗

法行其間云Gia lễ dĩ Tông pháp vi chủ. Sở vị phi đích trưởng tử bất cảm tế kì phụ,

giai thị ý dã. Chí vu Quan, Hôn, Tang, tế, mạc bất dĩ Tông pháp hành kì gian vân

Gia lễ lấy nền tảng là Tông pháp. Việc nếu nhƣ không phải là con Đích trƣởng tử thì không dám tế cha chính là theo ý này. Tất thảy các lễ Quan, Hôn, Tang, Tế, không một lễ nào là không áp dụng Tông pháp chế cả” [43]. Nhận định này đánh dấu quan điểm Lễ học quan trọng nhất trong tác phẩm Gia lễ của Chu tử.

3.2.1 Tông tử - Ngƣời nắm giữ việc kết nối với tổ tiên

Nhƣđã phân tích ở trên về vị trí quan trọng của Từ đƣờng cũng nhƣ việc thờ cúng tổ tiên, thì việc ngƣời Tông tử nắm vai trò chủ chốt, là ngƣời có quyền hành duy nhất đối với công việc thờ phụng tổ tiên này đã thể hiện rõ quyền uy cao nhất của họ trong gia tộc. Từ đƣờnglà không gian sinh hoạt tâm linh chung của toàn thể gia tộc, là nơi thể hiện tôn ty trật tự, cũng là địa điểm tâm linh đặc thù của gia tộc. Cũng vì vậy, nó là tài sản chung của tất cả những thành viên trong gia tộc. Mọi thành viên khi đƣợc xem là có địa vị nhƣ một ngƣời trƣởng thành, có đủ khả năng tham gia vào các hoạt động của gia tộc, đều có một vị trí nhất định trong sinh hoạt lễ nghi tại Từ đƣờng. Tuy vậy, Từ đƣờng lại nằm dƣới sự giám sát của ngƣời chủ gia tộc, ở đây chính là ngƣời Tông tử: Phàm là nhà có đặt Từ đường chính là nhà để người Tông tử truyền đời coi giữ, không được cho chia chác (Thông lễ - Từ đường) Cùng với việc

77

thiết lập Từ đƣờng, là việc đặt ruộng tế: Lúc mới dựng Từ đường thì kê các phần ruộng ra, mỗi một trang thờ lấy một phần hai mươi làm ruộng tế, thân hết thì lấy đó làm ruộng mộ, về sau phàm là vị được thờ chính hay thờ phụ cũng đều phỏng theo đây, Tông tử đứng ra làm chủ phần này, để dùng cấp dụng cho việc tế tự. Xét về khía cạnh sở hữu thì ngƣời Tông tử là ngƣời có đặc quyền nắm giữ khối gia sản chung của toàn thể gia tộc. Tuy nhiên đây không phải là đặc quyền về kinh tế, bởi những sản phẩm thu đƣợc đều phục vụ cho việc tế tự trong gia tộc. Sở dĩ có sự nắm giữ về mặt cơ sở vật chất nhƣ vậy, phải xét đến quyền hành thực thi của ngƣời Tông tử.

Thứ nhất, ngƣời Tông tử có trách nhiệm phải yết cáo toàn bộ hoạt động của bản thân lên với Tổ tiên “Có việc gì tất phải cáo lên với tổ tiên”. Trong gia tộc, đối với con cái thì trên có cha mẹ, đối với các em thì trên có anh chị, đối với vợ thì trên có chồng, kể cả với những bậc tôn trƣởng nhất trong gia tộc thì trên họ vẫn còn có vị Tông tử là ngƣời coi xét các hoạt động của mình. Đối với Tông tử, ngƣời có địa vị cao nhất có quyền hành với mọi thành viên khác, cũng không có nghĩa là mọi hành động của bản thân đều đƣợc tự mình phán quyết. Trên vị Tông tử còn có liệt vị tổ tiên các đời của dòng họ, đây là lực lƣợng chi phối quyết định của ngƣời Tông tử. Ngƣời Đích tử hoặc Đích tôn,... chỉ có thể trở thành Tông tử khi trên họ không còn cụ, ông hay cha là ngƣời gánh vác trách nhiệm này. Vì thế, Từ đƣờng cũng giống nhƣ nơi cha mẹ, ông bà họ ở khi còn sống, và ngƣời Tông tử là chủ gia tộc cũng có trách nhiệm thăm nom sớm tối (nhƣ con cái làm lễ thăm hỏi cha mẹ) với tổ tiên trong Từ đƣờng nhƣ vậy: “Chủ nhân sáng sớm vào trong cửa Đại môn yết bái, chủ nhân, chỉ Tông tử, làm chủ việc tế tự ở trong Từ đường này.” Cũng nhƣ vậy đối với các hoạt đồng khác: “Chuẩn bị đi đâu, hoặc đi đâu về đều phải có lời cáo với các vị tổ tiên. ” Tuy sức mạnh tâm linh này là thứ vô hình nhƣng lại có khả năng xiết chặt các hoạt động của gia tộc nói chung và của ngƣời Tông tử nói riêng một cách hữu hình. Một ngƣời đích tử hiếu tử là một ngƣời luôn suy tƣ đến nguyện vọng và ý chí của tổ tiên, từ đó có thể hợp nhất với ý chí và nguyện vọng của toàn gia tộc, và đƣa gia tộc phát triển theo đúng hƣớng.

78

Thứ hai, Tông tử cũng là ngƣời duy nhất đƣợc quyền thay mặt cho những thành viên khác trong gia tộc để báo cáo công việc của họ. Bản thân chính những thành viên ấy trong gia tộc, vì không phải là Tông tử, nên cũng không đƣợc thực thi việc cáo yết trực tiếp nơi Từ đƣờng. Việc báo yết các hoạt động của bản thân lên Tông tử, và thông qua vị này báo yết lên liệt vị tổ tông chính là sự coi trọng vị trí cao nhất và ý chí đồng nhất của Tông tử và Tổ tiên mình. Những việc nằm trong phạm vi Gia tộc xoay quanh các lễ về Quan, Hôn, Tang và Tế tự. Đặc biệt là trong hai lễ Quan, Hôn, là những lễ nghi mang tính cá nhân cao, việc báo yết và thông qua vị Tông tử là nghi thức quan trọng. Điều này có thể là đánh dấu thời điểm bắt đầu của công việc bằng sự chấp thuận của Tông tử thông qua việc kính cáo lên tổ tiên. Trong thiên Quan lễ, trƣớc khi gia quan cho đứa trẻ: Trước đó ba ngày, chủ nhân nh cáo ở Từ đường. ... Chủ nhân là chỉ ông Tổ phụ (ông nội) của người được gia quan, là Tông tử kế tự ông Cao tông (cụ nội). Nếu không phải là Tông tử thì tất Tông tử kế tự ông Cao tông đứng ra làm chủ nhân, có việc thì sai người kế Tông tử.Hay nhƣ lễ Nạp thái, là lễ đầu tiên của

Hôn lễ đƣợc thiết chế trong Gia lễ, trƣớc khi đƣa thƣ và dâng lễ đến nhà gái, việc đầu tiên là phải thông qua thƣ ấy với Tông tử, đƣợc vị này chấp thuận và kính cáo lên Từ đƣờng: Chủ nhân soạn thư cho đầy đủ, chủ nhân tức là người chủ hôn. Thư dùng giấy hoa tiên mà viết, làm như lễ lạt của thế tục. Nếu như là con của người trong họ, thì cha người ấy soạn thư dâng lên Tông tử. Sáng dậy từ sớm, dâng thư cáo lên Từ đường, cũng như nghi lễ của người cáo việc gia quan... Nếu như là Tông tử tự mình kết hôn thì cũng tự mình kính cáo lên. Việc xong xuôi về cũng dâng thƣ phúc đáp của nhà gái cáo lên Từ đƣờng. Trong lễ Thân nghênh cũng nhƣ vậy, trƣớc khi đi đón cô dâu về: Chủ nhân kính cáo ở Từ đường ...Nếu như là Tông tử tự thành hôn thì tự mình cáo lên. Nếu là nhà gái cũng diễn ra những hoạt động bái yết Từ đƣờng tƣơng tự thông qua vị chủ nhân, ở đây là chủ hôn và cũng là ngƣời Tông tử. Nếu nhƣ ngƣời con gái đƣợc gả không phải là con của vị Tông tử, thì vị Tông tử có trách nhiệm đến Từ đƣờng bái cáo việc cƣới hỏi của cô gái ấy: Nếu như không phải là con gái của Tông tử thì Tông tử sẽ đến cáo ở Từ đường, còn cha mẹ sẽ làm lễ Tiếu ở nhà riêng đúng theo nghi tiết. Bên cạnh đó, việc yết cáo với Từ đƣờng cũng là biểu hiện hoàn tất các công việc, dâng báo kết quả hoặc ra mắt những thành viên mới trong gia tộc. Trong Quan lễ, sau khi đƣợc đặt tên tự, tức là hoàn thành nghi lễ

79

gia quan, ngƣời đƣợc gia quan sẽ theo vị chủ nhân nhà mình vào yết bái ở Từ đƣờng:

Chủ nhân đưa quan giả đến yết kiến ở Từ đường... Nếu như quan giả ở nhà riêng của mình mà có từ đường thờ các vị từ ông Tằng tổ, ông Tổ trở xuống thì phải nhờ vị Tông tử đưa vào diện kiến. Nếu mình là tông dòng kế tự từ ông Tằng tổ trở xuống thì tự mình vào yết kiến.Việc yết bái này chính là sự ra mắt của một thành viên vừa trƣởng thành và có vị trí hoạt động trong sinh hoạt gia tộc ở Từ đƣờng, đƣơng nhiên vẫn phải tiến hành dƣới sự dẫn dắt của vị Tông tử. Việc này cũng đƣợc diễn ra tƣơng tự với việc Chủ nhân trong gia tộc sẽ đƣa con dâu mới vào bái yết Từ đƣờng, ra mắt liệt vị tổ tiên. Chỉ khi cô dâu đƣợc làm lễ này, mới chính thức trở thành thành viên trong Gia tộc, dƣới sự chấp thuận của Tông tử và Tổ tiên ở Từ đƣờng. Cũng nhƣ vậy, nhƣng đối với hai lễ Tang và Tế, ngƣời Tông tử đóng vai trò trực tiếp hơn. Tang lễ hay Tế lễ đều là những hoạt động mang tính tập thể cao, là nghi thức đòi hỏi sự tham gia của toàn thể gia tộc, với vị trí là ngƣời đứng đầu, Tông tử đƣơng nhiên là ngƣời kết nối chủ đạo trong các hoạt động liên quan đến Từ đƣờng.

Với đặc quyển liên kết nhƣ trên, vai trò của Tông tử không đơn thuần là ngƣời thông tin các hoạt động trong gia tộc đến với tổ tiên, mà còn là ngƣời đóng vai trò quyết định việc tiến hành hay không tiến hành các hoạt động đó.

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 77)