7. Kết cấu luận văn
3.2.2 Tông tử cóvị tríchi phối trong các hoạt động lễ nghi của gia tộc
Trong trích dẫn ở Thông lễ về những quy tắc hoạt động trong gia tộc của Tƣ Mã Quang, có nói về vai trò của ngƣời Gia trƣởng nhƣ sau:
Phàm là bậc gia trưởng, ắt phải cần trọng trong việc giữ gìn lễ pháp, lấy đó mà dẫn ngự lũ con em cho đến những người khác trong nhà. Phân chia ra các chức trách:Là nói việc phân người cai quản các loại như kho thóc, đụn, chuồng ngựa, kho khí dụng, nhà bếp, phòng ở, ruộng vườn. Giao công việc cho họ: gồm có các công việc thường ngày sớm tối đều phải làm cho đến những việc đột xuất phát sinh, và coi sóc công việc có được hoàn thành hay không. Kiến thiết những việc tạo ra của cải để tiêu dùng; Lường tính khoản thu vào để lấy cơ sở cho khoản xuất ra; Cân nhắc những việc nên chăng cho xứng với hoàn cảnh của gia tộc mà quyết định nên cấp phát sử dụng hay không.
80
Phàm là đám ty ấu trong nhà, bất kể việc lớn nhỏ gì cũng không được chuyên quyền tự ý làm, mọi việc đều phải bẩm bàn với bậc Gia trưởng.
Phàm là con trai, con dâu trong nhà, không được giữ riêng tài sản, mọi bổng lộc cho đến nhà cửa, ruộng vườn thảy đều đưa về cho cha mẹ mình, cha mẹ chồng. Nếu có gì cần dùng đến tiền thì hỏi xin từ cha mẹ để chi tiêu. Không dám cho vay riêng, cho mượn riêng
Tƣ Mã côngđề cao vị thế của bậc Gia trƣởng trong chủ nghĩa Đại gia tộc, Gia lễcụ thể hóa ngƣời Gia trƣởng ấy chính là ngƣời Tông tử, và thu nhặt những quan điểm của Thư nghi. Trên đây chỉ là những quy định trong việc quản lý, phân công lao động và phân bố lợi tức, bên cạnh đó, nếu xét trong các nghi tiết mang tính tinh thần của gia lễ thì vị trí chi phối hoạt động gia tộc của vị Tông tử gần nhƣ là tuyệt đối. Ngƣời giữ vai trò là chủ nhân trong hầu hết các lễ nghi diễn ra trong gia tộc chính là vị Tông tử. Trong Quan lễ: Chủ nhân là chỉ ông Tổ phụ (ông nội) của người được gia quan, là Tông tử kế tự ông Cao tông (cụ nội).Thậm chí, ngay cả khi ngƣời Tông tử cho phép ngƣời cha đƣợc đứng ra làm chủ nhân tự gia quan cho con mình, thì vai trò của Tông tử vẫn rất lớn: Nếu như người trong tộc được mệnh của Tông tử cho tự gia quan cho con mình thì bản chúc cũng vẫn để Tông tử làm chủ lễ, viết là: “(Được Tông tử) sai bảo ban con là
mỗ”. Cũng nhƣ vậy trong Hôn lễ, Nạp thái, việc kính cáo lên Tông tử, đƣợc sự chấp thuận từ vị này nhƣ đã nói ở trên là điều kiện tiên quyết khi bắt đầu thực hiện một công việc. Điều này không chỉ quan trọng đối với nhà trai, mà với gia tộc khi gả con gái đi cũng vậy:chủ nhân của nhà gái ra gặp mặt sứ giả. Sứ giả mặc đồ chỉnh tề đến nhà gái, nhà gái cũng là Tông tử đứng ra làm chủ hôn, mặc đồ chỉnh tề ra gặp mặt sứ giả. Nếu không phải là con gái của Tông tử thì cha của người gái ấy đứng ra bên phải của Tông tử, nếu là bậc tôn hơn Tông tử thì đứng nhích lên một chút, kém bậc hơn Tông tử thì lùi lại một chút.Trong Tang lễ, là lễ nghi có tính chất phức tạp và kéo dài nhất trong 4 lễ, ngƣời đứng ra gánh vác công việc này đƣợc quy định trong mục Lập tang chủ: Chủ nhân là Trưởng tử; nếu không có thì chọn Trưởng tôn thừa trọng (được kế nghiệp) để phụ trách phụng sự việc cúng điện.
Ngƣời Tông tử là ngƣời duy nhất có quyền hành kết nối với tổ tiên, cũng là ngƣời có quyền quyết định đối với các hoạt động lễ nghi trong gia tộc. Đây là hai mặt biểu hiện của quyền lực ngƣời đứng đầu gia tộc. Hoặc cũng có thể hiểu đây là tiến trình công việc đƣợc diễn ra trong gia tộc. Khi trong gia tộc, hoặc cá nhân nào
81
thuộc gia tộc có việc muốn tiến hành thì sẽ thông qua Tông tử để cáo yết lên Từ đƣờng, nó cũng tƣơng đƣơng với có đƣợc sự chấp thuận của ngƣời Tông tử cho tiến hành công việc. Khi công việc đƣợc diễn ra, ngƣời Tông tử một lần nữa lại là ngƣời có vị thế cao nhất trong việc thực thi. Đó có thể là việc ngƣời Tông tử trực tiếp đứng ra điều hành nghi lễ, cũng có thể là gián tiếp quản lý. Qua đó, tất cả tộc nhân đều phải dựa trên danh nghĩa của bậc Tông tử để tiến hành công việc.
3.2.3 Quyền điều hành nghi lễ và trách nhiệm của Tông tử đối với gia tộc
Tông tử thƣờng là ngƣời đứng ra làm chủ nhân trong các hoạt động từ tế lễ cho đến chủ trì công việc. Vì có vị trí cao nhất và quyền lực lớn nhất trong gia tộc, nên về mặt hình thức, Tông tử luôn là ngƣời đứng đầu trong vị trí đứng chịu lễ. Trật tự về đẳng cấp, thứ bậc của các thành viên trong gia tộc đƣợc thể hiện rõ rệt nhất trong các sinh hoạt nghi lễ nói chung. Khi các thành viên trong gia tộc tập hợp đầy đủ, việc phân chia vị trí đứng chính là sự thể hiện đẳng cấp phận vị. Cũng nhƣ việc phân chia tầng bậc quan lại theo phẩm trật, thì những thành viên gia tộc thuộc tầng lớp trên, tôn quý về thống hệ đích trƣởng và tuổi tác cao niên sẽ đứng ở những vị thế cao hơn so với những kẻ ty ấu. Trong chƣơng Thành phục thuộc thiên Tang lễ, Chu tử đƣa ra một mô hình để tang trong đó thống kê toàn bộ những đối tƣợng trong quan hệ cửu tộc – 9 đời. Chiều dọc của mối quan hệ này từ ông Cao tổ trở xuống đến cháu Huyền tôn bao gồm: Cao tổ, Tằng tổ, Tổ, Phụ, Kỷ, Tử, Tôn, Tằng tôn, Huyền tôn. Chiều ngang là mối quan hệ thân tộc đến ngũ đại xếp từ Tộc huynh đệ tỷ muội (Tam tòng huynh đệ tỷ muội), Tòng tổ huynh đệ tỷ muội (Tái tòng huynh đệ tỷ muội), Tòng phụ huynh đệ tỷ muội (Bá thúc phụ mẫu chi tử), Huynh đệ tỷ muội, tức là các anh chị em chắt chú chắt bác, cháu chú cháu bác, con chú con bác, anh chị em ruột cùng cha mẹ, và từ đó mở rộng ra các chiều đến cô dì chú bác; ông bà bác, bà cô; ông bà cụ họ, bà cô họ... Với mối quan hệ nhiều chiều nhƣ vậy, việc xác lập dòng đích thống và đƣa vị Tông tử lên nắm vai trò điều phối hoạt động trong thân tộc là biện pháp duy trì trật tự gia tộc tiêu biểu. Một biểu tƣợng cho trật tự hệ thống này là nghi tiết “Chủ nhân dĩ hạ vi vị” (Từ chủ nhân trở xuống đứng vào vị trí của mình) đƣợc thể hiện trong mọi hoạt động mang tính cộng đồng gia tộc.
82
Trong lễ gia quan, Chủ nhân chính là hiệu lệnh cho toàn gia tộc: Từ chủ nhân trở xuống đứng vào vị trí theo thứ tự. Từ chủ nhân trở xuống ăn mặc chỉnh tề ai nấy đứng vào chỗ của mình: Chủ nhân đi xuống từ thềm đông. Trong gia tộc, dẫu có ngƣời là bậc Tôn trƣởng hơn so với Chủ nhân và Chủ phụ thì cũng không đƣợc quyền đứng ra làm chủ lễ và thực thi các nghi thức lễ, duy chỉ có vị trí đứng là thể hiện sự tôn ty: Chủ nhân có mẹ thì đặc biệt đưa mẹ lên đứng phía trước chủ phụ, các thím vợ của chú, bác, các cô đứng kế ở phía sau. Chị dâu, em dâu, các chị, em gái đứng ở bên trái chủ phụ. Bậc trưởng bối vai lớn hơn chủ mẫu, chủ phụ thì đứng lùi lại một chút. Ta thấy rằng, tất cả các vị trí đứng của ngƣời tôn lần kẻ ty đều lấy chuẩn mực là vị trí của chủ nhân và chủ phụ, ở đây chính là Tông tử và bà chính phối của ngƣời ấy: ... ngày này chuyên chỉ cho vợ chồng con dòng đích trưởng làm chủ nhân, chủ phụ, và những vị là các cha, mẹ, anh chị của họ thì đặc biệt xếp ở các vị trí phía trước như vậy (Thông lễ - Từ đường).
Trong Tế lễ, Tông tử đứng ra làm chủ nhân, đồng thời cũng là ngƣời quán xuyến mọi việc trong lễ tế. Ta có thể xem xét cụ thể thông qua một lễ tế là Thời tế
nhƣ sau:
+ Chủ nhân làm lễ bói chọn ngày
+ Trước lễ ba ngày trai giới. Trước kì lễ ba ngày, chủ nhân dẫn dắt đám trượng phu trong nhà trai giới, chủ phụ cũng dẫn dắt đàn bà, phụ nữ trong nhà trai giới.
+ Trước lễ một ngày, bày biện thần vị, sắp xếp đồ lễ. Chủ nhân dẫn bọn trượng phu ăn mặc chỉnh tề, cho chấp sự rảy nước quét dọn nơi chính tẩm, lau chùi bàn ghế, sao cho sạch sẽ.
+ Đi xem xét con vật tế, lau sạch các đồ dùng để lễ, chuẩn bị cỗ lễ đầy đủ. Chủ nhân dẫn đám trượng phu ăn mặc chỉnh tề để xem xét con vật tế và coi sóc việc giết vật tế, chủ phụ dẫn đám đàn bà, phụ nữ mặc áo khoác dài đi lau dọn các đồ dùng để tế, lau sạch xoong nồi làm cỗ lễ, bày biện cỗ lễ dùng cho việc tế tự.
+ Hôm sau dạy từ mờ sáng, bày biện mâm rượu, rau quả. Từ chủ nhân trở xuống mặc đồ lễ chỉnh tề, cùng với người chấp sự bước vào nơi hành lễ tế
+ Khi trời sáng tỏ, bưng thần chủ các vị tổ tiên ra để vào vị trí lễ. Từ chủ nhân trở xuống, ai nấy mặc áo lễ chỉnh tề, rửa tay, lau khô, đi đến trước Từ đường….Chủ phụ đứng dưới thềm tây, đứng quay mặt sang hướng bắc.
83
+ Các lễ Tham thần, Giáng thần, Tam hiến, Hựu thực, Từ thần, Nạp chủ, Dọn cỗ lễ, Tuấn đều do chủ nhân và chủ phụ trực tiếp đảm nhiệm hoặc sắp xếp.
Có thể nói, mọi thành viên trong gia tộc đều là một phần của nghi tiết, đều có vai trò trong việc tiến hành và hoàn thiện lễ ấy. Thế nhƣng vị trí chủ chốt, quyết định việc thực thi lễ tế là ngƣời chủ lễ, ở đây là ngƣời Tông tử. Những việc nhƣ Chủ nhân, chủ phụ dẫn dắt đám trượng phu, phụ nữ trong gia tộc chuẩn bị cho lễ tế, hay việc hai vị này là những ngƣời có trách nhiệm tiến hành các nghi lễ với các lễ từ
Tham thần, Giáng thần, Tam hiến cho đến Nạp chủ,… dƣới sự trợ lễ của toàn thể gia tộc, đều thể hiện quyền điều hành cũng nhƣ vị trí trọng yếu của họ. Đồng nghĩa với quyền lực chi phối ấy, trách nhiệm của ngƣời Tông tử đối với gia tộc cũng vì thế mà luôn ở tinh thần cao nhất, quyết định sự hoàn thiện của nghi lễ.
Trách nhiệm đối với gia tộc của Tông tử đặc biệt thể hiện ở sự duy trì một gia tộc ổn định làm cơ sở để phát triển. Nó thể hiện ở việc duy trìTông pháp chế. Đó là sự phân biệt giữa dòng đích và dòng thứ, dòng Đại tông và dòng Tiểu tông. Sự phân định này càng chặt chẽ bao nhiêu thì vị thế của bậc Tông tử càng đƣợc nâng cao bấy nhiêu và ngƣợc lại.
Tông pháp chế và sự biện biệt dòng đích – thứ thể hiện đầu tiên ở quyền đƣợc thờ tự. Đối với dòng Đại tông và Tiểu tông, việc bày xếp bài vị thờ trong Từ đƣờng có khác nhau. Nếu là dòng Đại tông, tức là dòng đích trƣởng, đƣợc quyền thờ tự từ 4 đời trở xuống tức là thờ từ ông Cao tổ, đến Tằng tổ, Tổ và cha mình là Nễ. Nhƣng dòng Tiểu tông thì tùy theo là dòng Tiểu tông kế nối của ông Cao tổ, hay ông Tằng tổ, Tổ hoặc Nễ mà cách sắp xếp các vị đƣợc thờ trong Từ đƣờng khác nhau: Làm 4 cái trang thờ để dâng thần chủ của tiên tổ lên. Bên trong Từ đường, gần về phía trước 1 giá37 là 4 cái trang thờ, bên trong mỗi trang thờ đặt 1 cái đẳng (cái bàn). Từ dòng Đại tông cho đến dòng Tiểu tông kế nối của ông Cao tổ, thì ông Cao tổ đặt thờ ở bên mé tây, ông Tằng tổ đặt thờ nối theo,
37 Đơn vị đo: Từ nguyên: 《儀禮.少牢.餽食禮》: “主人獻祝” 《唐.賈公彦疏》: “言迫狹, 大夫士廟室也,皆兩下五架” 《Nghi lễ . Thiếu lao . Quỹ thực lễ 》: “Chủ nhân hiến chúc”, 《Đường . Giả Công Ngạn sớ》: “Ngôn bách hiệp, đại phu sĩ miếu thất dã, giai lưỡng hạ ngũ giá”: Chỉ khoảng cách giữa hai trụ trong nhà là 1 giá.
84
ông Tổ đặt theo tiếp, rồi đến cha đặt theo tiếp. Dòng Tiểu tông kế nối của ông Tằng tổ, thì không được tế ông Cao tổ, mà phải đặt một cái trang thờ không có thần chủ ở bên tây. Dòng Tiểu tông kế nối ông Tổ thì không được tế ông Tằng tổ mà phải đặt hai cái trang thờ không có thần chủ ở bên tây. Dòng tiểu tông kế cha mình thì không được thờ ông Tổ mà phải đặt ba cái trang thờ không có thần chủ ở bên tây. Nếu như dòng Đại tông chưa đủ số thờ thì cũng đặt 4 cái trang thờ không thần chủ ở đấy, như đối với dòng Tiểu tông.(Thông lễ - Từ đường).
Quy ƣớc ức chế dòng Tiểu tông trong việc thờ tự nhằm tránh sự tiếm vƣợt khỏi quyền kiểm soát của dòng đích trƣởng đối với toàn thể gia tộc lấy Từ đƣờng là biểu trƣng. Nó đồng thời cũng nêu cao trách nhiệm của ngƣời thuộc dòng Đại tông, đích thống, khẳng định vị trí chính thống không thể thay thế này. Đồng nghĩa với số bài vị đƣợc thờ trong Từ đƣờng là quyền đƣợc thực hiện lễ tế đối với những vị ấy:
Nếu không phải là Đích trưởng tử thì không dám tế cha. Nếu như ở chung nhà với Đích trưởng tử, thì sau khi chết, con cháu người ấy sẽ lập Từ đường ở khu nhà riêng của mình, lại tùy số đời nối kế mà lập trang thờ, đợi đến khi ra ở riêng nơi khác thì mới lập lại cho đủ chế độ. Nếu như sống khác nhà với Đích trưởng tử, thì chọn sẵn một miếng đất dựng nhà trai để ở, cách dựng cũng như làm Từ đường, để sau khi mất thì sẽ lấy đó làm Từ đường luôn.(Thông lễ - Từ đường). Trong Thông lễ, về việc tế lễ:Chuẩn lễ: “Cha mất thời mẹ già không dự việc tế lễ.” Lại nói: “Con dòng nhánh không tham gia tế lễ.”
Thứ nữa, trách nhiệm của ngƣời Tông tử cũng thể hiện ở mức độ thừa hành lễ. Những ngƣời ở vị trí kế thừa dòng đích bao giờ cũng chịu lễ trọng hơn so với những đối tƣợng khác. Quy định về việc để tang của Gia lễchia ra làm bốn bậc tang Chính phục, Nghĩa phục, Gia phục, Giáng phục38[36], quy định cho 5 bậc để tang ngũ phục của họ hàng thân thích trong vòng 9 đời. Trong đó, hai bậc tang nặng nhất ngoài việc đƣa đối tƣợng chịu tang là những ngƣời có quan hệ gần gũi nhất với ngƣời mất lên trên thì những ngƣời thuộc dòng đích trƣởng cũng đƣợc bổ sung vào.
38
Tang lễ bị ký (A.2227_ Viện Nghiên cứu Hán Nôm):Tang có bốn bậc là Chính phục, Nghĩa phục, Gia phục
và Giáng phục. Chính phục là cả tình và phần vị đề đáng để phục tang, nhƣ con phục tang cha mẹ bậc Trảm thôi vậy. Nghĩa phục là bản thân mình tuy không cùng sinh ra trong một huyết thống nhƣng chức phận thì giống nhau, phải dùng nghĩa mà phục tang, nhƣ con dâu phục tang cha mẹ chồng bậc Trảm thôi vậy. Gia phục là tuy không phải bậc tang mình phải chịu, nhƣng lễ chủ ở sự tiến, cho nên từ khinh tang mà theo trọng tang, nhƣ cháu đích tôn để tang cho ông bà nội vậy. Giáng phục, nếu xét theo tình thì không thể bớt đƣợc, nhƣng phận vị có phần kém hơn, cho nên từ trọng tang chuyển thành khinh tang, nhƣ con gái đã đi lấy chồng thì khi phục tang cha mẹ giáng xuống loại Cơ niên thôi. Con gái đã xuất giá phục tang ông bà, cụ kị hoặc anh em mình đƣợc thừa hậu của cha mẹ thì không giáng phục nữa
85
Các cháu nếu là đích tôn thừa trọng, con dâu là vợ chính phối của con đích, hay đối với bất kỳ ngƣời nào có vị tríkế hậu, tức là vị trí đích trƣởng nối dõi thì dẫu không ở bậc tang nặng cũng đƣợc đƣa lên hàng chịu tang cho tƣơng xứng với phận vị và trách nhiệm của mình:
+ Hàng Trảm thôi tam niên: Gia phục gồm có: Cháu đích tôn cha mất để tang cho ông nội, cũng như để tang cho ông cụ, kị mình được thừa trọng; Cha để tang cho Đích tử, người kế hậu