Quá trình lƣu truyền và phát triển trong lịch sử

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 30)

7. Kết cấu luận văn

1.3 Quá trình lƣu truyền và phát triển trong lịch sử

Đã có khá nhiều những nghiên cứu đƣa ra các hệ thống văn bản sách Gia lễ

đƣợc lƣu truyền kể từ khi cuốn sách xuất thế. Tùy vào cách thức phân loại hệ thống tƣ liệu, mà mỗi khảo cứu đƣa ra cách nhìn khác nhau. Có thể kể đến nhƣ những khảo cứu trong Chu tử toàn thư đã phân chia hệ thống văn bản theo số quyển, bao gồm bản 5 quyển, bản 7 quyển, bản 10 quyển, bản không phân quyển,.... Tác giả Lƣ Nhân Thục 卢仁俶trong Chu tử Gia lễ dữ Hàn Quốc chi Lễ học21朱子家礼与韓 国之礼学căn cứ vào những khảo cứu của các học giả đi trƣớc về vấn đề văn bản học tác phẩm Gia lễ của Chu Hy, lại chia hệ thống văn bản này thành hai mảng lớn là Hệ thống nguyên bản, và Hệ thống theo bản Gia lễ nghi tiết của Khâu Tuấn (Minh). Trong đó, hệ thống thống nguyên bản lại chia thành hai mảng Hệ thống văn bản đã thất lạc, và Hệ thống văn bản hiện tồn. Trong Luận văn Chu tử “Gia lễ”

nghiên cứu 朱子《家禮》研究 ngƣời viết Tôn Hoa 孫华 đã chia hệ thống sách

Gia lễ đƣợc in khắc theo thời kì: bản khắc thời Tống, bản khắc thời Nguyên, Minh. Và nhiều khảo cứu của những nhà nghiên cứu khác nhƣ Thúc Cảnh Nam 束景南,Thƣợng Sơn Xuân Bình 上山春平, Cao Sƣ Trọng Hoa 高师仲华,... là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu liệt kê ở trên. Dựa vào những thành quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin giới thiệu về những truyền bản tiêu biểu của sách Gia lễ tại Trung Quốc.

Những văn bản sách Gia lễ sớm nhất đƣợc biết cho đến nay hầu nhƣ đã không còn.

- Quyển Gia lễ khắc in sớm nhất đƣợc biết đến là bản in Ngũ Dƣơng – Quảng Châu 五羊–廣州 do Liệu Đức Minh 廖德明cho san hành vào năm Tống - Gia Định 嘉定 4 (1211), ngay sau khi Trần Thuần 陳淳có đƣợc cuốn sách này, và

29

cuốn sách đƣợc in để dùng vào việc dạy học. Việc này đã đƣợc Lý Phƣơng Tử nêu rõ trong Gia lễ phụ chú hậu tự22. Bản này hiện nay đã thất lạc.

- Tiếp theo sau bản in của Liệu Đức Minh, theo lời của Hoàng Cán 黃榦 trong

Thư Hối Am tiên sinh Gia lễ hậu書晦庵先生家禮後 thì Triệu Sƣ Thứ 趙師恕 khi làm chủ quản ở Hàng Châu 杭州 đã cho in sách này vào năm Tống - Gia Định 嘉定9 (1216). Bản này hiện nay không còn.

- Môn nhân của Chu tử là Dƣơng Phục 楊復 đã dựa trên bản in ở Ngũ Dƣơng để làm phụ chú, bản này cũng đƣợc cho in ở Quảng Châu năm Tống - Thuần Hựu nguyên niên (1241). Bản in năm 1241 hiện nay đã mất, tuy nhiên về sau có khá nhiều văn bản Gia lễ đƣợc in khắc dựa trên bản phụ chú này. Tiêu biểu là bản đƣợc Thƣợng Nhiêu Chu Phục 上饒周復 viết bạt và cho in san vào năm Tống - Thuần Hựu 5 (1245).

- Theo ghi chép trong Quận trai độc thư chí – Phụ chí郡齋讀書志 – 附志thì còn có một bản Gia lễ gồm 5 quyển do Triệu Sùng Tƣ cho khắc in ở Bình Hƣơng, không rõ năm in. Bản Gia lễ này có chép tự, bạt của các học giả đƣơng thời nhƣ Phan Thời Cử 潘時舉, Lý Đạo Truyền 李道傳, Hoàng Cán 黃幹, Liệu Đức Minh 廖德明, Trần Quang Tổ 陳光祖,tiếc rằng bản này cũng đã thất truyền.

- Ngoài ra còn một văn bản nữa do chính Trần Thuần cho khắc san ở Lâm Chƣơng 臨漳, không rõ năm in và hiện nay cũng đã thất lạc.

- Cho đến nay, văn bản sớm nhất hiện còn là bản Phụ chú của Dƣơng Phục gồm 5 quyển, có lời bạt của Chu Phục, in năm Tống – Thuần Hựu 5 (1245) đã nói ở trên. Theo lời bạt của Chu Phục, ta thấy văn bản này đã nhặt những phần phụ chú của Dƣơng Phục dọc theo toàn văn bản Gia lễ và đặt nó ra sau sách, nhằm mục đích “tránh gián đoạn bản thƣ của Văn Công”.

30

Theo khảo cứu trong Chu tử toàn thư thì bản Dƣơng Phục phụ chú, Chu Phục đề bạt đã qua tay ba đại gia tàng thƣ nhà Thanh trứ lục là Hoàng Phi Liệt

黃丕烈, Uông Thổ Chung 汪土鐘 và Dƣơng Thiệu Hòa 楊紹和, rồi đến Truyền Tăng Tƣơng 傳增湘,và hiện còn lƣu ở Thƣ viện Quốc gia, từ quyển 1 đến quyển 3 lại có phối thêm ảnh của thời Thanh vào. Cũng theo thống kê trong Hiệu điểm của

Chu tử toàn thư, nếu xét riêng bản chia 5 quyển, có khá nhiều bản in do các học giả đời sau làm đƣợc lƣu hành rộng rãi nhƣ:

+ Bản Phụ chú của Dƣơng Phục, hiện còn lƣu ở Thƣ viện Quốc gia, Thƣ viện Thƣợng Hải,...

+ Bản của Chuyết Tu Trai 拙修齋 in vào thời Thanh - Ung Chính 雍正 10 (1732)

+ Bản Tứ khố toàn thƣ 四庫全書, niên thời Thanh – Càn Long 乾隆 46 (1781) + Bản của Vọng Tam Ích Trai 望三益齋 san hành năm Đồng Trị 同治 4 (1865) + Bản của họ Hồng khắc Hồng thị công thiện đường tùng thư

洪氏公善堂叢書năm Quang Tự 光緒6 (1880)

+ Bản do Tƣ Hiền giảng xá 思賢講舍san khắc năm Quang Tự 光緒17 (1891) + ...

Càng về đời sau thì những văn bản Gia lễ càng không giữ nguyên trạng, thêm vào đó là những phần tăng bổ, bổ chú của các lễ học gia đời sau. Tiêu biểu có thể kể đến nhƣ:

- Văn công gia lễ tập chú文公家禮集注 san khắc thời Nguyên, đƣợc chia

thành 10 quyển nhỏ. Đầu sách đề là Môn nhân Tần Khê Dương Phục phụ chú, Hậu học Phục Hiên Lưu Cai Tôn tăng chú

門人秦溪楊復附注後學復軒劉垓孫增注. Bản này còn có lời bạt của Tra

Thận Hành 查慎行.Bản này có thêm nhiều đồ hình xen kẽ ngay trong chính văn của văn bản.

31

- Về sau, Lƣu Chƣơng dựa theo bản tăng chú của Lƣu Cai Tôn, phụ thêm phần bổ chú, làm thành sách Văn công tiên sinh gia lễ文公先生家禮 cho khắc in vào đời Minh. Nội dung cơ bản chia làm 5 quyển, đầu sách thêm 1 quyển Gia lễ đồ 家禮圖 , cuối sách thêm 1 quyển Thâm y khảo深衣考, tổng cộng là 7 quyển. Còn 1 bản đƣợc chia làm 10 quyển

Hai cuốn trên cơ bản vẫn đi theo bản Phụ chú của Dƣơng Phục và phát triển lên.

- Đến thời Nguyên, niên hiệu Chí Chính 至正 nguyên niên (1341), Hoàng Thụy Tiết 黃瑞節 làm sách Chu tử thành thư 朱子成書, tập hợp một số tác phẩm nổi tiếng của Chu Tử, trong đó có sách Gia lễ. Bản in sớm nhất hiện còn đƣợc nhắc đến là bản in thời Minh, niên hiệu Cảnh Thái 景泰 1 (1450).

Và nhiều văn bản Gia lễ khác, với khác biệt cơ bản là ở cách phân chia số quyển. Trong đó, truyền bản Gia lễ đƣợc cố định trong sách Tính lý đại toàn là một trong số những văn bản đƣợc nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc và đặc biệt là những nhà nghiên cứu Nhật Bản, Triều Tiên quan tâm vì tính chất phổ cập của nó trong khu vực những nƣớc đồng văn đƣơng thời.

Từ thời Minh trở về sau, với định hình trƣớc đó của văn bản Gia lễ, các nhà Lễ học liên tục cho ra đời những bộ sách xiền phát Gia lễ của Chu tử. Học giả Dƣơng Chí Cƣơng trong bài viết Minh Thanh thời đại Chu tử Gia lễ đích phổ cập dữ truyền bá23 đã nhận xét về các văn bản mở rộng này nhƣ sau: “Vào năm Thành Hóa (1464 – 1487) nhà Minh, Khâu Tuấn soạn Văn công gia lễ nghi tiết gồm có 6 quyển, đây là một bản chú thích cho Chu tử Gia lễ, có ảnh hƣởng rất lớn. Ngoài ra Thang Thích nhà Minh cũng soạn Văn công gia lễ hội thông, gồm 10 quyển, hiện còn lại bản khắc của Thang thị chấp trung đường năm Cảnh Thái nguyên niên (1450); Ngụy Đƣờng nhà Minh soạn Văn công gia lễ hội thành, gồm 8 quyển, hiện

23

Kinh học nghiên cứu tập san, kỳ 9, 10.2010, tr29-50, Cao Hùng sƣ phạm đại học Kinh học nghiên cứu sở

32

còn bản khắc năm Gia Tĩnh 36 (1557). Những bản chú thích, tăng san liên quan đến

Chu tử Gia lễ dƣới hai triều đại Minh – Thanh vô cùng nhiều, những biên soạn cùng kiểu xung quanh vấn đề Gia lễ hoặc “Tứ lễ” Quan, Hôn, Tang, Tế cũng vô số kể.” [66] Trong đó phải kể đến giá trị của bộ sách Văn công gia lễ nghi tiết, tác giả Lƣ Nhân Thục 卢仁俶đƣa ra nhận xét về sách này nhƣ sau: “Khâu Tuấn nhà Minh làm sách Gia lễ nghi tiết có 8 quyển, nội dung là nguyên bản cuốn Gia lễ và bổ sung thêm các phần tạp lục, nghi tiết, khảo chứng cùng với các lễ tục nhà Minh. Sau khi Gia lễ nghi tiết đƣợc san hành, sách này đã thay thế nguyên bản Văn công gia lễ và đƣợc phổ biến rộng rãi, thậm chí nguyên bản Gia lễ cũng hiếm còn thấy đƣợc lƣu hành nữa.” [60]. Càng về sau thì những sách về Gia lễ phỏng theo bộ Nghi tiếtcủa Khâu Tuấn càng đƣợc chuộng, có lẽ vì đây cũng là một mảnh đất màu mỡ để các học giả xiển phát kiến văn Lễ học vốn bản thân nó vừa sâu rộng lại thƣờng xuyên biến đổi.

Tuy nhiên không cần phải đến khi các nhà Lễ học sau này làm các sách phụ lục, bổ chú, tập chú, nghi tiết,... cho cuốn sách, mà ngay từ những bản in đầu tiên đã có sai lệch về văn bản mà học giả sau này đánh giá là “làm mất đi diện mạo ban đầu của sách Gia lễ”. Đây là nhận định của Thúc Cảnh Nam 束景南trong bài viết Chu

Hy Gia lễ chân ngụy khảo biện朱熹〈家礼〉真伪考辨 thông qua việc khảo sát

những ghi chép của các học trò Chu tử. Trần Thuần khi có đƣợc văn bản Gia lễ từ tay Chu Kính Chi đã có những đánh giá về nguyên bản sách này nhƣ sau:

Lúc bấy giờ chỉ có ngƣời con út của Tiên sinh là ngài Kính Chi giữ lại đƣợc một thiên Thời tế nghi, vẫn thƣờng dùng trong nhà...Đến năm Tân Mùi niên hiệu Gia Định, từ Nam Cung về có ghé qua Ôn Lăng, gặp ngài Kinh Chi đƣa ra cho xem cuốn sách Gia lễ....Sách chia làm 5 thiên, Thông lễ ở đầu tiên, rồi đến bốn lễQuan, Hôn, Tang, Tế xếp sau, trong mỗi thiên thì lại tùy theo việc mà phân thành các chƣơng, trong mỗi chƣơng lại phân chia thành các cƣơng mục... Trong sách này nhiều khi thấy những chỗ khuyết văn chƣa kịp bổ sung, nhƣng chỗ câu văn còn thất thoát chƣa đƣợc bù đắp, những chữ dùng sai chƣa đƣợc cải chính...24

[62]

24 是時只于先生之季子敬之傳得《時祭儀》一篇, 乃其家歲時所常按用者… 嘉定辛未, 自南宮回, 過溫陵, 值敬之倅郡, 出示《家禮》一編… 為篇有五, 通禮居一, 而冠 , 昏, 喪, 祭四禮次之,

33

Về cơ bản, diện mạo cuốn sách có 5 thiên xếp tuần tự theo thứ tự Thông lễ, Quan, lễ, Hôn lễ, Tang lễ, Tế lễ, và một đặc điểm không thể bỏ qua đó là sự thô sơ, thiếu chỉnh lí của văn bản. Trần Thuần trong Gia lễ bạt đã đƣa ra lời giải thích nhƣ sau:

“Tiên sinh làm ra sách này, đang mới ở mức định bản sơ thảo, thế nhƣng lại bị một tăng đồng lấy trộm mất. Đến khi Tiên sinh mất thì di thảo này mới xuất hiện, chẳng kíp đƣợc Tiên sinh chỉnh sửa, thế nên trong đó còn có những chỗ chƣa đƣợc định thuyết.”25

Chính vì hiện trạng trên mà các học giả về sau có những thay đổi, cải biến về mặt văn bản:

“Bản Ngũ Dƣơng ra đời đầu tiên, là văn bản có nhiều sai sót nhất.... Bản Dƣ Hàng khảo đính lại bản Ngũ Dƣơng, cái gọi là chƣơng Thời tế, chính là lấy phần nghi tiết trong nhà Tiên sinh vẫn dựa vào để tế bổ sung vào, thành ra định thuyết. Lại đƣa các phần Tham thần đặt lên trƣớc Giáng thần. Nay xét, bản Dƣ Hàng bổ sung thêm, đến nhƣ hai nghi tiết Đông chí, Lập xuân, trƣớc đây đã từng đƣợc đích tai nghe lời Tiên sinh dạy rằng hai tiết ấy giống nhƣ hai lễ tế Đế, Hợp nên không làm, nên bây giờ theo bản ý của Tiên sinh mà loại bỏ đi...”26

Trong nghiên cứu đã dẫn trên của Thúc Cảnh Nam, ông đƣa ra nhận xét: “Cảo bản Gia lễ mà Trần Thuần đƣợc xem chỉ phân thành các thiên chứ không chia thành quyển, cũng không thấy nói đến đồ hình. Bản sớm nhất còn lại đến nay là bản khắc đời Tống, có phân Thông lễ 1 quyển, Quan lễ 1 quyển, Hôn lễ 1 quyển, Tang lễ 5 quyển, Tế lễ 2 quyển, lại có thêm đồ hình, đƣơng nhiên là sách do hậu nhân làm. Đến bản khắc thời Nguyên lại trùng biên lại số quyển, trích phần Thâm y chế độ ra thành 1 quyển lấy tên là Thâm y khảo, lại đƣa các đồ hình ra lập riêng thành 1 quyển, làm mất đi hoàn toàn diện mạo cũ của sách. Nội dung thậm chí cũng có chỗ thêm bớt cải biến...”

于篇之內各隨事分章,于章之中又各分綱目…其間亦尚有闕文而未及補,脫句而未及填與訛舛字之未獲 正者, 或多見之.... 25家禮跋: “先生…別為是書…方尔草定, 即為僧童窃去. 至先生沒, 而後遺編始出, 不及先生一修, 其間猶有未定之說.” 26 家禮跋:“五羊本先出, 最多訛舛 ... 余杭本再就五羊本為之考訂, 所謂時祭一章, 乃取先生家歲時常用之儀入之,惟此為定說, 并栘其諸參神在降神之前. 今按, 余杭本復精加校, 至如冬至, 立春二儀, 向嘗親聞先生語, 以為似禘祫而不舉, 今本先生意刪去...”

34

1.3.2 Sựảnh hƣởng của Gia lễ trong khu vực Đông Á

Gia lễ của Chu Hy ở Trung Quốc có ảnh hƣởng to lớn về văn hóa, tƣ tƣởng, chính trị, phong tục tập quán của toàn xã hội. Không chỉ ngừng lại ở tầm ảnh hƣởng tại Trung Quốc, mà về sau, cùng với sự truyền bá của Chu tử học đến các nƣớc đồng văn trong khu vực nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam, cuốn sách này cũng ngày càng khẳng định đƣợc địa vị của mình.

Tại Nhật Bản, từ trƣớc thời Tống, vào khoảng giai đoạn Hán – Đƣờng, giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã có sự giao lƣu và trao đổi học thuật. Truyền thống này kéo dài hàng mấy thế kỷ, cùng với đó là hàng loạt những đoàn trí thức Nhật Bản, Trung Quốc lần lƣợt đi về giữa hai nƣớc để nhằm du nhập và truyền bá tƣ tƣởng cũng nhƣ văn hóa Hoa Hạ. Theo học giả 馮儁熙 [78]chỉ ra rằng, đến thời Nam Tống, những đoàn tăng lữ đƣợc cử sang Trung Quốc học tập về Tịnh độ tông và Thiền tông, đồng thời đã thu nhận những kiến thức về Chu tử học. Từ đây, cùng với sự tiếp nhận chủ động của các Thiền tăng trên tinh thần kết hợp Nho - Phật, Chu tử học bắt đầu có những bƣớc thâm nhập và phát triển tại Nhật Bản. Đặc điểm của Chu tử học tại Nhật Bản vào thời kỳ đầu là sự phối kết hợp với Phật giáo, đƣợc giới tăng lữ nghiên cứu, giảng tập và phát huy thành quả. Vào thời Edo, Phật giáo suy thoái, Chu tử học trở nên hƣng thịnh và đƣợc nhà Mạc Phủ (Bakufu) lấy làm quan học, là đại biểu cho giai tầng nắm quyền trong hệ thống chính trị lúc bấy giờ, và bắt đầu phát sinh những học phái độc lập về Chu tử học. Có thể coi Nho học ở Nhật Bản chủ yếu là Chu tử học, về sau có thêm học phái về Cổ học và Dƣơng Minh học, nhƣng chỉ là tƣ học không mang tính chính thống. Cùng với sự phát triển và địa vị to lớn của Chu tử học, tác phẩm Gia lễ cũng có những ảnh hƣởng nhất định ở Nhật Bản. Học giả Trì Điền Ôn 池田溫 (Ikeda On) khi đề cập đến sự phổ cập của Văn công Gia lễ tại Đông Á đã đƣa ra những thống kê và nhận xét về lƣợng sách Gia lễ

tại Nhật Bản. Trong đó ông nhận định rằng: Giáo học chi phối Nhật Bản cận đại vào giai đoạn thời đại Đức Xuyên (Edo) chính là Chu tử học, cho nên những trứ tác của Chu tử cũng được xuất bản rất nhiều.... ngoại trừ Tứ thư tập chú..., sách liên

35

quan đến Tiểu học chiếm đa số, thứ đến là Cận tư lục, thứ nữa là Gia lễ. Ngoài những san bản của sách Gia lễ, các học giả Nhật Bản cũng có nhiều thành quả trong mảng gia lễ, thể hiện ở lƣợng trƣớc tác về gia lễ của họ: Gia lễ sao lược 家禮抄略 của 稻葉正信, Gia lễ tang lễ sao 家禮喪禮鈔, Văn công gia lễ thông khảo, 文公家禮通考của 室直清,Gia lễ nghi tiết khảo 家禮儀節考của 新井君美, Gia

lễ bút ký 家禮筆記, Gia lễ huấn mông sớ 家禮訓蒙疏của 若林進居, Gia lễ chư

đồ khảo 家禮諸圖考, Gia lễ giảng nghĩa 家禮講義. Chu tử gia lễ bút ký

朱子家禮筆記, Chu văn công gia lễ tang lễ lược tư chú 朱文公家禮喪禮略私注,

Văn công gia lễ nghi tiết chính ngộ 文公家禮儀節正誤của 彥豬飼博,...

Cũng nhƣ Nhật Bản, Triều Tiên tiếp nhận Gia lễ của Chu Hy thông qua tiếp

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 30)