Đối tƣợng và sự phân tầng đối tƣợng trong tác phẩm Gia lễ

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 69)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2 Đối tƣợng và sự phân tầng đối tƣợng trong tác phẩm Gia lễ

68

Về đối tƣợng hƣớng đến của Gia lễ rất rõ ràng, trong lời tựa ở đầu sách, Chu tử khi đề cập đến hiện trạng thực hành Lễ học đƣơng thời cũng đã có nói đến: “... kể cả bậc sỹ có chí hiếu Lễ, vẫn có kẻ không thể giơ cao được cái điều cốt yếu, thì khi dùng với những người nghèo không thể theo Lễ cho đủ được, lại càng e rốt cục họ chẳng biết lấy gì mà theo kịp Lễ đó”. Qua đây, có thể thấy rằng, Gia lễlà cuốn sách áp dụng cho đối tƣợng từ “bậc sỹ” trở xuống. Hay nói cách khác, sách Gia lễ sử dụng quy chuẩn là hệ thống lễ chế dành cho giai tầng kẻ sỹ trong xã hội, và áp dụng với cả đối tƣợng là giai tầng bình dân.

Chính vì vậy, đối tƣợng là gia tộc của các sỹ phu đƣợc đặt lên hàng đầu, thứ nhất đây là giai tầng đƣợc hƣởng sự giáo dục hoàn thiện, họ có thể nắm giữ những địa vị từ thấp đến cao trong bộ máy chính trị nhà nƣớc nhƣ quan lại các cấp hoặc không, và đây cũng thƣờng là bộ phận có cơ sở kinh tế thuộc tầng lớp trung lƣu trong xã hội. Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập đến lễ chế đối với đối tƣợng bần lũ giả, tức là những gia tộc không có cơ sở kinh tế vững chắc đủ để có thể áp dụng một cách hoàn chỉnh và chính xác hệ thống lễ chế nêu trên. Thực chất vẫn có sự phân cấp nhất định giữa “bậc sỹ có chí hiếu Lễ” “những người nghèo không thể theo Lễ cho đủ được”

Trƣớc hết, phải nhận định rằng, cơ sở kinh tế là điều kiện quan trọng trong việc thiết lập các nghi tiết của Gia lễ. Với nền tảng kinh tế nhƣ thế nào thì hệ thống nghi tiết sẽ đƣợc thiết lập nhƣ thế ấy. Nó quy định mức độ long trọng, khả năng thực thi của nghi lễ, đồng thời, nó cũng là cơ sở cho việc phân tầng đối tƣợng thực hành lễ. Thực chất của sự phân tầng này vốn không phải nhằm để định vị giai cấp trong xã hội, hoặc là công việc áp chế tầng lớp dƣới của bộ phận bình dân thực hành lễ nhƣ ở giai đoạn sớm của Lễ học. Công việc này nhằm hƣớng đến sự hoàn thiện trong ý thức sử dụng lễ và sự hợp lý trong chính bộ phận Lễ nghi ấy khi đang ngày đƣợc áp dụng một cách rộng rãi. Nhƣng ngƣợc lại, nếu nhƣ chỉ phân tầng đơn giản là “Lễ nghi dành cho tầng lớp sỹ thứ” thì tầng lớp này chiếm quảng đại đa số những ngƣời thực hành lễ trong xã hội. Với một số lƣợng đông đảo nhƣ vậy, sự nhất thống trong lễ chế vừa hữu ích nhƣng lại cũng mang nhiều bất cập. Điều hữu ích thì chính

69

bản thân Chu tử cũng đã nhận định rằng: “Từ thời Tam Đại đã có Lễ Kinh rất đầy đủ rồi. Thế nhưng, tồn tại có đến ngày nay, thì những chế độ về cung lư khí phục, những môn về xuất nhập đứng ngồi, đều đã không còn hợp với đời nữa. Người quân tử ở đời, tuy có khi châm chước đến sự thay đổi cổ - kim, mà xây dựng các pháp độ theo thời, thế mà vẫn có chỗ rõ chỗ không; chẳng biết chất chính nghi ngờ vào đâu.” Một thứ Lễ học cơ bản đƣợc chuẩn hóa khiến cho việc thực hành lễ trở nên rõ ràng và nhất quán, đặc biệt là trong bối cảnh đƣơng thời, khi thậm chí những học giả về lễ cũng đang lúng túng trong việc vận dụng nó31. Tuy nhiên, đối tƣợng thực hành đông đảo và đa dạng khiến cho việc áp dụng thiếu linh hoạt một mẫu hình duy nhất sẽ khiến cho cục diện thực hành lễ còn trở nên khó khăn và càng lúng túng hơn. Đôi khi nó còn đi ngƣợc lại với mục đích khôi vựng phong hóa dân gian. Chính vì vậy,

Gia lễ ngoài việc thiết lập một mô hình Gia lễchuẩn mực, cũng đã chú ý đến việc vận dụng mô hình đó đối với từng đối tƣợng cụ thể.

Ngay trong thiên đầu tiên, trong chƣơng Từ đường, tiểu chú về việc xây dựng Từ đƣờng có lƣu ý nhƣ sau:

Cách dựng Từ đường: có 3 gian, bên ngoài là cửa Trung môn, ngoài Trung môn là hai bậc thềm, đều là bậc tam cấp, bậc phía đông là thềm đông, phía tây là thềm tây. Dưới bậc thềm thì tùy đất rộng hẹp mà lợp mái (xây nhà) che đi, và đủ rộng sao cho có thể chứa hết người trong gia môn đứng xếp hàng hành lễ. Xây kho để các đồ như di thư, quần áo, vật phẩm, kho đồ tế khí cho đến thần trù đặt ở phía bên trái. Xây tường thấp vây lấy xung quanh, làm riêng một cửa Ngoại môn, thường thì đóng cửa ấy vào. Nếu như nhà nghèo, đất hẹp, thì chỉ xây một gian nhà, không dựng phòng kho mà đặt hai cái hòm ở dưới vách hai bên trái, phải, bên phải thì đặt hòm cất di thư, đồ quần áo, vật phẩm, bên trái thì đặt hòm cất các đồ tế khí, như thế cũng được rồi. Chính tẩm (Gian nhà chính) gọi là Tiền đường (Nhà lớn phía trước). Đất nhỏ hẹp thì để ở bên đông của Sảnh sự cũng được.32

Đây là quy chế giản tiện trong xây dựng Từ đƣờng đối với những gia tộc không khá giả về mặt kinh tế. Nó hoàn toàn không phải là hành vi buông theo thế tục mà thực thi. Tuy là giản tiện cho phù hợp với từng đối tƣợng nhƣng nghi tiết

31

Xem ở chƣơng 1

32

Chữ Hán và Phiên âm của những trích dẫn lấy từ nội dung sách Gia lễ, xin xem phần Phụ lục của luận văn này

70

này vẫn đảm bảo hoàn toàn về mặt lễ ý. Đối với việc xây dựng cơ nghiệp của một gia tộc, việc đầu tiên và cũng quan trọng nhất chính là dựng gian Từ đƣờng để phục vụ cho việc thờ cúng tổ tiên, đồng thời cũng là biểu tƣợng cho trật tự gia tộc từ trên xuống dƣới, là mẫu hình cho việc nối kế các đời duy trì tinh hoa và truyền thống của gia tộc. Vậy nên, việc thiết lập Từ đƣờng là điều tất yếu, dù quy mô của nó có thể tùy theo gia cảnh của từng gia tộc mà khang trang hoặc nhỏ hẹp.

Đƣơng nhiên, một tƣ tƣởng lớn có khả năng tác động làm biến đổi Nghi lễ vốn đƣợc thực thì rất nghiêm cẩn nhƣ thế không thể là sự bộc phát hình thành mang tính thời điểm. Với thành quả đƣa nội hàm Nhân vào trong Lễ, bản thân việc thực hành Lễ của Khổng tử đã mở ra tiền đề cho sự vận dụng linh hoạt Lễ nghi này. Trong việc Trị táng, tức là việc chọn đất, chuẩn bị quan quách, khí cụ cho việc mai táng ngƣời đã khuất, Gia lễ tán thành ý kiến của Tƣ Mã Nghi khi dẫn lời của Khổng tử rằng:

Có người hỏi rằng: “Gia cảnh nghèo hèn, quê lại xa xôi, không thể đưa về quê an táng thì phải làm sao?” Công bèn trả lời: “Tử Du hỏi Khổng tử về các tiêu chuẩn trong việc chuẩn bị các đồ lễ của Tang lễ, Khổng tử trả lời rằng: “Cứ theo như gia kế giàu nghèo thế nào mà chuẩn bị là được.” Tử Du lại hỏi: “Tùy theo gia kế giàu nghèo ra sao mà chuẩn bị thì làm sao có thể theo cho đúng lễ được?” Khổng tử trả lời: “Nhà có của, cũng chỉ chuẩn bị đồ lễ sao cho đầy đủ, chứ không cốt chuẩn bị cho được phù hoa vượt quá những tiêu chuẩn trong lễ quy định; Còn như nhà nghèo khó, chỉ cần chuẩn bị đồ khâm liệm đủ để che được hình hài người quá cố, rồi thì đem chôn cất, lại tự mình giằng dây hạ huyệt cho quan, (như thế đã là tận lực rồi) há còn có người nào trách cứ rằng mình lỗi lễ sao?”

Lễ là thứ nhất định phải theo, nhƣng sẽ đƣợc tuân thủ với những mức độ khác nhau. Trong tiết sau khi hạ huyệt trong Tang lễ, Chủ nhân sẽ đƣa lụa tặng phủ lên quan trƣớc khi lấp đất đắp mộ, quy định nhƣ sau:

Chủ nhân tặng, tặng 6 tấm lụa huyền, 4 tấm lụa huân, mỗi tấm dài một trượng tám thước, chủ nhân bưng đến đặt ở bên cạnh cữu, dập trán vái hai vái. Những người đứng ở chỗ của mình ai nấy khóc lóc hết sức bi ai. Nhà nghèo khó hoặc không thể chuẩn bị đủ số lượng lụa trên, thì mỗi loại một tấm cũng được.

71

Tuy rằng có quan tâm đến thực tế hoạt động thực hành lễ dựa trên cơ sở kinh tế của các đối tƣợng, nhƣng mật độ đề cập đến hiện trạng này trong sách Gia lễ vẫn còn quá thƣa thớt. Đối tƣợng hƣớng đến chủ yếu vẫn là những gia tộc lớn thuộc tầng lớp trung lƣu trở lên trong xã hội. Điều này đƣợc thể hiện qua nội dung cụ thể của từng nghi lễ, đặc biệt phải kể đến là Tang lễ. Việc cƣ tang trong 3 năm, và những nghi thức phải thực hiện trong 3 tháng đầu trƣớc khi chôn cất ngƣời đã khuất khá phức tạp. Ngoài việc phải chuẩn bị vật phẩm tốn kém, thì gần nhƣ mọi hoạt động của những ngƣời cƣ tang trong giai đoạn này đều ngƣng trệ và chỉ xoay quanh các nghi thức chịu tang mà thôi. Việc các gia tộc thu hẹp lại cả về quy mô lẫn tiềm lực kinh tế vì thế cũng quyết định đến khả năng thực hành lễ của họ.

Ngoài sự phân tầng đối tƣợng theo cơ sở kinh tế thìGia lễcũng khá chú trọng đến những đối tƣợng là tầng lớp quan lại trong xã hội. Hầu hết các nghi tiết đều đề cập trƣớc nhất đến những ngƣời có giữ chức quan trong bộ máy nhà nƣớc phong kiến. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất trong các lời chúccáocùng với các trạng, sớ,

hoặc trong những quy định về danh xƣng, bài vị,.... Đối tƣợng là dân thƣờng, ngƣời không có tƣớc phẩm gì đƣợc phụ chú thêm vào ở phía sau:

Thiên Thông lễ, chƣơng Từ đường, trong mục quy định Có việc gì tất phải cáo lên với tổ tiên liệt kê chúc văn kính cáo tổ tiên của hai việc cơ bản nhất đối với gia tộc là việc có ngƣời đƣợc phong quan hoặc biếm chức và trong nhà sinh đƣợc con trai nối dõi dòng đích trƣởng. Thành đạt trong sự nghiệp là đạo mục dương danh hiển thân thể hiện chữ hiếu của con cái đối với tổ tiên. Với quy định trên, chứng tỏ sách Gia lễcoi trọng mô hình kẻ sĩ đặt mục tiêu “nhập thế tòng chính” trong công cuộc tu đạo của mình. Và đây cũng là đối tƣợng đƣợc cân nhắc hàng đầu nhƣ đã nói ở trên

- Hôn lễ:

+ Trong lời cáo lên Từ đƣờng của nhà trai xin đi làm lễ Nạp thái, lời chúc nhấn mạnh rằng: “Nay đã bàn chuyện hôn thú với nữ tử của vị họ tên là mỗ, giữ chức quan mỗ

72

gia ân đến ông nhà tôi là ông mỗ, giữ chức quan mỗ của nhà tôi...”. Lời cáo lên Từ đƣờng của nhà gái: “Con gái ... tuổi đã trưởng thành, đã hứa gả cho con trai của ông mỗ, giữ chức quan mỗ ở quận mỗ”

+ Trong lễ Thân nghênh, nhà trai kính cáo ở Từ đƣờng gia tộc nhà mình trƣớc khi đi đón cô dâu rằng: “Con của con là mỗ ... hôm nay sắp làm lễ Thân nghênh với nhà ông

mỗ, giữ chức quan mỗ ở quận mỗ.” Nhà gái trƣớc khi cho con xuất giá cũng cáo lên Từ đƣờng rằng: “Con gái ... hôm nay sắp về nhà chồng là nhà ông mỗ, giữ chức quan mỗ ở quận

mỗ

- Tang lễ:

+ Lập Minh tinh, đề: Lấy lụa đỏ làm Minh tinh, để chiều rộng hết một khổ vải... Viết dòng chữ: “Mỗ quan mỗ công chi cữu” (Linh cữu của mỗ quan mỗ công). Nếu không có chức quan gì thì tùy theo danh xưng lúc sinh thời mà viết.

+ Khi đến điếu tang: Ghi đầy đủ tên tuổi để thông báo tính danh cho biết: Cả chủ nhân và khách đến viếng đều có quan tước, thì dùng môn trạng, không có thì chỉ dùng danh chỉ. Khách viếng thì thƣa rằng “Chẳng ngờ nhà gặp hung biến, mỗ thân mỗ quan hốt nhiên nằm

xuống...”Đối với những ngƣời có vị thế phẩm trật khác nhau, việc biểu đạt trong lời

điếu thăm cũng khác nhau:Nếu như người mất là vị có quan tước thuộc hàng tôn quý, thì phải dùng từ hoăng thệ33, ít tôn quý hơn một chút thì dùng từ tổn quán; Người sống chịu tang là người có quan tước thuộc hàng tôn quý thì phải dùng câu hốt bỏ vinh dƣỡng34; Cả người mất lần người sống đều không có quan tước gì thì dùng chữ sắc dƣỡng35.

33

Từ vua chƣ hầu khi mất thì dùng từ “hoăng”

34《晋书·文苑传·赵至》:“﹝至﹞闻父耕叱牛声,投书而泣。师怪问之,至曰:„我小未能荣养,使

老父不免勤苦。‟

Tấn thư – Văn Phạm truyện – Triệu Chí: “(Chí) nghe thấy tiếng cha đang vừa cày ruộng vừa mắng con trâu, bèn vứt sách xuống mà khóc, thày dạy lấy làm lạ bèn hỏi cớ sự, Chi nói: “Con còn nhỏ chƣa thể nuôi dƣỡng cha mẹ, để cho cha già còn phải vất vả khổ cực thế kia.”

35《论语·为政》:“ 子游问孝。子曰:„今之孝者,是谓能养。‟…… 子夏问孝。子曰:„色难。‟” 朱

熹集注:“色难,谓事亲之际,惟色为难也。”

Sách Luận ngữ, thiên Vi chính: “Tử Du hỏi về đức Hiếu, Khổng tử dạy rằng: “Đức hiếu ngày nay là có thể nuôi dƣỡng cha mẹ, ….” “Tử Hạ hỏi về đức Hiếu, Khổng tử dạy rằng: “Giữ cho thái độ luôn đƣợc ôn hòa, thuận tòng là khó.” Chu Hy tập chú: “Giữ cho thái độ luôn đƣợc ôn hòa, thuận tòng, là nói khi phụng sự cha mẹ, duy có việc giữ cho thái độ của mình luôn đƣợc hiếu thuận mới là khó” Ở đây dùng từ sắc nan để chỉ việc hiếu, tang sự.

73

+ Trong mục Trị táng, trong lời chúc cáo lên lễ thần Hậu thổ cũng nêu rõ:

Hôm nay ngày, tháng, năm, con là mỗ quan tên họ là mỗ, dám xin kính cáo với thần Hậu thổ thị rằng, nay con đã dựng xong mồ mả cho mỗ quan tên họ là mỗ...”.Khi khắc bia mộ, cũng phải

ghi rõ chức danh quan tƣớc: “Dùng hai tấm đá, một tấm để làm lọng khắc dòng chữ “Mộ của

mỗ quan, mỗ công nhà Tống”, nếu người mất không có quan tước gì thì khắc tên tự vào “Mỗ

quân, mỗ phủ”. Một tấm nữa dùng để làm đáy, khắc dòng chữ “Mộ của mỗ quan, mỗ công nhà Tống tên húy là mỗ, tự là mỗ, người ở huyện mỗ, châu mỗ; cha tên húy là mỗ, làm đến chức quan

mỗ, mẹ là thị mỗ, phong mỗ; sinh ngày, tháng, năm mỗ; Liệt kê những chức quan đã từng đổi qua; mất vào ngày, tháng năm mỗ; ngày, tháng, năm mỗ táng tại xứ mỗ, làng mỗ, hương mỗ; lấy vợ là con gái nhà mỗ; con trai là mỗ làm chức quan mỗ; con gái lấy chồng là mỗ làm chức quan mỗ.” Nếu người mất là đàn bà, chồng vẫn còn thì trên lọng viết dòng chữ: “Mộ của bà tên tuổi là mỗ

phong, mỗ thị, chức quan mỗ nhà Tống” Nếu như không được phong ghì thì đổi viết thành “vợ”, chồng không có quan tước gì thì viết tên họ của chồng ra; Nếu chồng đã mất thì viết là “Bà mỗ, phong mỗ nhà ông mỗ, giữ chức quan mỗ”, chồng không quan tước gì thì viết là “Bà mỗ, là vợ mỗ

quân, mỗ phủ”.Việc đề Thần chủ cũng nhƣ thế: “là cha thì viết là “Tống cố mỗ quan, mỗ công tên húy là mỗ, tên tự là mỗ, đệ kỷ thần chủ” Phấn diện thì đề là “Hoàng khảo mỗ quan, phong thụy mỗ phủ quân thần chủ”, ở phía dưới bên trái thì viết “Hiếu từ là mỗ phụng tự”; Là mẹ thì viết là “Tống cố mỗ phong, mỗ thị, húy là mỗ, tự là mỗ, đệ kỷ thần chủ”, phấn diện đề là “Hoàng tỷ mỗ phong, mỗ thị thần chủ”, ở bên dưới cũng đề như của thần chủ của cha. Nếu như không có quan phong gì thì viết tên gọi lúc sinh thời”,...

+ Trong các lời cáo của con cái đối với vong linh ngƣời đã khuất cũng rất chú trọng nêu rõ quan tƣớc của cha ông. Trong lễ Đạm tế, khi cáo chọn ngày làm lễ:

“Mỗ vào ngày mỗ tháng sau sẽ kính tiến làm lễ Đạm cho Tiên khảo là mỗ quan phủ quân, kính hưởng”, “Hiếu tử là mỗ, vào ngày mỗ tháng tới đây, kính tiến làm lễ Đạm cho Tiên khảo mỗ quan phủ quân, nay đã bói chọn được ngày đẹp, cảm cáo!”.

+ Đặc biệt là trong các sớ, trạng thăm viếng, an ủi, tùy vào địa vị của đối phƣơng cao, thấp hay ngang bằng với bản thân mà cách thức biên thƣ sẽ khác đi. Lời văn đƣợc sử dụng trong sớ, trạng ấy cũng thay đổi.

Một phần của tài liệu Giới thiệu tác phẩm Gia lễ của Chu Hy (Trang 69)